Phát triển công nghệ hỗ trợ TMĐT

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2010 pps (Trang 45 - 46)

- Đa số doanh nghiệp và các đối tượng có nhu cầu vẫn chưa thực sự hiểu đúng và lòng tin cao vào độ an toàn khi giao dịch có sử dụng các công nghệ cao như chữ ký số và thanh toán điện tử.

4. Phát triển công nghệ hỗ trợ TMĐT

Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 nhấn mạnh việc cần chú trọng phát triển các công nghệ hỗ trợ TMĐT trên cơ sở khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài dưới các hình thức:

- Ban hành và phổ cập các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ phục vụ hoạt động TMĐT; các tiêu chuẩn chung sử dụng trong TMĐT, đặc biệt là chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI và ebXML).

- Khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng triển khai ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử; xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số ngành công nghiệp có quy mô kinh tế lớn.

4.1. Ban hành và phổ cập các tiêu chuẩn sử dụng trong TMĐT

Trong giai đoạn 5 năm qua, việc ban hành, phổ cập các chính sách, biện pháp nhằm phát triển công nghệ phục vụ việc quản lý và thuận lợi hóa hoạt động TMĐT đã được các Bộ, ngành rất chú trọng. Bộ Khoa học và Công nghệ với trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác tiêu chuẩn hóa, đã xây dựng và phổ biến nhiều bộ tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, bao gồm những tiêu chuẩn liên quan đến trao đổi dữ liệu thương mại, trao đổi dữ liệu trong hành chính, thương mại và vận tải (EDIFACT), định dạng trao đổi và phần tử dữ liệu, quy tắc tạo tệp lược đồ XML, xử lý thông tin, v.v…

Bảng I.5: Các bộ tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử

Bộ tiêu chuẩn Nội dung

TCVN ISO 7372:2003 Trao đổi dữ liệu thương mại - Danh mục phần tử dữ liệu thương mại

TCVN ISO 9735:2004 Trao đổi dữ liệu trong hành chính, thương mại và vận tải (EDIFACT)

TCVN ISO 8601:2004 Định dạng trao đổi và phần tử dữ liệu - Trao đổi thông tin - Biểu diễn ngày tháng

và thời gian

TCVN ISO/TS 20625:2002 Trao đổi dữ liệu trong hành chính, thương mại và vận tải (EDIFACT) - Quy tắc tạo

tệp lược đồ XML (XSD) trên cơ sở các hướng dẫn thực thi của EDIFACT

TCVN ISO 14662:1997 Công nghệ thông tin - Mô hình tham chiếu EDI mở

TCVN ISO 6093:1985 Xử lý thông tin - Biểu diễn các giá trị số theo chuỗi ký tự trong trao đổi thông tin

TCVN ISO/TS 15000 ebXML:2006 ebXML:2006

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng kinh doanh điện tử ebXML

TCVN 7789 (part 1-6):2007 Công nghệ thông tin - Sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR)

Nhằm đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ-BTTTT và Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT ngày 09 tháng 04 năm 2008 quy định áp dụng tiêu chuẩn ứng dụng CNTT và ban hành Danh mục tiêu chuẩn ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, trong đó có nhiều tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử thuộc nhóm tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin và đặc tả dữ liệu.

46

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về ứng dụng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động hải quan.4 Hiện nay, việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan địa phương cơ bản vẫn dựa trên nền công nghệ web/Internet và XML truyền thống. Với mục tiêu hiện đại hóa hoạt động hải quan và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, Tổng cục Hải quan hiện đang nghiên cứu các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của WCO và EDIFACT để đưa vào sử dụng trong thời gian tới.

Bộ Công Thương bắt đầu triển khai xây dựng Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys từ năm 2006. Trước đây, eCoSys được phát triển dựa trên công nghệ web/Internet và XML truyền thống. Trong năm 2008, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trao đổi dữ liệu điện tử trong cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng đối với các tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, các tổ chức và cá nhân sử dụng dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử và các doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật. Việc áp dụng bộ quy chuẩn này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các cơ quan nhà nước trong quản lý số liệu xuất nhập khẩu và từng bước thuận lợi hóa các hoạt động thương mại qua biên giới trên cơ sở kết nối với các hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của các nước trong khu vực và thế giới theo tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến về trao đổi dữ liệu điện tử EDIFACT của Liên Hợp Quốc. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn được sử dụng trong đổi dữ liệu điện tử được đa số tổ chức và doanh nghiệp biết đến là EDI và XML. Các tiêu chuẩn này thường được sử dụng vào việc sao lưu cơ sở dữ liệu, trao đổi dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau hoặc giữa các chi nhánh của một tổ chức, doanh nghiệp như trong ngành ngân hàng, công ty chứng khoán, hải quan, v.v... Chẳng hạn, Tổng cục Hải quan đã triển khai ứng dụng trên nền tảng XML kết hợp với mô hình theo khuyến cáo của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) để trao đổi dữ liệu với các doanh nghiệp tham gia dịch vụ thủ tục hải quan điện tử; Bộ Công Thương đã thống nhất biểu mẫu XML với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các phòng quản lý xuất nhập khẩu, các khu công nghiệp, khu chế xuất để sao lưu, truyền dữ liệu cấp chứng nhận xuất xứ điện tử về hệ thống eCoSys. Một số doanh nghiệp như Cảng Hải Phòng đã đi đầu trong triển khai trao đổi dữ liệu điện tử trong quản lý và xử lý vận đơn cho các hãng tàu trong và ngoài nước. Chương trình của Cảng Hải Phòng được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế UN/ISO EDIFACT 9735 để quản lý dữ liệu container của Cảng. Công ty Unilever Việt Nam đã xây dựng mạng EDI từ năm 2007 dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử để quản lý sản phẩm bằng hệ thống mã vạch (barcode EANCOM13) theo tiêu chuẩn GS1.

Hiện nay, việc khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng triển khai ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử đang diễn ra mạnh mẽ. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành thống nhất sử dụng các tiêu chuẩn công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực thẻ thanh toán, chuyển tiền quốc tế liên ngân hàng (như tiêu chuẩn ISO 8583, SWIFT) và trao đổi, tích hợp thông tin (dựa trên nền tảng tiêu chuẩn XML).

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2010 pps (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)