Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 87)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5.2. Các giải pháp khác

3.5.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

- Nêu rõ trách nhiệm, phân cấp, phân quyền cụ thể cho từng bộ phận từ cấp thành phố đến cấp phường/xã và cấp tổ dân phố/thôn, xóm trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể và các lực lượng thường xuyên kiểm tra, có chế tài xử phạt đối với các cá nhân, tập thể gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Tăng cường trách nhiệm và khả năng kiểm soát ô nhiễm, xử lý sự cố môi trường của chính quyền các cấp, lãnh đạo các ngành thông qua quy chế phối hợp, tập huấn, tổ chức hệ thống bảo vệ môi trường,...

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ các Sở, Ban, Ngành, phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố, cán bộ phụ trách môi trường các xã/phường,… thực thi các văn bản có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

3.5.2.2. Về chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Cán bộ chuyên trách của phường/xã thực hiện giám sát, hỗ trợ người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện, bảo đảm nghiêm túc và hiệu quả Luật Bảo vệ Môi trường. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân để chủ động ngăn ngừa những vi phạm chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và các phường/xã trên địa bàn thành phố tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở trong quá trình thực thi các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

86

3.5.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường

- Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm đúng mục đích, tiến độ và có hiệu quả.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ áp dụng chương trình “Sản xuất sạch hơn” bằng các chính sách như hỗ trợ.

- Nhà nước cần có nguồn kinh phí hỗ trợ cho những người dân trong vấn đề xây dựng các công trình vệ sinh.

- Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường, trong đó triển khai xây dựng đề án chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm.

3.5.2.4. Về tăng cường sự tham gia của cộng đồng

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, thực hiện giáo dục môi trường cho cộng đồng thông qua các mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục các cấp.

- Tuyên truyền và giao trách nhiệm cho từng tổ dân phố/thôn, xóm tự quản lý hệ thống thoát nước trong khu vực của mình. Toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng các hương ước, quy định, cam kết bảo vệ môi trường, phát triển mô hình cộng đồng dân cư tự quản hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Thường xuyên nạo vét hệ thống thoát nước định kỳ hàng năm.

- Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nhằm huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Xác lập các cơ chế khuyến khích, đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, đưa nội dung này vào hoạt động của các tổ dân phố/thôn xóm và khuyến khích cộng đồng, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào đánh giá tác động môi trường và giám sát thực hiện; hỗ trợ và thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển các loại hình dịch vụ môi trường.

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

* Các nguồn phát sinh chính và hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt trên bàn TP. Thái Nguyên:

- Trên địa bàn TP. Thái Nguyên các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt chính từ: Các khu dân cư, các chợ và các hoạt động y tế.

- NTSH của các hộ dân tại 3 phường nghiên cứu được thải trực tiếp vào các nguồn tiếp nhận như: ao hồ sông suối (chiếm 25,33%), cống thải chung (chiếm 34,67 %, nước thải xử lý qua bể phốt trước khi ra ngoài chiếm 36 %, khoảng 4% số hộ để nước chảy tràn tự do vì không có chỗ thoát nước.

- Hệ thống thoát nước thành phố hiện nay là hệ thống thoát nước chung, chưa hoàn chỉnh. Nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra đồng ruộng và các sông suối, chỉ có khoảng 15% lượng nước thải được xử lý qua qua bể tự hoại.

* Đánh giá chất lượng nước tại điểm tiếp nhận nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Thái Nguyên:

- Hàm lượng BOD5:

+ Đợt 1: Vượt quá QCVN cho phép, cao nhất tại NT5 là 14 mg/l và thấp nhất tại NT4 là 6,3 mg/l.

+ Đợt 2:Vượt quá QCVN cho phép, cao nhất tại NT1 là 46,85 mg/l và thấp nhất tại NT4 là 6,33 mg/l.

- Hàm lượng COD:

+ Đợt 1: Tại 5 điểm lấy mẫu, thì có 4 điểm (trừ NT3) hàm lượng COD luôn vượt quá QCVN cho phép, cao nhất tại NT2 là 46,85 mg/l và thấp nhất tại NT5 là 28,60 mg/l.

+ Đợt 2: Hàm lượng COD: Tại 5 điểm lấy mẫu, thì có 3 điểm là NT1, NT2 và NT4 hàm lượng COD vượt quá QCVN cho phép, cao nhất tại NT1 là 97,6mg/l và thấp nhất tại NT4 là 51,98 mg/l.

88

+ Đợt 1: Tại 5 điểm lấy mẫu, thì có 3 điểm là NT1, NT2, NT4 có hàm lượng NH4+ vượt quá QCVN cho phép, cao nhất tại NT1 là 17,6 mg/l và thấp nhất tại NT2 là 4,77 mg/l.

