Bảo mật hệ thống âm thanh cho TMĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đưa sản phẩm âm thanh thương mại lên internet và áp dụng vào báo điện tử đài tiếng nói việt nam (Trang 82 - 83)

3.5.1. Mã hoá trên máy chủ (khoá cứng hoặc mã hoá links)

- Tạo nên trên máy chủ có hình thức khoá cứng (không cho truy xuất file, có cơ chế riêng để truy xuất. ( Không tiếp cận đƣợc file, không tải đƣợc, có thể chuyển tới khách hàng trực tiếp, hoặc chỉ chuyển khi ok mọi việc...)

- Tạo khoá mềm (có thể mã hoá đƣờng link bình thƣờng - dùng JavaScript hoặc MMD5 hoặc tự encode-decode theo phƣơng thức của mình) hoặc dùng session. (ở NhacSO.net hiện đang dùng duy nhất 1 cách mã hoá bằng JavaScript, và đã bị phá khoá từ lâu )

3.5.2. Bảo mật bằng công nghệ DRM

Bảo vệ bản quyền bằng luật chƣa đủ, các công ty thƣơng mại nhạc còn dùng đến các công nghệ tin học có tên gọi Digital Rights Management (DRM) nhằm (1) ngăn chặn việc sao chép các tác phẩm âm nhạc chạy

streaming trên website, (2) khống chế việc download các file xuống máy tính, cóp ra đĩa CD, hay chuyển sang máy nghe nhạc. Chẳng hạn, Walmart.com cho phép tải trực tiếp file nhạc xuống duy nhất 1 máy PC, sau đó có thể chuyển file sang 2 máy PC khác. File nhạc sẽ chỉ chạy đƣợc trên 3 máy PC đó. Nếu sao chép ra đĩa CD thì chỉ đƣợc tối đa là 10 lần. Còn Napster cho phép khách thuê bao chuyển file nhạc sang tối đa 3 máy nghe nhac xách tay. Công nghệ DRM còn có thể làm cho các file đã tải xuống máy tính hoặc dụng cụ nghe nhạc trở nên không sử dụng đƣợc nữa khi kết thúc thời gian thuê bao hoặc khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả tiền.Tạo nên các dạng player riêng, chỉ dùng chính player đó mới nghe đƣợc, chủ yếu các hãng lớn sử dụng khảng định vị thế và cạnh tranh.Ngoài ra nó còn tạo nên các key cho chính file âm thanh đó, mỗi file âm thanh muốn nghe đựợc đều phải có key do ngƣời bán cung cấp.

Vấn đề chính đặt ra đối với DRM là gây phiền hà cho khách, hạn chế quyền sử dụng chính đáng của khách. Nhìn ở góc độ xã hội, DRM cản trở sự di chuyển thông tin về mặt không gian và thời gian. Do vậy, ở ngay các nƣớc phƣơng Tây phát triển, DRM cũng bị phản đối bởi một số cá nhân, bao gồm cả những ngƣời nổi tiếng và các nhà khoa học.

Trên thực tế có một số website (không nhiều lắm), nhƣ eMusic chẳng hạn, tuyệt đối không dùng bất cứ một công nghệ DRM nào. Dù không dùng DRM, eMusic vẫn kinh doanh phát đạt (hãng này hiện là nhà bán lẻ nhạc độc lập lớn nhất thế giới và là nhà bán lẻ nhạc số lớn thứ 2 thế giới nói chung).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đưa sản phẩm âm thanh thương mại lên internet và áp dụng vào báo điện tử đài tiếng nói việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)