Tỉ trọng các ngành trong giai đoạn 2015-2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 40 - 46)

Đơn vị: %

Công nghiệp - Xây dựng 42,70 39,25

Thương mại - Dịch vụ 57,30 60,75

(Nguồn: Báo cáo phát triển KTXH quận Thanh Xuân) c. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo Tổng điều tra dân số năm 2020, dân số của quận là 235.791 người, trong đó nữ giới là 117.836 người chiếm 49.97%, nam chiếm 50.03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong vòng 5 năm là 1.05%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1.44%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83%. Dân số của quận tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuông dưới 1%/năm, số hộ thoát nghèo đạt bình quân 78 hộ/năm. Thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23.886 lao động, bình quân hàng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

d. Thực trạng phát triển đô thị

So với các quận của Hà Nội, thực trạng phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng quận Thanh Xuân đã có bước phát triển mạnh, tiến bộ. Do quận Thanh Xuân nằm ở trục phía Tây Nam của thủ đô có vị trí địa lý khá thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, hiện tại có nhiều dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn các phường đã mang sắc thái mới cho diện mạo đô thị của quận. Trên địa bàn đã hình thành các trung tâm thương mại hiện đại và một số khu đô thị mới hình thành giúp thay đổi bộ mặt của quận theo hướng hiện đại hóa. Quận Thanh Xuân hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Trong những năm qua cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh.

e. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, trên địa bàn đã hình thành các khu công nghiệp, trung tâm thương mại hiện đại. Một số khu đô thị mới hình thành giúp thay đổi bộ mặt của quận theo hướng hiện đại hóa. Thanh Xuân hiện đang là địa

chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng luôn được giữ vững. Trong linh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kế hoạch như dịch vụ y tế tăng cao, tỷ lệ các hộ dân được sử dụng nước sạch tăng nhanh.

Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường Vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Lê Văn Lương. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nối liền giữa các trục giao thông chính, giữa các phường trong toàn quận và các quận, huyện giáp ranh.

Trên địa bàn quận đang triển khai các dự án: Cải tạo mở rộng theo quy hoạch phố Vũ Trọng Phụng và chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, đường Tôn Thất Tùng kéo dài...

3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất tại quận Thanh Xuân

3.1.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó được thực hiện một cách nghiêm túc trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản lý nhà nước về đất đai. Nó thể hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta đồng thời hệ thống văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Ngoài các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013, các văn bản quy phạm pháp luật đất đai của UBND thành phố Hà Nội, UBND Quận Thanh Xuân luôn thực hiện nghiêm túc.

Trong các nghị quyết của ban chấp hành Đảng ủy, các nghị quyết về các nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH hàng năm của Hội đồng nhân dân quận luôn có những nội dung đề cập đến công tác quản lý đất đai như: việc giao chỉ tiêu kế hoạch cấp GCN, thực hiện công tác đánh số, gắn biển số nhà cho các hộ dân trên địa bàn quận, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng… Nhìn chung việc ban hành và thực hiện các văn bản về tổ chức, quản lý và sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế của quận, góp phần quan trọng triển khai nhiệm

vụ QLNN về đất đai, giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, không có hiện tượng các văn bản được ban hành mà không được thực hiện.

UBND quận Thanh Xuân thực hiện lập mới hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo hệ tọa độ VN-2000 tại khu vực, đúng theo bản đồ địa giới hành chính 364 theo đó diện tích tự nhiên toàn quận là 908.97 ha. Các loại hồ sơ về địa giới hành chính của quận, các phường đều được lưu trữ, quản lý cả ở dạng giấy và dạng số hóa để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng các loại hồ sơ, tư liệu đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận được lập ở tỷ lệ 1/5000 trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất và số liệu báo cáo tổng kiểm kê của 11 phường thuộc quận. Bản đồ hiện trạng được lập trên cơ sở bản đồ điều tra khoanh vẽ từ bản đồ nền địa chính, điều tra đối soát trên từng khoanh đất thực địa, thống nhất với các hồ sơ, tài liệu có liên quan.

Lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất: thực hiện kiểm kê đất đai 2019 quận Thanh Xuân đã chỉnh lý hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất các phường thuộc quận tỷ lệ 1:5000. Bản đồ lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000.

Việc hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính tạo ra căn cứ pháp lý cho việc quản lý sử dụng dất làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quận. Tuy vẫn có hạn chế song cũng phải nói rằng công tác đo đạc, thành lập bản đồ đã được UBND thành phố quan tâm và tổ chức thực hiện chặt chẽ, xây dựng bản đồ với độ chính xác ngày càng cao. Hầu hết các bản đồ đã được chuyển và lưu trữ ở dạng số thuận lợi hơn cho công tác lưu trữ và xử lý thông tin khi có biến động về đất đai.