+ Đợt 2: Tại 5 điểm lấy mẫu, thì có 3 điểm là NT1, NT2, NT4 có hàm lượng NH4+ vượt quá QCVN cho phép, cao nhất tại NT1 là 12,9 mg/l và thấp

- Hàm lượng DO: Trong cả 2 đợt lấy mẫu chỉ có 1 điểm duy lấy mẫu là NT1 có hàm lượng DO vượt quá QCVN cho phép.

- Ngoài ra, hàm lượng PO43- mẫu NT1 trong đợt lấy mẫu 2 vượt QCVN cho phép (0,48 mg/l).

* Đề xuất một số giải pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Thái Nuyên

Sử dụng phương án thu gom bằng hệ thống thoát nước nửa riêng để thu gom nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Thái Nguyên.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt: Trên cơ sở phương án thu gom được lựa chọn, chúng tôi đề xuất sử dụng kênh oxy hóa xử lý hữu cơ kết hợp xử lý bằng hóa chất.

2. Kiến nghị

- Giải quyết các vấn đề môi trường bao gồm các giải pháp đối với các thách thức đang được quan tâm hiện nay như: giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển; giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường còn bất cập với những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp; giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải đang ngày càng tăng lên; giữa nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có quy mô trên toàn TP. Thái Nguyên.

-Tăng cường giáo dục nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư 08/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia,Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh ngày 18/03/2008, Hà

Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), QCVN 14-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc

gia năm 2018: Chuyên đề Môi trường nước các lưu vực sông, Hà Nội.

4. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả Chương trình quan trắc môi trường sông Cầu năm 2015, Nhiệm vụ sự nghiệp môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2015, Thái Nguyên: Sở Tài

nguyên và Môi trường Thái Nguyên.

5. Chi cục Bảo vệ môi trường (2020), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường

cấp tỉnh năm 2019, Thái Nguyên.

6. Công ty CP Công nghệ môi trường Toàn Á (2021), Phú dưỡng là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết. Retrieved from

https://toana.vn/: https://toana.vn/phu-duong-la-gi-nguyen-nhan-hau- qua-va-cach-giai-quyet/

7. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2015), Báo Cáo Cuối Kỳ: Điều

tra ngành cấp thoát nước địa phươn,. Hà Nội.

8. Cục Quản lý Tài nguyên nước (2017), Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải-giải pháp bảo vệ tài nguyên nước bền vững, Hà Nội: Kỷ yếu Hội

thảo khoa học.

9. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên. (2021). Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Thái Nguyên.

90

10.Nguyễn Việt Cường (2013), Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt đô thị

khu vực thành phố Việt Trì và đề xuất phương án xử lý, Hà Nội: Trường

ĐH Bách Khoa Hà Nội.

11.Đỗ Đức Dũng (2009). Chuyên đề phương pháp xác định lưu vực sông,

TP.Hồ Chí Minh: Viện Quy hoạch thuỷ lợi Miền Nam.

12.Dương Danh Mạnh (2014), Ô nhiễm nguồn nước và vấn đề sức khỏe,

https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/o-nhiem-nguon-nuoc-va-van-de-suc- khoe-216020/

13.Kim Liên (2013), Xử lý nước phú dưỡng bằng công nghệ sinh thái: Một hướng đi mới giảm ô nhiễm môi trường, TP Hồ Chí Minh: Sở Tài

nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

14.Lê Hải Linh (2018), Nghiên cứu thực trạng công nghệ và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại ba tòa nhà chung cư tại Hà Nội, Hà Nội: ĐH

Quốc gia Hà Nội.

15.Thuỳ Linh (2021), Mối đe doạ lớn từ nước thải sinh hoạt. Kinh tế môi

trường. https://kinhtemoitruong.vn/moi-de-doa-lon-tu-nuoc-thai-sinh-

hoat-53796.html

16.Nguyễn Thị Ngân và Phạm Thị Mỹ Mây (2017), Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của một số loài thực vật, Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, Số 4 (35), 80-87.

17.Ngô Văn Phi (2015), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thiết kế mô hình xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, Hà Nội: Trường ĐH Lâm nghiệp.

18.Nguyễn Văn Quân, Trần Thị Huyền Nga, Phạm Thị Thúy, Nguyễn Mạnh Khải (2021), Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường số Chuyên đề Tiếng Việt I/2021. 19.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2020), Luật Bảo vệ môi trường, Hà

Nội.

20.Cao Trường Sơn, Phạm Trung Đức, Nguyễn Minh Anh, Nguyễn Thị Ánh Huyền, Đàm Quang Thiện. (2019). WATER QUALITY ASSESSMENT

91

OF SOME RIVERS IN GIA LAM DISTRICT BY WATER QUALITY INDEX (WQI). TNU Journal of Science and Technology , 200(07): 133 - 140.

21.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (2014), Báo cáo toàn cầu về “Nước an toàn

hơn cho sức khỏe tốt hơn”, Hà Nội.

