Quy trình cấptín dụngtại CN Sở giao dịch 1

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (Trang 80 - 127)

(Nguồn: Quy chế cấp tín dụng của BIDV và Phân cấp thẩm quyền cho BIDV – CN Sở giao dịch 1 theo công văn số 8142/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018)

(1) Với khoản cấp tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng 22 tỷ đồng thì sẽ do Phó giám đốc QLKH trực tiếp đưa ra phán quyết cấp tín dụng cho khoản vay.

(2) Với các khoản cấp tín dụng nằm trong khoảng 22 tỷ < Giới hạn tín dụng < 77 tỷ đồng. Sau khi được Phó giám đốc QLKH phê duyệt Báo cáo đề xuất cấp tín dụng, bộ phận QHKH sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang phòng QLRR 1 để thực hiện thẩm định độc lập và trình kết quả thẩm định lên Phó giám đốc QLRR xem xét và

đưa ra phán quyết cấp tín dụng phù hợp.

(3) Các khoản vay có tổng giớihạn tín dụng nằm trong khoảng 77 tỷ < giới hạn cấp tín dụng < 110 tỷ đồng thì cần phải đưa Hội đồng tín dụng cơ sở của CN Sở giao dịch 1 để được phê duyệt Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ bao gồm: Giám đốc CN Sở giao dịch 1, các Phó giám đốc QLKH, các trưởng phòng của khối bán buôn, bán lẻ.

(4) Đối với cáckhoản cấptín dụng > 110 tỷ đồng thì sau khi đã được phê duyệt Báo cáo đề xuất cấp tín dụng bởi Hội đồng tín dụng cơ sở thì cần trình tiếp lên các bản quản lý khách hàng tương ứng tại Hội sở chính để thẩm định và do Ban quản lý rủi ro tín dụng ra quyết định phê duyệt hạn mức cấp tín dụng.

2.3. 2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV - CN Sở giao dịch 1

Để đánh giá công tác tổ chức triển khai hoạt động QTRRTD tại CN Sở giao dịch 1, tác giá đánh giá dựa trên 4 bước của quy trình quản trị rủi ro tín dụng là: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.

2.3.2.1.Nhận diện rủi ro tín dụng

Trong quy trình rủi ro tín dụng, việc phân loại và đánh giá khách hàng là rất quan trọng. Nó là bước đầu tiên trong việc thực hiện QTRRTD tại chi nhánh Sở giao dịch 1. Việc phân loại, đánh giá chính xác khách hàng từ những thông tin thu thập được sẽ hỗ trợ khả năng ra phán quyết tín dụng chính xác và góp phần loại bỏ các yếu tố gây ra rủi ro và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra tại Chi nhánh. Bộ phận quan hệ khách hàng tại CN Sở giao dịch 1 có trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Hiện nay, quá trính xét duyệt cấp tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 gồm: thẩm định khoản vay, ra quyết định cho vay, giải ngân và kiểm soát khoản vay.

(1) Thẩm định khoản vay

Đây là bước đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 và cũng là bước then chốt mang ý nghĩa quyết định trong toàn bộ công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để thẩm định một khoản vay, bộ phận QHKH sẽ phải thực hiện 4 bước bao gồm: thu thập hồ sơ thông tin khách hàng; phân tích đánh giá tình

82

hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng; đánh giá khả năng sinh lời của phương án kinh doanh; đánh giá mức độ đảm bảo của tài sản đảm bảo cho khoản vay.

* Thu thập thông tin và hồ sơ của khách hàng

Trước khi thiết lập quan hệ, Cán bộ QHKH của các phòng Bán buôn, Bán lẻ tại CN Sở giao dịch 1 sẽ tiếp xúc, nắm bắt nhu cầu và thu thập các thông tin về khách hàng. Công tác thu thập thông tin không chỉ thông qua những thông tin khách hàng cung cấp mà còn yêu cầu cán bộ QHKH của Chi nhánh phải trực tiếp đi khảo sát thực tế cơ sở sản xuất, văn phòng công ty cũng như về tài sản đảm bảo trước khi lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng. Hồ sơ thông tin của khách hàng theo quy định của BIDV và CN Sở giao dịch 1 bao gồm 04 loại hồ sơ : hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo.

