Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chất lượng nướcthải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3.3.2. Đánh giá chất lượng nướcthải sinh hoạt thông qua ý kiến người dân
Tác giả tiến hành phỏng vấn 200 cá nhân sống trên địa bàn nghiên cứu theo tiêu chí ngẫu nhiên. Kết quả điều tra phỏng vấn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
68
Bảng 3.6: Ý kiến của người dân về môi trường nước thải sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu theo dõi Ý kiến của người dân Tỷ lệ %
1. Đánh giá cảm quan, mùi của nước ở các cống rãnh thoát nước
Mùi hôi thối 22,5
Hơi có mùi 64,0
Không có mùi 13,5
Ý kiến khác 0
Tổng số 100
2. Đánh giá cảm quan, màu của nước thải phát sinh từ các khu dân cư
Màu đen 31,5 Màu đục 52,5 Không màu 16,0 Ý kiến khác 0 Tổng số 100 3. Hệ thống xử lý (bể phốt) đã đảm bảo xử lý nước thải tốt chưa?
Đảm bảo 23,0
Chưa đảm bảo 77,0
Ý kiến khác 0
Tổng số 100
4. Chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân?
Có ảnh hưởng 78,0
Chưa ảnh hưởng 22,0
Ý kiến khác 0
Tổng số 100
5. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nước Ô nhiễm nặng 22,5 Ô nhiễm nhẹ 72,0 Không ô nhiễm 5,5 Ý kiến khác 0 Tổng số 100
6. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hệ thống thu gom chung tất cả
các loại nước thải 30
Hệ thống xử lý bị quá tải 42 Hệ thống xử lý bị lạc hậu 28
Ý kiến khác 0
Tổng số 100
69
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá chung về hiện trạng môi trường nước thông qua ý kiến của người dân trên địa bàn
Theo kết quả điều tra phỏng vấn ý kiến của người dân cho thấy, có đến 22,5% ý kiến của người dân được phỏng vấn cho rằng hiện trạng môi trường nước mặt bị ô nhiễm nặng, 72% ý kiến người dân cho rằng môi trường nước mặt đang bị ô nhiễm ở mức nhẹ và chỉ có 5,5% ý kiến phỏng vấn cho rằng môi trường này không bị ô nhiễm hay chưa bị ô nhiễm. Đây cũng mới chỉ là những đánh giá cảm quan của người dân sống trên địa bàn. Tuy nhiêu, qua đây cũng cho thấy, các cơ quan quản lý cần có những giải pháp cần thiết và kịp thời nhằm hạn chế những vấn đề ô nhiễm có thể hoặc đã xảy ra do nguồn nước thải sinh hoạt thải ra ngoài môi trường của người dân.
Cũng theo đánh giá cảm quan của người dân được phỏng vấn, có đến 86,5% ý kiến cho rằng nước ở các cống rãnh thoát nước có mùi (22,5% ý kiến được phỏng vấn cho biết nước có mùi hôi thối và 13,5% ý kiến cho biết nước mới chỉ hơi có mùi); 84% ý kiến phỏng vấn cho rằng màu của nước thải phát sinh từ khu dân cư đã bị đổi màu, thậm chí có màu đen. Và hầu hết người dân được phỏng vấn đều cho rằng vấn đề này nghiêm trọng vào mùa khô hơn là trong mùa mưa. Vào mùa mưa, lượng nước mưa lớn đã hòa tan lượng nước
70
thải này ngay khi chảy vào nguồn tiếp nhận nên vấn đề mùi hôi thối và màu của nước thải ngay tại điểm tiếp nhận giảm hơn rất nhiều.
Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá cảm quan mùi của nước ở các cống rãnh thoát nước thông qua ý kiến của người dân trên địa bàn
Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá cảm quan màu của nước thải phát sinh từ khu dân cư thông qua ý kiến của người dân trên địa bàn
Tại một số khu vực, do chất thải của người dân thải bỏ xuống khu vực tiếp nhận nước thải dẫn đến có những thời điểm xảy ra hiện tượng phú dưỡng
71
tại đây. Đặc biệt vào những ngày có nhiệt độ cao, quá trình phân hủy diễn ra mạnh làm phát sinh mùi hôi và nước có màu đen. Do đó, người dân đưa ra những nhận định cảm quan đánh giá hiện trạng môi trường nước ở mức ô nhiễm nặng, ô nhiễm nhẹ.
