Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chất lượng nướcthải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3.3.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu
Các mẫu nước thải được tiến hành lấy vào 2 đợt trong năm là đợt 1 (mùa khô) và đợt 2 (mùa mưa). Kết quả phân tích được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
56
Bảng 3.5: Chất lượng nước tại một số điểm tiếp nhận nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2019 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2019
TT Chỉ tiêu Đơn vị NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 QCVN08-MT:2015/BTNMT Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 A2 B1 1 pH - 6,4 6,6 7,1 6,7 6,9 7,2 7,9 7,2 6,8 7,2 6,0 - 8,5 5,5 - 9 2 DO mg/l 3 3,8 6,7 5,1 7,8 6 5,2 5 7,9 6 ≥5 ≥4 3 BOD5 mg/l 11,8 46,85 10,1 37,58 2,1 6,33 6,3 21,69 14 5,24 6 15 4 COD mg/l 22,4 97,6 26,6 91,26 <5 14,28 15,4 51,98 23,1 12,3 15 30 5 TSS mg/l 13 15,6 13,9 9,6 4,9 29,7 4,4 23,6 9,6 10,5 30 50 6 Cd mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,005 <0,0005 0,0005 <0,0005 <0,0005 0,005 0,01 7 Pb mg/l 0,0015 0,0059 0,0006 0,0007 0,0005 0,0022 0,0018 0,005 0,001 0,0006 0,02 0,05 8 Cr (VI) mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,02 0,04 9 Cu mg/l 0,002 0,001 0,0014 0,0017 0,0008 0,0056 0,0006 0,0013 0,0007 0,0035 0,2 0,5 10 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,0007 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,001 0,001 11 Ni mg/l 0,0023 0,0026 0,0021 0,0029 0,001 0,0023 0,0022 0,003 0,0017 0,0015 0,1 0,1 12 Zn mg/l 0,02 <0,01 0,03 0,02 <0,01 0,01 0,01 0,02 <0,01 <0,01 1 1,5 13 Mn mg/l 0,23 0,42 0,21 0,37 0,03 0,1 0,34 0,93 0,02 0,05 0,2 0,5 14 Fe mg/l 0,767 0,856 1,244 1,083 <0,3 0,52 0,885 1,4 <0,3 0,4 1 1,5 15 CN- mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,05 0,05 16 NO3- mg/l <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 0,85 1,19 0,64 <0,3 0,63 1,45 5 10 17 NO2- mg/l <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 0,053 <0,03 <0,03 <0,03 0,05 0,05 18 NH4+ mg/l 17,6 12,9 4,77 8 0,1 0,05 14,4 2,53 0,77 <0,05 0,3 0,9 19 PO43- mg/l <0,1 0,48 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 0,12 <0,1 <0,1 0,2 0,3 20 Tổng phenol mg/l <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,005 0,01 21 Dầu mỡ mg/l <0.3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 0,5 1 22 Coliform MPN/100ml 5.500 13.000 6.500 8.300 2.700 3.000 4.000 700 3.800 6.700 5.000 7.500
64
Qua bảng kết quả phân tích chất lượng nước tại các điểm tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên năm 2019 cho thấy giá trị pH, hàm lượng TSS, Cd, Pb, Cr (VI), Cu, Hg, Ni, Zn, CN-, NO3-, tổng phenol và dầu mỡ của tất cả các mẫu trong 2 đợt lấy mẫu năm 2019 đều nằm trong mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT ở mức A2, nghĩa là có thể dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng có yêu cầu chất lượng nước thấp hơn.
- Giá trị pH của các mẫu phân tích tại mỗi điểm quan trắc trong 2 đợt lấy mẫu năm 2019 có sự biến động không đáng kể. Như vậy, nước thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố khi thải ra các nguồn tiếp nhận có giá trị pH không gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Hàm lượng DO trong cả 4 mẫu phân tích NT2, NT3, NT4, NT5 tại các điểm suối Mỏ Bạch, cầu Gia Bảy, suối Loàng, đập Thác Huống đều nằm trong mức giới hạn QCVN 08-MT:2015/BTNMT ở mức A2. Nước mặt tại những khu vực này có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.
Riêng hàm lượng oxy hòa tan DO trong mẫu NT1 tại điểm quan trắc suối Xương Rồng (trước điểm nhập lưu ra sông Cầu) là không đạt mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1; nước mặt tại đây không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu của người dân. Hàm lượng oxy hòa tan DO trong mẫu tại suối Xương Rồng rất thấp trong cả 2 đợt lấy mẫu năm 2019. Lý giải cho hiện tượng này có thể do suối Xương Rồng là nơi tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của người dân sinh sống trên địa bàn một số khu vực trong thành phố trước khi chảy ra sông Cầu. Nhưng hiện nay, lượng rác thải hữu cơ và các loại chất thải khác do một số cá nhân thải xuống suối hoặc theo dòng nước mưa chảy tràn xuống khiến cho dòng chảy bị thu hẹp lại và đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan DO trong nước bị suy giảm, phần nào ảnh hưởng đến môi trường của các hộ dân quanh khu vực này. Như vậy, quá trình
65
sinh hoạt của người dân đã gây ảnh hưởng tới hàm lượng oxy hòa tan DO trong nước nên người dân và các cơ quan quản lý môi trường cần có các giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.
Hàm lượng DO của hầu hết các mẫu nước quan trắc trong đợt 2 giảm so với đợt 1. Nguyên nhân vì các mẫu lấy vào dợt 2 được tiến hành lấy vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên bề mặt đã kéo theo nhiều lượng chất thải hữu cơ xuống lòng suối khiến cho hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO trong nước mặt giảm so với đợt lấy mẫu lần 1 vào mùa khô do quá trình phân hủy chất thải hữu cơ diễn ra. Do đó, người dân tại khu vực nói riêng và các cơ quan quản lý môi trường nói chung cần có những giải pháp tích cực như thường xuyên khơi thông dòng chảy, xả rác thải đúng nơi quy đinh,... để giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Cầu.
- Hàm lượng BOD5 trong mẫu NT1, NT2, NT4 tại điểm quan trắc suối Xương Rồng, suối Mỏ Bạch, suối Loàng lấy mẫu đợt 2/2019 tăng cao so với đợt lấy mẫu lần 1/2019 và vượt mức giới hạn cho phép QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột B1 lần lượt là 3,1 lần; 2,5 lần; 1,4 lần. Điều này xảy ra do những suối này nằm giữa khu vực dân cư tương đối động đúc nên vào mùa mưa, lượng nước mưa chảy tràn kéo theo lượng chất thải quanh khu vực xuống lòng suối khiến cho quá trình phân hủy các chất diễn ra làm cho hàm lượng BOD5 tại khu vực tăng. Chất lượng nước mặt tại những điểm này tại thời điểm lấy mẫu không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Mẫu NT3 lấy đợt 1/2019 và mẫu NT5 lấy đợt 2/2019 có hàm lượng BOD5 đạt mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.
- Tương tự hàm lượng BOD5, hàm lượng COD trong mẫu NT1, NT2, NT4 tại suối Xương Rồng, suối Mỏ Bạch, suối Loàng lấy mẫu đợt 2/2019 tăng so với đợt lấy mẫu lần 1/2019 và vượt mức QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột
66
B1 lần lượt là 3,3 lần; 3,0 lần; 1,7 lần. Qua điều tra, khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy tại nguồn tiếp nhận nước thải này có tiếp nhận cả nước thải từ sinh hoạt của người dân và nước thải từ các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Nước thải của các ngành kinh doanh dịch vụ này thường có hàm lượng chất hữu cơ cao hoặc do hệ thống xử lý nước thải quá tải, không đảm bảo yêu cầu khi thải ra nguồn tiếp nhận, lượng mưa chảy tràn quá lớn nên đã đồng thời gây ảnh hưởng tới chất lượng nước tại các điểm lấy mẫu, hàm lượng COD trong các mẫu tại đây tăng so với mẫu lấy vào mùa khô. Do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ đối với tất cả các nguồn thải này trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Hàm lượng COD trong mẫu NT3 và NT5 lấy đợt 2/2019 đạt mức cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2. Thậm chí, nước tại những điểm này có thể sử dụng cho mục đích nước cấp sinh hoạt nếu áp dụng những công nghệ xử lý phù hợp. Điều này là hợp lý vì những mẫu này được lấy tại trên sông Cầu, lượng nước lớn hơn và lưu thông liên tục nên luôn diễn ra quá trình tự làm sạch của nước mặt tại đây.
- Hàm lượng Mn, Fe trong các mẫu trong 2 lần lấy mẫu đều nằm trong mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1. Thậm chí tại nhiều khu vực tại những thời điểm lấy mẫu, hàm lượng Mn (trong mẫu NT3, NT5), Fe (trong mẫu NT1, NT2, NT4 - đợt 1/2019) trong mẫu nước còn nằm trong mức giới hạn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2), NT5 đảm bảo cho việc cấp nước sinh hoạt (xử lý bằng công nghệ phù hợp). Với đặc tính đặc trưng của nước thải sinh hoạt thì điều này là hoàn toàn phù hợp.
- Hàm lượng PO43- trong mẫu NT1 lấy đợt 2/2019 và NO2- trong mẫu NT4 lấy mẫu đợt 1/2019 có vượt mức giới hạn QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 nhưng không đáng kể.
- NH4+ trong mẫu NT1, NT2, NT4 vượt mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 cao, chất lượng nước không đảm bảo cho mục
67
đích tưới tiêu của người dân quanh khu vực. Cụ thể: hàm lượng NH4+ tại suối Xương Rồng, suối Mỏ Bạch, suối Loàng vượt mức giới hạn B1 lần lượt là 19,6 lần (đợt 1) và 14,3 lần (đợt 2); 5,3 lần (đợt 1) và 8,9 lần (đợt 2); 16 lần (đợt 1) và 2,8 lần (đợt 2). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể lý giải do các suối này nằm trong khu vực đông dân cư nên lượng nước thải từ các hộ gia đình lớn, cùng với đó là lượng chất thải người dân thải ra suối và lượng nước thải chảy tràn đã khiến cho hàm lượng amoni trong các mẫu nước mặt này tăng cao và vượt mức giới hạn cho phép gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, nguồn này không chỉ tiếp nhận nước thải sinh hoạt mà có cả nước thải của các ngành sản xuất kinh doanh khác. Nguồn nước mặt này không đảm bảo cho mục đích tưới tiêu của người dân quanh khu vực.
- Chỉ tiêu coliform trong mẫu NT1, NT2 lấy vào mùa mưa (đợt 2/2019) vượt mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT(B1) nhưng không đáng kể (lần lượt là 1,7 lần và 1,1 lần). Lượng nước mưa chảy tràn kéo theo lượng nước thải và chất thải vào lòng suối, khiến cho chỉ tiêu coliform trong nước mặt tăng.
Như vậy, nước thải sinh hoạt và chất thải của người dân trên địa bàn đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tại khu vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt trước khi nhập lưu ra sông Cầu. Hiện trạng này chỉ mang tính chất thời điểm nên cần phải có những giải pháp quản lý thích hợp nhằm giảm thiểu tình trạng này, tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Cầu. Cần thực hiện tốt công tác thu gom chất thải rắn và áp dụng những biện pháp thích hợp trong việc xử lý, quản lý lượng nước thải sinh hoạt của người dân thải ra môi trường.