Việc thu thập thông tin của khách hàng vay vốn tại CN Sở giao dịch 1 thường được tiến hành như sau:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về pháp lý khi khách hàng đến yêu cầu xin vay vốn tại CN Sở giao dịch 1. Hồ sơ bao gồm các thông tin pháp lý và tình hình tài chính của khách hàng.

- Tra cứu thông tin khách hàng trên hệ thống CIC của Ngân hàng Nhà Nước: Tìm hiểu lịch sử vay nợ tại các TCTD, thông qua đó, cán bộ QHKH sẽ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và ý thức trả nợ vay của khách hàng.

- Tra cứu thông tin của khách hàng trên hệ thống SyronKYC. Đây là hệ thống phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố được BIDV theo quy định của Nhà Nước.

- Tìm kiếm thông tin trên mạng về tài sản đảm bảo. Thông qua việc tìm kiếm các tài sản có tính chất tương tự như TSBĐ của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ đưa ra những nhận định đánh giá sơ bộ về giá trị và khả năng thanh khoản của tài sản có đủ để đảm bảo cho toàn bộ hoặc một phần hạn mức cấp tín dụng.

* Phân tích, đánh giá năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

Sau khi đã có được những đánh giá sơ bộ về khách hàng, cán bộ QHKH tại Sở giao dịch 1 sẽ tiếp tục đi sâu phân tích năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đây là một trong những yếu tố rất được

cán bộ QHKH quan tâm và đánh giá chi tiết vì đây là nhân tố quyết định khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Thông qua việc phân tích chi tiết về thông tin và năng lực tài chính, cán bộ QHKH sẽ phát hiện các dấu hiệu cảnh báo khả năng phát sinh rủi ro.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và dấu hiệu không trả được nợ của khách hàng như sau:

Bảng 2.8: Các dấu hiệu cảnh báo sớm và không trả được nợ của khách hàng

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về dư nợ

1 Số ngày nợ quá hạn

2 Số lượng khoản vay yêu cầu điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 4 Khách hàng có nợ cần tái cơ cấu

5 Số ngày quá hạn của dư nợ trả thay cam kết ngoại bảng

6 Khách hàng có dư nợ gốc phải sử dụng quỹ DPRR để hạch toán ngoại bảng 7

Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng, BIDV yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được theo yêu cầu và quá thời hạn trả nợ

8 Nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất tại các TCTD 9 Khách hàng bán nợ VAMC

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về tình hình tài chính

10 Kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến hoặc không đưa ra ý kiến kiểm toán đối vớibáo cáo tài chính của khách hàng 11 Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm 50% so với quý trước

12 Thị phần kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm 10% so với quý trước

13 Những biến động lớn của thị trường khiến giá cả nguyên liệu đầu vào tăng trên10% trong 3 tháng liên tục 14 Dự kiến tổn thất đến tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xảy ra ảnh hưởngbất lợi của môi trường 15 Xảy ra các biến động bất lợi trong mội trường, ngành nghề kinh doanh tác độngtiêu cực trực tiếp tới khả năng trả nợ của khách hàng

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về tài sản bảo đảm

16

Tài sản bảo đảm của khách hàng cho khoản vay có suy giảm đáng kể về mặt giá trị, không đáp ứng các yêu cầu của BIDV và BIDV yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm nhưng khách hàng không thể thực hiện được.

17

Tính pháp lý của tài sản bảo đảm bị thay đổi ảnh hưởng đến quyền và khả năng thu hồi của BIDV, đồng thời khách hàng không thể bổ sung tài sản bảo đảm theo yêu cầu.

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về khách hàng đen

18 Khách hàng có dấu hiệu rửa tiền

84

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về hệ thống

20

Thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Ban Điều hành bị kiện/khởi tố và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của khách hàng. Sau 3 tháng doanh nghiệp vẫn không khắc phục và ổn định hoạt động kinh doanh.