Hình 3.5: Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe thông qua ý kiến của người dân trên địa bàn
Thực trạng này cũng đã ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe và mỹ quan môi trường sống của người dân trên địa bàn, đặc biệt là những hộ gia đình sinh sống tại khu vực giáp ranh của những nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt này. Theo ý kiến chủ quan của người dân, 78% ý kiến phỏng vấn đều cho rằng chất lượng những nguồn nước này đã ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Và chỉ có 22% ý kiến của người dân phỏng vấn cho rằng không ảnh hưởng. Vấn đề sức khỏe mà người dân hay gặp phải chủ yếu là về vấn đề đường hô hấp. Do một số điểm tiếp nhận nằm giữa khu vực dân cư sinh sống nên hiện trạng chất lượng nguồn nước sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân sống khu vực xung quanh.
72
Hình 3.6: Biểu đồ đánh giá mức độ đảm bảo của hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường thông qua ý kiến của người dân trên địa bàn
77% ý kiến của người dân được phỏng vấn cho rằng hệ thống (bể phốt) chưa đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đạt yêu cầu khi thải ra nguồn tiếp nhận. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng nâng cao, quá trình phát triển diễn ra mạnh mẽ trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho vấn đề này chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của môi trường. Chất lượng hệ thống xử lý, quy mô cũng như công suất của hệ thống nhiều lúc quá tải dẫn đến chất lượng nguồn nước thải sinh hoạt không đảm bảo khi thải ra nguồn tiếp nhận. Do đó, cần phải có những giải pháp quản lý cũng như những giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm cải thiện vấn đề này.
73
Hình 3.7: Biểu đồ đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước thông qua ý kiến của người dân
Theo đánh giá khách quan của những người dân được phỏng vấn, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay chủ yếu do hệ thống thu gom nước thải trên địa bàn là hệ thống thu gom chung (42% ý kiến người dân được phỏng vấn). Nước thải từ sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, nước từ các cửa hàng kinh doanh dịch vụ,... cũng được thải chung vào hệ thống thu gom. Mỗi loại nước thải có đặc điểm, đặc tính khác nhau và cần có những giải pháp công nghệ xử lý khác nhau. Nếu đưa vào hệ thống xử lý chung sẽ dẫn đến tình trạng một số thành phần/chỉ tiêu trong nước thải không thể xử lý triệt để hay đạt yêu cầu trước khi thải ra nguồn tiếp nhận; điều này rất khó kiểm soát và quản lý. Bên cạnh đó, người dân cũng đưa ra ý kiến rằng, hiện trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể do nguyên nhân là hệ thống xử lý nước thải hiện nay bị quá tải. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, lượng nước thải, chất thải hàng ngày thải ra lớn. Trong khi đó, hệ thống xử lý đã được xây dựng, thiết kế từ nhiều năm trước nên không thể đáp ứng công suất hiện nay. Hệ thống xử lý, thu gom hiện nay trên địa bàn cũng tương đối cũ. Do đó, cần phải có nguồn ngân sách
74
để cải thiện, đầu tư hệ thống cơ sở nhằm đáp ứng, phù hợp với quá trình phát triển của thành phố.
Nhìn chung, qua điều tra phỏng vấn 200 cá nhân/hộ gia đình cho thấy, nước thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu chưa đảm bảo các vấn đề môi trường khi thải vào nguồn tiếp nhận. Thực trạng này xảy ra do cả những yếu tố khách quan và chủ quan (do ý thức của người dân, do hiện trạng cơ sở hạ tầng, do khí hậu, do điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực,...). Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp đầu tư, giải pháp quản lý và giải pháp công nghệ phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay của thành phố.