Các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet có trách nhiệm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan;

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2010 pps (Trang 31 - 32)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1 Tuyên truyền, phổ biến và đào tạo về TMĐT

d) Các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet có trách nhiệm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan;

đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan;

đ) Việc chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet được Bộ Thông tin và Truyền thông phân bổ cho tổ chức, cá nhân thông qua đấu giá phải được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận.

Với sự phát triển nhanh của số lượng website TMĐT trong 5 năm qua, các vụ việc tranh chấp tên miền, đặc biệt là tên miền liên quan đến nhãn hiệu và tên thương mại cũng tăng nhanh cả về số lượng lẫn độ phức tạp. Thực tiễn này đặt ra nhu cầu phải có một cơ chế hiệu quả để giải quyết các tranh chấp, bên cạnh thủ tục khiếu nại hành chính vẫn áp dụng từ trước đến nay mà Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) là đầu mối tiếp nhận và xử lý.

Tháng 12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT “Quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Được xây dựng dựa trên “Chính

32

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất” của Tổ chức tên miền quốc tế - ICANN, Thông tư này là căn cứ để các tổ chức trọng tài và tòa án tham khảo khi phân xử tranh chấp dân sự hoặc thương mại phát sinh trong quá trình sử dụng tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia “.vn”. Thông tư đưa ra những nguyên tắc chung nhất về các căn cứ giải quyết tranh chấp, bao gồm điều kiện khởi kiện tranh chấp tên miền, cơ sở xác định “hành vi sử dụng tên miền với ý đồ xấu”, và “bằng chứng cho quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền”. Thông tư cũng quy định các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền và trách nhiệm xử lý tên miền tranh chấp của các bên có liên quan.

Việc áp dụng kết quả phân xử của tòa án và trọng tài cho các tranh chấp liên quan đến tên miền là một thay đổi lớn về phương thức quản lý đối với nguồn tài nguyên Internet quan trọng này. Bằng cách giảm can thiệp hành chính và nâng cao vai trò của các thể chế xã hội, quy định này sẽ giúp thiết lập một cơ chế công bằng, minh bạch trong việc phân bổ tên miền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên Internet và góp phần thúc đẩy phát triển TMĐT tại Việt Nam.

2.2.2. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử

Năm 2005, lần đầu tiên trong lịch sử, các văn bản ở dạng điện tử - hay “thông điệp dữ liệu” theo ngôn ngữ văn bản luật - được chính thức thừa nhận giá trị pháp lý tại Việt Nam. Sự thừa nhận này thể hiện một cách nhất quán và đồng bộ tại ba văn bản nền tảng của hệ thống luật dân sự và thương mại: Luật Giao dịch điện tử, Bộ luật Dân sự sửa đổi và Luật Thương mại sửa đổi, cùng được ban hành vào năm 2005.

Hộp I.2: Các văn bản pháp luật quy định về thông điệp dữ liệu tại Việt Nam

Điều 15 Luật Thương mại năm 2005: Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005: Hình thức giao dịch dân sự

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2010 pps (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)