Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hànhvi cụ thể.

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2010 pps (Trang 32 - 33)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1 Tuyên truyền, phổ biến và đào tạo về TMĐT

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hànhvi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

Luật Giao dịch điện tử 2005 có hẳn một chương về “Thông điệp dữ liệu” (Chương 2) bao gồm 2 mục:

Mục 1 – Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu (gồm 6 điều) quy định về hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu,

lưu trữ thông điệp dữ liệu, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và các điều kiện chung để thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, như bản gốc, hoặc có giá trị làm chứng cứ.

Mục 2 – Gửi,nhận thông điệp dữ liệu (gồm 5 điều) quy định chi tiết về cách xác định người khởi tạo thông điệp

dữ liệu, thời điểm, địa điểm gửi và nhận thông điệp, cũng như các bước xác nhận khi cần.

Khi những văn bản được khởi tạo, trao đổi và lưu trữ bằng phương tiện điện tử được pháp luật chính thức thừa nhận, thì các hoạt động mua bán, quảng cáo, xúc tiến thương mại cũng như các giao dịch dân sự khác dựa trên việc trao đổi văn bản điện tử mới có thể phát triển một cách bền vững, trong khuôn khổ được pháp luật bảo vệ. Do vậy, việc thông điệp dữ liệu được thừa nhận

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

33

giá trị pháp lý như văn bản và thừa nhận giá trị bản gốc khi đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cần thiết đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai rộng rãi ứng dụng thương mại điện tử vào các giao dịch thương mại và dân sự trong xã hội. Bên cạnh những nguyên tắc chung đưa ra trong các văn bản luật, sự thừa nhận này còn được cụ thể hóa đối với từng lĩnh vực đặc thù của hoạt động kinh tế với việc ra đời hàng loạt nghị định và văn bản dưới luật trong giai đoạn 5 năm vừa qua, đặc biệt là các văn bản về chứng từ điện tử.

Một chu trình thương mại hoàn chỉnh luôn gắn liền với rất nhiều loại chứng từ, bao gồm những chứng từ liên quan đến việc giao kết hợp đồng như chào hàng, chấp nhận chào hàng, phụ lục hợp đồng, cho đến chứng từ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng như chứng từ vận tải, chứng từ thanh toán, v.v... Tại Việt Nam hiện nay, chứng từ điện tử đang trở nên khá phổ biến trong giao dịch giữa các đối tác kinh doanh, đặc biệt ở những bước tiến tới việc giao kết hợp đồng. Về mặt pháp lý, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định Thương mại điện tử năm 2006 và Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính năm 2007 đã cung cấp đủ cơ sở để doanh nghiệp có thể sử dụng chứng từ điện tử trong các giao dịch thương mại nói chung.

Hộp I.3: Khái niệm “Chứng từ điện tử” trong Nghị định về Thương mại điện tử và Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Nghị định Thương mại điện tử: Điều 3. Giải thích từ, ngữ

1. “Chứng từ” là hợp đồng, đề nghị, thông báo, tuyên bố, hóa đơn hoặc tài liệu khác do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng. tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2010 pps (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)