22.Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 201 6, Hà Nội.

23.Tổng cục Môi trường (2015-2018), Báo cáo, số liệu cập nhật của 3 Bộ chỉ

thị môi trường quốc gia: Không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ,

Hà Nội.

24.Trần Đức Thảo, Trần Thị Kim Chi, Trương Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Liễu, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Tiến Hán (2019), Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh học Bacillus SP, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 50, 100-105.

25.Lê Trình và Nguyễn Thế Lộc (2008), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh phụ lưu sông, suối ở vùng TP.HCM,

TP.Hồ Chí Minh: Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Thành phố.

26.Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Bắc (2018), Báo cáo kết quả quan trắc diễn biến nước các lưu vực sông Cầu, Hồng – Thái Bình, Nhuệ - Đáy năm 2017, 2018, Hà Nội.

27.UBND tỉnh Thái Nguyên. (2014). Quyết định số 1162/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 12/6/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Thái Nguyên.

28.UBND thành phố Thái Nguyên (2020), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Thái Nguyên.

29.UBND tỉnh Thái Nguyên (2021), Cổng thông tin điện tử .

92

Tài liệu tiếng Anh

30.Abba Kagu, Hauwa Lawan Badawi & Jimme M. Abba (2013), Assessment of Domestic Wastewater Disposal in Some Selected Wards of Maiduguri Metropolis, Borno State, Nigeria. Journal of Geography and Geology, Vol. 5, No. 4, 83-93.

31.Alaa Fahad, Radin Maya Saphira Mohamed, Bakar Radhi, Mohammed Al- Sahari (2019), Wastewater and its Treatment Techniques: An Ample Review. Indian Journal of Science and Technology, Vol 12 (25), July

93

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT QUA Ý KIẾN NGƯỜI DÂN

Phần A. Thông tin cá nhân

Họ tên: ………...……...Giới tính: …….…Tuổi:…...

Dân tộc: ……...………...…...Tôn giáo: ………...

Địa chỉ:... ……….

Nghề nghiệp:...……… ……….

Số thành viên trong gia đình:....……… ………

Phần B. Thông tin liên quan đến chất lượng nước thải sinh hoạt Câu 1: Theo đánh giá cảm quan của anh/chị, nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư có mùi lạ không? Mùi hôi thối Mùi lạ Bình thường Ý kiến khác:...

Câu 2: Theo đánh giá cảm quan của anh/chị, nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư có màu gì? Màu đen Màu đục Bình thường Ý kiến khác:...

Câu 3: Theo anh/chị, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (bể phốt) đã đảm bảo các yêu cầu vệ sinh trước khi thải ra môi trường chưa? Đảm bảo Chưa đảm bảo Ý kiến khác:...

Câu 4: Đánh giá chung của anh/chị về hiện trạng nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư? Ô nhiễm nặng Hơi ô nhiễm Không ô nhiễm Ý kiến khác:...

94

Câu 5: Theo anh/chị, chất lượng nguồn nước thải sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực không?

Có Chưa ảnh hưởng

Ý kiến khác:...

Câu 6. Anh/chị có đề xuất giải pháp gì cho vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố? ……… ………..

……… ………..

……… ………..

……… ………..

95

Phụ lục 2

DANH SÁCH NGƯỜI DÂN ĐƯỢC PHỎNG VẤN

TT Họ và tên Giới

tính Địa chỉ Ghi chú

1 Phạm Đức Hoàng Nam Tổ 1, Phường Hoàng Văn Thụ 2 Đỗ Thị Hòa Nữ Tổ 1, Phường Hoàng Văn Thụ 3 Phạm T. Kim Thoa Nữ Tổ 2, Phường Hoàng Văn Thụ 4 Nguyễn Hữu Thắng Nam Tổ 2, Phường Hoàng Văn Thụ 5 Nguyễn Thị Chung Nữ Tổ 3, Phường Hoàng Văn Thụ 6 Phạm Quang Vinh Nam Tổ 3, Phường Hoàng Văn Thụ 7 Phạm Thị Thái Nữ Tổ 4, Phường Hoàng Văn Thụ 8 Nguyễn Việt Đức Nam Tổ 4, Phường Hoàng Văn Thụ 9 Nguyễn Thị Nguyên Nữ Tổ 5, Phường Hoàng Văn Thụ 10 Tạ Quang Hào Nam Tổ 5, Phường Hoàng Văn Thụ 11 Phạm Mạnh Dũng Nam Tổ 6, Phường Hoàng Văn Thụ 12 Nguyễn Thị Hiền Nữ Tổ 6, Phường Hoàng Văn Thụ 13 Hà Thị Hậu Nữ Tổ 7, Phường Hoàng Văn Thụ 14 Đàm Văn Ngọ Nam Tổ 7, Phường Hoàng Văn Thụ 15 Phạm Văn Quỹ Nam Tổ 8, Phường Hoàng Văn Thụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)