Thƣơng mại âm thanh trong nƣớc và nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đưa sản phẩm âm thanh thương mại lên internet và áp dụng vào báo điện tử đài tiếng nói việt nam (Trang 25 - 32)

1.2. Thƣơng mại điện tử âm thanh

1.2.1. Thƣơng mại âm thanh trong nƣớc và nƣớc ngoài

1.2.1.1. Tình hình trong nƣớc

Hiện nay trên các website xuất phát từ Việt Nam, theo quan sát của chúng tôi, chỉ có một hình thức bán âm thanh qua mạng rất phổ biến hiện nay là bán các loại nhạc chuông điện thoại di động (đơn âm và đa âm). Hình thức thanh toán đơn giản: bằng tin nhắn điện thoại.

Hiện rất nhiều website cung cấp dịch vụ này. Tiêu biểu nhƣ:

http://alofun.vietnamnet.vn, http://dalink.vietnamnet.vn,

http://www.hilink.com.vn/, http://www.axmobile.com.vn/musics.asp (siêu thị điện thoại di động)

Các hãng điện thoại (Nokia, Motorola…), Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Vinaphone, Mobifone). Còn trên các báo trực tuyến, rất nhiều báo có mục Âm nhạc, hoặc âm thanh, nhƣng không phải tờ báo nào cũng có xu hƣớng kinh doanh. Có thể phân thành 2 nhóm các website báo trực tuyến có âm thanh:

1- Nhóm thứ nhất: đƣa âm nhạc lên trang web để làm cho phong phú thêm nội dung nhƣng không thực sự chú trọng mục này, thể hiện ở cách trình bày còn đơn giản, nội dung khá nghèo nàn và âm thanh tuy dễ download nhƣng chất lƣợng không cao. Ví dụ: Ví dụ nhƣ trang Quân đội nhân dân điện tử có phần Media:

http://www.qdnd.vn/qdnd/media.qdnd, Hay báo Nhân dân điện tử: http://

www.nhandan.org.vn.

2- Nhóm thứ hai: đang thực hiện hoặc có chiều hƣớng hƣớng tới mục tiêu phục vụ thƣơng mại. Lúc này, ta phải có cái nhìn về thƣơng mại điện tử rộng hơn (nhƣ đã trình bày ở trên), rất ít website bán trực tiếp bài hát hoặc file âm thanh, nhƣng rõ ràng họ xây dựng trang âm thanh với mục tiêu thƣơng mại.

- Thông tấn xã Việt Nam có các bản tin âm thanh khá hấp dẫn, sinh động. mặc dù TTXVN chƣa bán các bản tin này nhƣng lại có bán rất nhiều sản phẩm tin, ảnh khác.

- Đài TNND TP HCM và Đài TNVN có nhiều bản nhạc online, nhiều chƣơng trình âm nhạc đƣợc lƣu giữ.

http://www.voh.com.vn/newssound/newssound.cfm?catid=88

Hình 1.3 Website của Đài TNND TP HCM

Có hàng chục mục âm thanh, mà riêng trong mục Quà tặng âm nhạc đã có 641 file.

Xu hƣớng thƣơng mại thể hiện rõ: báo này có kèm ngay trong webpage biểu giá tài trợ cho các chƣơng trình phát thanh:

* Trang Giai điệu xanh của Vietnamnet

http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/index.html

Là một website âm nhạc với khá đầy đủ kiến thức âm nhạc phổ thông. Tuy nhiên trên trang này không có nhiều file âm nhạc để nghe. Trang này có bán bài hát trực tiếp bằng cách cho download xuống diện thoại:

http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/cakhuctangban/2006/10/620094/

* Trang Nhạc số của Công ty truyền thông FPT

http://nhacso.net/Music/

Mặc dù vào website này, ta đọc thấy ngay dòng chữ trên trang chủ: “Nghe nhạc tại Nhạc số là hoàn toàn miễn phí”; tuy nhiên trang này rất nhiều quảng cáo và giới thiệu các Album mới với mục đích thƣơng mại. Trang này có nhiều âm thanh chất lƣợng cao: Ví dụ trang tải nhạc MP3 (kết hợp với Viettan Studio)

Website rất phong phú với âm nhạc gồm nhiều thể loại: Nhạc cách mạng, nhạc dân tộc, nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, nhạc không lời, Nhạc Rock , nhạc tiền chiến, nhạc thiếu nhi. Trang web cũng đƣợc bố trí, phân loại theo từng thể loại nhạc, theo tác giả, tác phẩm, ca sĩ để ngƣời dùng dễ dàng tìm kiếm, chọn lựa đƣợc bài hát yêu thích.

