21
(Nguồn: Abba Kagu, et al, 2013)[30]
Qua bảng 1.4 cho thấy: Lượng nước sử dụng hàng ngày của một hộ gia đình khác nhau giữa các hộ gia đình tùy thuộc vào số lượng những người trong hộ gia đình đó và nước sử dụng được đưa vào.
- Hàng ngày, mỗi hộ gia đình của khu vực nghiên cứu sử dụng 81-160 lít để tắm và 20-80 lít để rửa. Đồng thời, lượng nước thải phát sinh của mỗi hộ gia đình từ tắm rửa lần lượt là 52,2%, 45,8% và 34,2%. Trong khi 20-80 lít nước dùng để chế biến thực phẩm và các mục đích khác trong ngày với tỷ lệ nước thải là 99,2%, 96,7% và 90,8%.
22
- Số thành viên trong mỗi hộ gia đình đóng một vai trò quan trọng trong lượng nước được sử dụng. Nếu có là 5-10 người trong một gia đình, họ sẽ tiêu thụ nhiều nước hơn so với gia đình từ 4 người trở xuống.
Nhóm tác giả Cao Trường Sơn et al (2019)[20] sử dụng chỉ số chất lượng nước - WQI để đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy: điểm số WQI bình quân của sông Đuống đạt 51,05 điểm ứng với mức chất lượng nước màu vàng (Mức 3) - Mức chất lượng nước sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp. Trong khi đó, điểm số WQI bình quân của sông Cầu Bây và Thiên Đức đều rất thấp, lần lượt là 24,77 điểm và 16,06 điểm đều ứng với mức chất lượng màu đỏ (Mức 5) - Chất lượng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý ngay.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.2.1. Thực trạng phát sinh nước thải sinh hoạt
Theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị, lượng nước cấp cho sinh hoạt trung bình khoảng 125 lít/người.ngày, trong đó lượng nước thải sinh hoạt ước tính bằng khoảng 80% lượng nước cấp (100 lít/người.ngày). Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên tổng lượng nước thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông khá cao, chiếm đến trên 30%. Lượng NTSH bình quân đầu người được thể hiện qua bảng 1.4.
23
Bảng 1. 5: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu đô thị của một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam
STT Tỉnh/thành phố 2015 2025 2050 Dân số đô thị (người) Lượng nước thải (m3/ngày) Hệ số phát thải (L/người. ngày) Dân số đô thị (người) Lượng nước thải (m3/ngày) Hệ số phát thải (L/người. ngày) Dân số đô thị (người) Lượng nước thải (m3/ngày) Hệ số phát thải (L/người. ngày) 1 Hà Nội 3,968,800 682,634 172 4,420,000 994,586 158 7,544,000 2,082,081 193 2 Tp Hồ Chí Minh 6,455,943 1,129,790 175 8,400,000 1,889,933 158 9,046,000 2,496,660 193 3 Đà Nẵng 897,114 113,036 126 1,033,000 232,740 158 1,160,000 320,051 193 4 Hải Dương 571,389 59,996 105 539,000 65,265 85 973,000 214,165 154 5 Thái Nguyên 379,801 39,879 105 480,000 58,027 85 866,000 190,413 154 6 Thanh Hóa 2,424,798 162,461 67 592,000 71,637 85 1,069,000 235,072 154 7 Khánh Hòa 508,637 53,407 105 768,000 92,948 85 1,318,000 289,874 154 8 Bắc Ninh 421,466 48,890 116 402,000 48,692 85 726,000 159,780 154 9 Sơn La 245,939 17,216 70 248,000 29,981 85 447,000 98,382 154 10 Lạng Sơn 171,285 11,990 70 234,000 28,348 85 423,000 93,023 154 11 Kon Tum 158,688 10,632 67 241,000 29,175 85 435,000 95,736 154 12 Bình Dương 1,555,229 161,744 104 755,000 91,335 85 1,362,000 299,712 154 13 Đồng Nai 1,406,407 129,389 92 1,382,000 167,206 85 2,494,000 548,678 154 14 An Giang 681,591 47,711 70 1,016,000 122,930 85 1,834,000 403,387 154 15 Kiên Giang 498,363 41,862 84 757,000 91,537 85 1,365,000 300,374 154 16 Nghệ An 450,393 37,833 84 625,000 75,629 85 1,128,000 248,172 154
24
Hình 1. 1: Tỷ lệ phát sinh NTSHtại các vùng trên cả nước
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018)[3]
Hình 1. 2: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên một đơn vị diện tích đất tại các vùng trên cả nước năm 2017
(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2015-2018) [23]
Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích đất ở khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải của các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố, ảnh
25
hưởng lớn đến chất lượng các nguồn tiếp nhận. Hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam chủ yếu dùng chung cho cả thoát nước thải và nước mưa. Theo các số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê năm 2018 [22], ước tính có khoảng 60% hộ gia đình ở đô thị có đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng. Tỷ lệ đấu nối này khác nhau ở mỗi thành phố, tuỳ thuộc vào mật độ dân số và điêu kiện địa chất.
Tỷ lệ nước thải sinh hoạt ở các đô thị được thu gom xử lý được thể hiện qua biểu đồ hình 1.3 dưới đây.