Các dự án công trình được xây dựng theo quy hoạch tạo nên một diện mạo đô thị hiện đại, sạch đẹp, mang tầm quốc gia như quy hoạch đường vành đai 2 tuyến Trường Chinh – Minh Khai, đường sắt trên cao tuyến Hà Đông – Ngã Tư Sở, dự án xây dựng trạm điện 220KV,… Ngoài ra một số dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu vui chơi công cộng, khu công viên cây xanh cũng được đưa vào sử dụng như hồ điều hòa Hạ Đình, công viên Nhân Chính,…

Từ khi thành lập cơ quan này trợ giúp UBND quận trong công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn quận. Trong những năm qua, Ban bồi thường phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi

trường quận Thanh Xuân thực hiện giải phòng mặt bằng cho nhiều dự án đầu tư công trình, dự án giao thông trọng điểm quốc gia như tuyến đường Trường Chinh, đường Vành Đai 2, đường Lê Văn Lương kéo dài,… góp phần cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm 2020, quận Thanh Xuân lập kế hoạch tiến hành thu hồi đất của 8 quận với tổng diện tích thu hồi là 33,08 ha với tổng số tiền bồi thường là 572,1413 tỷ đồng.

Hồ sơ địa chính là hệ thống bản đồ, sổ sách chứa đựng thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ, đăng ký ban đầu, đăng kí biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc lập quản lý hồ sơ địa chính làm cơ sở khoa học, pháp lý để nhà nước thực hiện quản lý thường xuyên đối với đất đai theo đúng pháp luật, là căn cứ định hướng vị trí, hình thể, diện tích thửa đất. Đến nay, công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính cho các hộ gia đình và cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đã cơ bản đạt được chỉ tiêu đề ra.

Từ năm 2015, Quận cấp được 1113 Giấy chứng nhận (trong đó năm 2015: 379 GCN; 2016: 227 GCN; 2017: 336 GCN; 2018: 112 GCN; 6 tháng đầu năm 2019: 59 GCN) cho các gia đình, cá nhân trên địa bàn quận, đạt và vượt 100% chỉ tiêu đề ra qua các năm.

Hiện nay, quận Thanh Xuân đang thực hiện dự án “Áp dụng công nghệ thông tin và ứng dụng phần mềm kỹ thuật để quản lý đất đai quận Thanh Xuân”. Cơ bản dự án đã hoàn thành các giai đoạn cuối cùng và từng bước chuyển giao công nghệ cho cán bộ của phòng. Việc áp dụng hệ thống thông tin đất đai trong việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn quận đã có nhiều thành quả. Điều này góp một không nhỏ trong công tác cấp giấy chứng nhận, quy hoạch sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai, …

Công tác quản lý tài chính về đất đai được UBND quận thực hiện tốt, đúng pháp luật. Hàng năm, các khoản thu tài chính này trên địa bàn quận đạt khoảng 43 tỷ đồng. Các khoản thu này đều được nộp về cơ quan thuế và hằng năm đều có báo cáo đầy đủ. Việc xây dựng hệ thống giá đất và thực hiện các khoản thu, khoản chi liên quan đến đất đai, UBND quận chỉ đạo phòng Tài chính kết hợp với phòng Tài nguyên và Môi

trường cùng các ban ngành khác và UBND các phường thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hàng năm, công tác quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã luôn được UBND quận và các ban ngành quan tâm. UBND quận chỉ đạo UBND các phường thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục về đất đai cho nhân dân, nâng cao ý thức pháp luật của người quản lý và người sử dụng đất. Giúp việc quản lý, giám sát được thực hiện khoa học hơn.

Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực và đi vào thực tiễn đến nay đã có hiệu quả rõ rệt trong đời sống nhân dân. Trong những năm gần đây, số lượng các vụ vi phạm đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 3 trường hợp lấn chiếm sử dụng dất vào mục đích công cộng, đất chưa sử dụng trong năm 2019. Công tác thanh tra xử lý vi phạm trên địa bàn quận luôn được UBND và các ban ngành quan tâm, chỉ đạo kiểm tra rà soát thường xuyên. Nhờ vậy mà tình trạng vi phạm đã giảm, tuy nhiên cần phải tích cực hơn nữa để kiểm tra, phát hiện sớm để xử lý kịp thời ngay từ khi vi phạm, tránh để các trường hợp tồn tại lâu dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý, quản lý.

Để luật nhanh chóng đi vào đời sống thì UBND quận đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền giáp dục nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức của người dân về Luật đất đai 2013. UBND quận đã ban hành kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 22/01/2019 về việc phổ biên giáo dục pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, tích cực đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền pháp luật như thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng, biên soạn tài liệu phổ thông dưới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật, tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động hòa giải tại cơ sở,…

Qua số liệu thống kê có thể thấy số lượng đơn thư gửi vè quận là khá lớn. Số lượng đơn thư năm 2019 là 252 đơn trong đó đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo là 43 đơn, còn lại là các đơn kiến nghị, thắc mắc về các vấn đề có liên quan đến đất đai, các chính sách pháp luật về đất đai, các chính sách bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, các quyết sách của UBND trong việc quản lý, quy hoạch sử dụng đất.

Các trường hợp tranh chấp đất đai trên địa bàn quận chiếm số lượng tương đối lớn bởi trước kia, khi đất đai chưa nóng sốt như bây giờ, xây dựng các công trình, đất đai chưa có nhiều giá trị, người dân không ý thức được cần phải phân chia ranh giới

các thửa đất ở cũng như đất nông nghiệp của mình với các hộ bên cạnh, vì vật việc hai nhà lấn chiếm sang phần đất của nhau diễn ra khá phổ biến, hoặc các trường hợp anh, chị em trong gia đình sử dụng đất của cha ông để lại mà không có sự phân chia rõ ràng dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp sau khi giá đất đẩy lên cao, hay được đền bù giải.

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 40 - 46)