Website này có rất nhiều logo, baner quảng cáo.

Hình1.4. Website nhạc số

* Báo Tuổi trẻ Online gần đây cũng phát triển trang âm nhạc. Ngay trên trang chủ của báo này đã thấy banner quảng bá cho việc “Tải nhạc miễn phí”. Trang Madia của báo này có thể nói là khá phong phú:

Hình1.5. Website của Báo Tuổi trẻ Online

Những bài hát thuộc nhiều thể loại khác nhau: Nhạc tiền chiến, nhạc trẻ, ca khúc kháng chiến, nhạc thiếu nhi… có hơn 1500 bài hát trong cơ sở dữ liệu. Website này cũng có 1 mục hấp dẫn khác là sách nói, chủ yếu là truyện cho thiếu nhi. Có 18 file sách nói, mỗi sách khoảng hơn 60 phút, chia làm 3-4 các file nhỏ, đủ để tạo sự hấp dẫn với các bạn trẻ.

Ngoài ra trang này cũng giới thiệu 154 album video clip âm nhạc. http://www.vnmedia.vn/video_audio/

Trang nghe nhạc trực tuyến của VNMEDIA, ƣu điểm nổi bật là tốc độ máy chủ nhanh nhƣng hạn chế ở số lƣợng bài ít, giao diện đơn giản. * Đó là chƣa kể tới các website bằng tiếng Việt nhƣng không xuất phát từ Việt Nam (có rất nhiều). Trong đó đã có những trang thực sự bán bài hát qua mạng và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ví dụ:

http://www.cailuong.com/index.php

Đây là trang web nghe nhạc cải lƣơng, nhƣng đòi hỏi phải trả phí nếu muốn nghe đầy đủ, hầu hết các bài hát đều cho nghe thử dạng MP3, chất lƣợng âm thanh tốt.

* Với báo điện tử VOVNews- Đài Tiếng nói Việt Nam.

Khi website báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam trình bày ngày càng nhiều âm thanh trên mạng Internet, đã có nhiều thính giả gửi thƣ đến bày tỏ mong muốn có những đĩa CD hoặc băng ghi âm những bài hát, những âm thanh tiếng thơ, đọc truyện đã phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Có những thính giả trong nƣớc, có ngƣời ở nƣớc ngoài, yêu cầu gửi cho họ có khi là những bài hát qua giọng ca của nghệ sĩ Thanh Huyền, những bài thơ qua giọng ngâm nghệ sĩ Châu Loan…; và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của riêng Đài Tiếng nói Việt Nam. Một số thính giả cho biết sẵn sàng trả chi phí nếu phía VOVNews yêu cầu.

Nhƣ vậy, nếu đƣa kho âm thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam lên Internet và đặt vấn đề thƣơng mại điện tử, chúng tôi kiến nghị:

1. Có thể “bán” các bài hát, chƣơng trình đọc truyện, chƣơng trình dạy tiếng Việt… này theo kiểu cho phép download từ trên trang web, có thu phí. Hình thức này cũng có thể áp dụng theo lối “quà tặng”, Khách hàng A mua để gửi tặng cho khách hàng B. Điều quan trọng là tìm ra hình thức thanh toán phù hợp.

2. Có thể đƣa âm thanh chất lƣợng cao lên website nhƣ “mẫu hàng” để giới thiệu và bán các CD chọn lọc ghi âm các chƣơng trình ca nhạc, các mục âm thanh giải trí (đọc truyện đêm khuya, tiếng thơ, kể chuyện cổ tích, hát ru, câu lạc bộ hài...). Và cả các chƣơng trình mang tính chất giáo dục (Dạy tiếng Việt, tiếng nƣớc ngoài, Cửa sổ tình yêu...).