Hình 1. 3: Tỷ lệ các đô thị có công trình XLNT đạt tiêu chuẩn quy định năm 2017
Qua hình 1.3 cho thấy: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt ở các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt khoảng 12,5%, tăng 5% so với giai đoạn 2011 - 201 5, với 45 nhà máy, trạm XLNT tập trung đặt tại 29 tỉnh thành phố. Tỷ lệ số đô thị có công trình XLNT sinh hoạt đạt tiêu chuẩn tỷ lệ thuận với cấp đô thị.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến năm 2018, tỷ lệ khu đô thị (từ loại III trở lên) được đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung là 39% với 43 nhà máy XLNT tập trung đã đi vào hoạt động, tổng công suất thiết kếđạt
26
926.000 m3/ngày đêm. Nếu kể cả các dự án đang xây dựng, có khoảng 80 hệ thống XLNT tập trung, tổng công suất thiết kế khoảng 2.400.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, các nhà máy đã đi vào hoạt động mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu. Nhiều nhà máy đã xây dựng xong hệ thống xử lý nhưng chưa hoàn thành hệ thống cấp thoát nước đồng bộ, dẫn đến các nhà máy chưa hoạt động hết công suất, chỉ khoảng trên dưới 20% công suất thiết kế (Cục Quản lý Tài nguyên nước, 2017)[8].Mặc dù số lượng công trình XLNT đô thị có tăng qua các năm, tuy nhiên con số này còn rất nhỏ so với yêu cầu thực tế cần xử lý. Ở các đô thị lớn, tỷ lệ lượng nước thải được xử lý cao hơn các đô thị vừa và nhỏ nhưng vẫn ở mức thấp, chưa đáp ứng được với tốc độ đô thị hóa hiện nay. Tại Hà Nội, mới có khoảng 20,62% tổng lượng nước thải sinh hoạt của thành phố được xử lý, trong khi tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ lượng nước thải sinh hoạt được xử lý khoảng hơn 10%. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh và xử lý của một số địa phương trên cả nước năm 2018 được thể hiện trong bảng 1.6.
Bảng 1. 6: Phát sinh và xử lý nước thải sinh hoạt của một số địa phương trong khu vực năm 2018
TT Địa phương
Lượng NTSH phát sinh
(m3)
Lượng NTSH được thu
gom NTSH được xử lý đạt QCVN (m3) Lượng NTSH được thu gom (m3) Tỷ lệ NTSH được thu gom (%) 1 Quảng Ninh 127.936 17.100 13,4 17100 2 Tuyên Quang 32.441 22.709 70,0 0 3 Lạng Sơn 4.393 0 0,0 0 4 Bắc Kạn 3.533 3.533 100% 3.533
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018)[3]
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước
27
thải chứa lượng lớn coliform. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt còn chứa dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc phát sinh do sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt.
Diễn biến chất lượng môi trường nước các LVS được đánh giá trên cơ sở kết quả các chương trình quan trắc môi trường các LVS thuộc chương trình quan trắc quốc gia và các chương trình quan trắc của các địa phương trên cả nước trong giai đoạn 2014 - 2018 thông qua chỉ số chất lượng nước (WQI) và giá trị các thông số đặc trưng cho chất lượng môi trường nước mặt. Trên cơ sở các số liệu quan trắc hiện có, báo cáo đánh giá chất lượng nước của 07 LVS lớn là Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng - Thái Bình, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai, Mê Công (Cửu Long); 03 LVS liên tỉnh độc lập là Hương, Trà Khúc, Kone - Hà Thanh và 02 LVS thuộc LVS Hồng - Thái Bình đang được quan tâm là LVS Cầu và LVS Nhuệ - Đáy. Phần lớn các LVS lớn đều có tính liên vùng, liên tỉnh và mang các đặc trưng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của các vùng miền mà các sông chảy qua. Nhìn chung, môi trường nước mặt tại các lưu vực sông chính đã và đang dần được kiểm soát mức độ gia tăng ô nhiễm. Các LVS Hồng - Thái Bình, LVS Mã, LVS Vu Gia - Thu Bồn và LVS Mê Công là những LVS có chất lượng nước khá tốt, nhiều đoạn sông nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, một số LVS vẫn bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, nhiều đoạn sông chất lượng nước ở mức kém và rất kém, điển hình là LVS Nhuệ - Đáy. Hầu hết các LVS trên lãnh thổ Việt Nam đều có giá trị TSS và độ đục trong nước khá cao, ở mức vượt QCVN 08- MT:2015/BTNMT (A2), nhiều khu vực còn vượt mức B1 của QCVN nhiều lần, đặc biệt là vào mùa lũ. Mặc dù đây là đặc điểm tự nhiên của sông nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đối với những khu vực sử dụng nước sông làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Hầu hết các khu vực thượng nguồn của các LVS đều có chất lượng nước tương đối tốt. Một số khu vực thượng nguồn có hiện tượng ô nhiễm do chịu tác động bởi các hoạt động khai
28
thác khoáng sản. Khu vực trung lưu và hạ lưu (đặc biệt các đoạn chảy qua khu vực đô thị, khu vực công nghiệp, làng nghề), môi trường nước tiếp tục bị ô nhiễm do tác động của chất thải. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào yếu tố thủy văn (tăng cao vào mùa khô) và đặc biệt phụ thuộc vào việc kiểm soát các nguồn thải. Tại các khu vực bị ô nhiễm, hầu hết là ô nhiễm hữu cơ, các thông số đặc trưng cho chất hữu cơ và vi sinh vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Vấn đề ô nhiễm dầu mỡ, kim loại nặng chỉ xảy ra cục bộ tại các khu vực chịu ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông thủy hoặc sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản.