1.2. Thƣơng mại điện tử âm thanh
1.2.2. Bản quyền âm nhạc
1.2.2.1 Bản quyền (quyền tác giả) là gì?
Theo từ điển Bách khoa wikipedia, quyền tác giả hay bản quyền là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của ngƣời này. Quyền tác giả đƣợc dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn đƣợc gọi là tác phẩm) thí dụ nhƣ các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chƣơng trình truyền thanh. Quyền
này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này.
Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm đƣợc ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phƣơng tiện lƣu trữ. Quyền tác giả thông thƣờng chỉ đƣợc công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra đƣợc là có tính chất duy nhất.
1.2.2.2. Thực thi bản quyền ở Việt Nam
Quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam. Thực tế, ý tƣởng về quyền tác giả đã hình thành ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và đƣợc tiếp tục ghi nhận tại các bản Hiến pháp sau. Ngoài ra, tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Hải quan, Bộ luật Hình sự và các luật, văn bản pháp quy khác cũng đã có các quy định về quyền tác giả.
Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo hộ quyền tác giả nói chung và thực thi các hiệp định song phƣơng về quyền tác giả, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng. Nó đã xác lập đƣợc hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ quyền tác giả của những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do lao động của tƣ duy sáng tạo ra. Nó bảo đảm việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội ở lĩnh vực này, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, dự báo đƣợc xu thế phát triển trong nƣớc và trên trƣờng quốc tế. Vì vậy, nó thể hiện tƣ tƣởng tiến bộ, nhân văn về quyền con ngƣời của Nhà nƣớc Việt Nam. Trong những năm qua, pháp luật về quyền tác giả đã phát huy tác dụng tích cực trên các mặt. Pháp luật đã tạo lập môi trƣờng khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học, thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo nói chung, trong giới trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng. Pháp luật là phƣơng tiện để tác giả bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, là công cụ để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội về quyền tác giả, ngăn chặn những sản phẩm văn hóa
độc hại, bất lợi cho cộng đồng và lợi ích quốc gia. Ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình đến phát thanh, truyền hình đều tôn trọng các quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, quyền cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và quyền đƣợc hƣởng nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác phát sinh từ việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Tình trạng vi phạm quyền tác giả cũng đã diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, có vụ việc nghiêm trọng. Thị trƣờng băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình đƣợc báo động về tình trạng nhập lậu qua biên giới, sao chép tùy tiện không phép đã gây thiệt hại cho các chủ sở hữu tác phẩm. Việc sử dụng tác phẩm không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm vẫn diễn ra, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Tình trạng in lậu sách vẫn chƣa đƣợc chấm dứt. Việc sao chép, sử dụng không phép các chƣơng trình phần mềm đang là vấn đề gây ảnh hƣởng đến chính sách đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin của Nhà nƣớc, làm thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Nếu hệ thống pháp luật về quyền tác giả đủ sức bảo hộ quyền tác giả ở nội địa và hội nhập quốc tế thì hệ thống thực thi và việc thi hành đang là vấn đề bức xúc cần phải đƣợc cải thiện tích cực.
Để trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), việc tham gia Hiệp định TRIPS, về các khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bắt buộc của lộ trình này. Theo cam kết tại Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thụy Sĩ, ngoài việc tham gia Công ƣớc Berne, Hiệp định TRIPS, Việt Nam còn phải tham gia Công ƣớc Rome 1961 về bảo hộ ngƣời biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. Theo cam kết tại Điều 1, Khoản 3 và Điều 18, Chƣơng II Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì ngoài việc tham gia Công ƣớc Berne về bảo hộ tác
phẩm văn học, nghệ thuật trong thời hạn 24 tháng, Việt Nam còn phải tham gia Công ƣớc Geneva 1971 về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép trái phép, Công ƣớc Brussles 1974 về phân phối các tín hiệu mang chƣơng trình truyền qua vệ tinh trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
Công ƣớc Berne có hiệu lực vào ngày 24/10/2004, đã tác động sâu sắc đối với hầu hết các hoạt động văn hoá thông tin, từ hoạt động lập pháp, quản lý, thực thi, hoạt động kinh doanh và dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu hƣởng thụ của công chúng trong năm 2005. Xuất bản, âm nhạc, điện ảnh và các hoạt động giải trí khác chịu sự chi phối mạnh từ công ƣớc này. Ngành xuất bản chỉ xuất bản bằng khoảng 50% số đầu sách dịch của nƣớc ngoài so với cùng kỳ các năm trƣớc. Số sách văn học nƣớc ngoài dịch xuất bản tại Việt Nam có tỉ lệ còn thấp hơn tỷ lệ trên. Điều này chứng tỏ phần nào về việc đề cao trách nhiệm của các nhà xuất bản khi phải thực hiện nghĩa vụ thoả thuận trƣớc khi xuất bản với các tổ chức, cá nhân thuộc nƣớc thành viên công ƣớc.
Cùng với Công ƣớc Berne, Công ƣớc Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không đƣợc phép bản ghi âm của họ có hiệu lực vào ngày 6/7/2005 cũng đã có tác động mạnh vào hoạt động của các hãn sản xuất băng, đĩa ca nhạc, các tổ chức phát sóng, các tổ chức và cá nhân hoạt động với mục đích thƣơng mại sử dụng chƣơng trình ghi âm.
1.2.2.3. Thực thi bản quyền của thế giới
1.2.2.3.1. Vấn đề pháp lý
Xã hội phƣơng Tây trọng pháp luật từ xƣa và hiện nay chế độ pháp quyền tƣơng đối hoàn thiện nơi đây. Pháp luật đƣợc tích cực áp dụng để điều chỉnh mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh.
Các công ty thƣơng mại điện tử nói chung và nhạc nói riêng của nƣớc ngoài tỏ ra rất am hiểu về pháp luật và coi trọng các vấn đề pháp lý. Dƣờng nhƣ
chúng hầu hết đều có riêng một đội ngũ luật gia, luật sƣ chuyên nghiên cứu luật, tƣ vấn luật, hỗ trợ hoạch định chính sách và đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng có may mắn là đƣợc bảo hộ bởi luật bản quyền đã phát triển đầy đủ của nƣớc sở tại.
Các website nhạc thƣơng mại đều có các mục nhƣ Terms of Use (điều khoản sử dụng), Agreement (thỏa thuận), Privacy Policy (chính sách về quyền riêng tƣ), thể hiện rõ và chặt chẽ quan điểm của công ty, trách nhiệm của công ty và những ràng buộc pháp lý của công ty đối với khách hàng.
Cụ thể có mấy điểm sau:
a. Các website yêu cầu tất cả những ai ghé thăm và muốn dùng website phải đọc và tuân thủ đầy đủ các điều khoản sử dụng của website; nếu không nhất trí ở bất cứ điểm nào thì không đƣợc dùng website hoặc ngừng ngay lập tức việc sử dụng website.
b. Các website nhạc đặc biệt quan tâm đến bản quyền vì (1) nó liên quan sát sƣờn đến lợi nhuận và uy tín của các công ty, (2) sản phẩm kỹ thuật số rất dễ sao chép, nhân bản và phát tán với chất lƣợng gần nhƣ không đổi.
Các website khẳng định quyền sở hữu của doanh nghiệp và đối tác doanh nghiệp đối với tất cả nội dung bên trong trang web, từ các file nhạc, bài viết đến tranh ảnh, slogan, logo, thƣơng hiệu, v.v. Chúng (các website B-2-C) chỉ chấp nhận việc sử dụng cá nhân, phi thƣơng mại, tức là khách hàng không đƣợc sao chép, nhân bản, bán lại, phân phối hoặc phát lại bất cứ nội dung nào của website (dù khách hàng đã mua nội dung đó) nếu không có sự đồng ý trƣớc bằng văn bản của website.
Ngay trong trƣờng hợp ngƣời sử dụng đƣợc nghe nhạc miễn phí, đọc bài viết miễn phí, các website cũng yêu cầu phải tôn trọng quyền tinh thần (moral rights) của website, tức là phải chỉ rõ nguồn và không tùy ý chỉnh sửa thông tin.
Ngoài ra, các website còn khẳng định bản quyền đối với các thông tin do khách hàng chia sẻ trên mạng của công ty.
c. Website nghiêm cấm ngƣời sử dụng lấy cắp dữ liệu, đột nhập mạng, rà soát website để tìm lỗ hổng bảo mật, tải nặng lên website, can thiệp vào hoạt động và giao dịch của website, thay đổi thông tin, dùng website hoặc nội dung website cho mục đích bất hợp pháp.
d. Website khẳng định không chịu trách nhiệm với khách hàng về hậu quả khách hàng chịu do vi phạm quy định của công ty. Nó cũng không bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách hàng khi truy cập và khách hàng phải chấp nhận nguy cơ đó khi sử dụng website.
e. Website giữ quyền chỉnh sửa nội dung hoặc chấm dứt hoạt động bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trƣớc.
f. Website khẳng định tôn trọng thông tin cá nhân, bao gồm thông tin tài chính, của khách hàng và gắng hết sức để bảo vệ thông tin đó nhằm tạo yên tâm cho khách hàng.
h. Website cũng nêu rõ nếu khách hàng vi phạm các điều khoản sử dụng thì có thể bị website truất quyền sử dụng dịch vụ, phạt tiền, tiết lộ thông tin hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.2.2.3.2. Vi phạm bản quyền về âm nhạc trên thế giới
Năm 2004: Ngành công nghiệp đĩa nhạc lậu phát triển rất mạnh tại châu Mỹ Latin, Ấn Độ, Trung Đông và bắc Âu. 31 quốc gia có số doanh thu bán đĩa nhạc lậu cao hơn nhạc hợp pháp (Liên hiệp âm nhạc quốc tế).
Tập đoàn Informa Media Group ở London đƣa ra mức ƣớc tính thiệt hại vi phạm bản quyền nhạc qua Internet khoảng 2,1 tỷ USD mỗi năm.
1.2.2.4. Các bên tham gia bản quyền
Tình hình bản quyền âm nhạc ở Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai và rất thiếu chuyên nghiệp. 80% thị phần âm nhạc hiện nằm ở thành phố Hồ Chí
Minh, tập trung vào TOP5 hãng đĩa lớn (Phƣơng Nam, Bến Thành, Viết Tân, Hãng Phim Trẻ, VAFACO).
Hiện chƣa có công ty nào chuyên về bản quyền nên các đơn vị có nhu cầu phải làm việc trực tiếp với các chủ sở hữu. Hiện một bài hát đƣợc lƣu trong đĩa CD thƣờng có 3 chủ sở hữu hợp pháp: Nhạc sĩ + Hãng đĩa + ca sĩ. Trong trƣờng hợp một ca sĩ mới hiện nay mua độc quyền ca khúc và bỏ tiền thuê hãng đĩa phát hành thì chỉ cần mua trực tiếp từ ca sĩ đó.
Hiện nay tại Việt Nam không chỉ có duy nhất Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc có quyền cho phép sử dụng bài hát, bản nhạc, bản ghi âm ca khúc, mà còn có Hiệp hội Công nghiệp ghi âm, Cục bản quyền tác giả, ca sĩ, ngƣời biểu diễn, tổ chức phát sóng…, sắp tới sẽ có thêm Hiệp hội bảo vệ quyền của ngƣời biểu diễn. Trong điều kiện hội nhập, sự ra đời các tổ chức này là cần thiết đối với việc bảo vệ quyền lợi của các tác giả.
Để tăng cƣờng bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về vấn đề này, chúng ta cần tích cực "thực hiện chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" đã đƣợc Đại hội IX của Đảng xác định. Hội nhạc sĩ Việt Nam đã cho phép Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chính thức tách khỏi Hội để hoạt động nhƣ một chủ thể độc lập.
Từ nay trở đi, mọi báo cáo, thủ tục hành chính, tài chính, cũng nhƣ việc truy - thu bao nhiêu tiền tác quyền (thu ít hay thu nhiều), Hội nhạc sĩ Việt Nam đều không có quyền can thiệp. Trung tâm vận hành theo cơ chế tự làm, tự chịu. Theo nhạc sĩ Lƣơng Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm): “đã đến lúc các nhạc sĩ phải sống đƣợc bằng tác phẩm của mình”. Muốn vậy, các nhạc sĩ phải bán đƣợc tác phẩm. Tức là, quan hệ giữa nhạc sĩ và ngƣời tiêu dùng sẽ chỉ là quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán, tuân theo tiêu chí “thuận mua, vừa bán”. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không trả tiền cho nhạc sĩ (hoặc đại diện tác quyền của
nhạc sĩ) thì không đƣợc phép sử dụng tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào. Trung tâm sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ tác quyền cho cả những tác giả không phải là hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam.
Hiện tại, Trung tâm đang tiến hành thu tiền bản quyền với các Website nhạc trực tuyến. Trung tâm cũng đang dự định thu tiền ở các khách sạn và trên mạng điện thoại di động. Nhƣng đến giờ mới chỉ có khách sạn Sunway (Hà Nội) đồng ý trả tiền. Các nơi khác vẫn dùng dằng vì cho rằng biểu giá của Trung tâm quá cao ( mỗi lĩnh vực có một biểu giá khác nhau tuỳ theo lãi lỗ). Sau 4 năm ra đời, tới năm 2005 Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam (thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam) đã ký hợp đồng uỷ thác quyền với trên 700 nhạc sỹ, thu hơn 2 tỷ đồng từ việc cho khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc đề phân phối lại cho các nhạc sỹ. Đặc biệt, vào ngày 24 tháng 11 năm 2005, với sự hỗ trợ của Liên đoàn quốc tế các nhà soạn nhạc và soạn lời (CISAC), Lễ ký kết hợp đồng đại diện song phƣơng giữa Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) với Hiệp hội các nhà soạn nhạc và soạn lời Singapore (COMPASS) và các hiệp hội thành viên đƣợc uỷ thác gồm 16 tổ chức của 14 quốc gia đã diễn ra tại Hà Nội. Theo hợp đồng song phƣơng này, nhạc sỹ của Việt Nam đƣợc thu tiền bản quyền sử dụng tác phẩm tại 14 quốc gia. Đồng thời, VCPMC cũng có nghĩa vụ thu và thanh toán tiền cho các quốc gia liên quan. VCPMC còn ký kết bản hợp đồng để nhận đƣợc sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, nghiệp vụ từ CISAC. Hoạt động này là một bƣớc tiến mới của Trung tâm sau 4 năm chuẩn bị. Nó là sự kiện đầu tiên của Việt Nam trong việc vƣơn ra nƣớc ngoài cùng các tổ chức tƣơng ứng thuộc các quốc gia, thực hiện vai trò quản lý tập thể trong việc thu và thanh toán tiền bản quyền cho giới nhạc sỹ.
Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan đã ý thức rõ hơn về quyền lợi của mình từ việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận bản
quyền, cũng nhƣ nộp đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc vi phạm, xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Nhiều tác phẩm đƣợc chuyển giao quyền sở hữu đã đƣợc các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký.
Các bƣớc cơ bản để mua các tác phẩm âm nhạc:
Bƣớc 1: Xác định những bài hát cần mua
Chuẩn bị danh sách bài hát gồm các thông tin: tên bài, album (nếu có), đối tƣợng, hãng đĩa, ca sĩ, mhạc sĩ.
Khi đã có danh sách đầy đủ, tiền hành bƣớc 2 trƣớc, có thể làm luôn song song bƣớc 3 để tiết kiệm thời gian (gửi công văn, xin báo giá kèm danh sách đặt mua)
Bƣớc 2: Lên danh sách, mua của Hội nhạc sĩ trƣớc
Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN hiện nay là tổ chức lớn nhất về