1.2.1.2. Tình hình nƣớc ngoài

eMusic, hãng bán lẻ nhạc độc lập lớn nhất thế giới, thành lập năm 1998 và cho ra đời dịch vụ đặt mua dài hạn nhạc số đầu tiên vào năm 2000. Napster cũng có bán nhạc trực tuyến vào năm 2000. Trong khi đó, Sony trở thành công ty đầu tiên đƣa nhạc của các hãng thâu nhạc lớn lên mạng. Các công ty thu nhạc khi ấy sợ giao các catalô nhạc của mình cho các công ty bên ngoài và họ đã từ chối đề nghị bán nhạc số của hãng MP3.com và eMusic vào cuối thập kỷ. Thay vào đó, họ tự mở dịch vụ nhạc số của riêng mình để tiện kiểm soát.

Tuy nhiên, Sony - một trong các ông lớn về thâu nhạc, đã không thành công với nhạc online do dịch vụ của họ khó sử dụng mà giá lại cao (tới 3.5 đô-la /bài). Đã thế khách hàng lại không thực sự đƣợc sử dụng mà chỉ là “thuê” các track (bài hát). Sau một thời gian nhất định, các file sẽ hết giá trị và ngƣời sử dụng phải mua lại!

Bất chấp thất bại, ngành công nghiệp thu đĩa thử sức một lần nữa. Universal Music Group, Sony liên kết thành lập Duet (sau là PressPlay). Còn EMI, AOL/Time Warner và BMG thành lập MusicNet. Song các dịch vụ này vẫn gặp trở ngại do giá cao và những hạn chế đối với cách thức khách hàng đƣợc sử dụng file sau khi tải. Rốt cục, nhiều khách hàng đổ xô sang các chƣơng trình chia sẻ file - vừa dễ sử dụng vừa miễn phí.

Các dịch vụ không thuộc hãng thâu nhạc lớn, nhƣ eMusic và Rhapsody.com tiếp tục cuộc chơi bằng việc bán nhạc của các nghệ sĩ độc lập. Thị trƣờng tải nhạc số chỉ thực sự bắt đầu khởi sắc vào năm 2003, khi hãng Apple Computer giới thiệu dịch vụ iTunes (hiện chiếm tới 65% thị phần nhạc số toàn cầu.) Các hãng nhạc ở Mỹ, Anh, Tây Âu có vẻ phát triển hơn cả (về mọi mặt). Ở Nga có AllofMP3.com là một website có bề dày hoạt động, có cả giao diện tiếng Anh và tiếng Nga, khá chuyên nghiệp, tích cực bán nhạc trong và ngoài

nƣớc, là đối thủ đáng gờm của các hãng nhạc trực tuyến Tây Âu. Ở Trung Quốc, tiểu biểu là music.km169.net (chỉ có giao diện tiếng Trung.) Bên Úc có website AMO (Australian Music Online) do Nhà nƣớc tài trợ, chuyên quảng bá thƣơng mại cho nhạc Úc trong và ngoài nƣớc.

* Doanh thu

Theo tính toán năm 2006 của Công ty nghiên cứu thị trƣờng In-Stat thì doanh số nhạc số năm 2005 (bao gồm cả nhạc tải hoặc nghe trực tuyến và nhạc đĩa) đạt 1,5 tỷ đô-la. Công ty này dự đoán con số trên sẽ lên tới 10,7 tỷ đô-la vào năm 2010. In-Stat cũng dự đoán doanh thu từ nhạc tải vào năm 2007 sẽ vƣợt doanh thu từ việc bán đĩa nhạc qua mạng. Ngoài ra, báo cáo của In-Stat cho thấy dịch vụ tải nhạc lên điện thoại di động đang lên ngôi bên cạnh việc bán đĩa CD truyền thống cũng nhƣ tải các bài hát, album về máy tính hay dụng cụ nghe nhạc xách tay. Báo cáo còn cho biết hiện có sự gia tăng đáng kể sồ ngƣời chấp nhận trả tiền để nghe nhạc một cách hợp pháp.

* Loại hình doanh nghiệp kinh doanh nhạc online

Chủ yếu là B-2-C. Có thấy một B-2-B là MusicNet. Các hãng nhạc online đƣợc khảo sát ở đây chủ yếu bán trực tiếp file âm thanh trên mạng. Có một số ít nhƣ Walmart.com (của tập đoàn bán lẻ Wal-Mart) vừa bán file online vừa bán đĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đưa sản phẩm âm thanh thương mại lên internet và áp dụng vào báo điện tử đài tiếng nói việt nam (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)