21 Khách hàng bị phá sản theo quy định của pháp luật hoặc đang trong quá trình xemxét giải thể, phá sản, hoặc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. 22 Người đứng đầu doanh nghiệp bị truy tố, tạm giam, phạt tù hoặc các tình huốngpháp lý tương tự, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

* Đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn

Sau khi đánh giá toàn bộ thông tin của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính tiếp theo, tính toán nhu cầu vốn theo hạn mức hoặc tính toán dòng tiền, tính khả thi và nhu cầu vay vốn của khách hàng để từ đó xác định hạn mức cho vay và thời hạn cho vay cụ thể . Tại CN Sở giao dịch 1 tùy theo phân loại khách hàng và nhu cầu vốn hàng năm của khách hàng sẽ đưa ra các điều kiện và cách tính hạn mức cấp tín dụng khác nhau.

Bộ phận QLKH sẽ dựa trên những chỉ tiêu phân tích từ báo cáo tài chính và phương án kinh doanh của khách hàng như: Chu kỳ vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, dòng tiền của doanh nghiệp để tính toán và đưa ra thời hạn và kỳ hạn trả nợ cho các khoản cấp tín dụng. Đối với cấp tín dụng theo hạn mức thì kỳ hạn trả nợ sẽ được xác định dựa trên các chỉ tiêu về thời gian luân chuyển của dòng tiền, chu kỳ sản xuất để đưa ra một kỳ hạn nhất định.

Đối với khoản các khoản cấp tín dụng cho vay theo dự án, công tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ từ khâu thu thập hồ sơ dự án đến phân tích tính khả thi của dự án, khảo sát thực tế dự án và trình các Phó giám đốc QHKH phê duyệt. Việc đánh giá dự án chủ yếu dựa trên các việc đánh giá các nhóm chỉ tiêu sau:

* Để đánh giá khả năng thanh toán gốc lãi từ phương án kinh doanh, bộ phận QLKH sẽ phải phân tích về nguồn trả nợ dự kiến. Dựa trên thực tế cho thấy, nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có:

+ Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao cơ bản

+ Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án (nếu có)

* Khả năng trả nợ trên cơ sở đánh giá dòng tiền + Đánh giá tỷ suất sinh lời của dự án (NPV;IRR ) + Cơ sở đánh giá khả năng trả nợ: dòng tiền của Dự án + Đánh giá khả năng trả nợ, thời gian cho vay

* Kiểm tra, định giá tài sản đảm bảo

Tại CN Sở giao dịch 1 và toàn hệ thống BIDV, TSBĐ là một trong những yếu tố quyết định trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng, định hướng của Ban lãnh đạo CN Sở giao dịch 1 là tối đa hóa TSBĐ cho tất cả các nghĩa vụ của khách hàng vay.

Công tác thẩm định giá trị tài sản đảm bảo luôn được chú trọng tại CN Sở giao dịch 1. Ngay khi nắm được yêu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ tìm hiểu sơ bộ về giá trị của TSĐB, để có kế hoạch đi định giá và thành lập tổ định giá với các thành phần phù hợp với quy định của hội sở chính BIDV. Theo công văn số 4499/QyĐ-BIDV ngày 06/04/2020 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo đảm, thì đối với các TSĐB được định giá lần đầu có giá trị từ 5 tỷ trở lên và 10 tỷ trở lên đối với các lần định giá tiếp theo sẽ bắt buộc phải thành lập tổ định giá.

Hiện tại ở CN Sở giao dịch 1 theo công văn 6200/BIDV.SGD1-QLRR1 ngày 11/04/2020 khi định giá lần đầu đối với các TSĐB có giá trị từ 2 tỷ trở lên thì bắt buộc phải thành lập tổ định giá, còn đối với các lần định giá tiếp theo thì có giá trị từ 5 tỷ trở lên. Thành phần tổ định giá bao gồm lãnh đạo/cán bộ của phòng QLRR 1, lãnh đạo/cán bộ của phòng QHKH. Báo cáo về TSĐB do tổ định giá lập sẽ được chuyển cho cán bộ Thẩm định tín dụng (thường là một cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định trong phòng QHKH) thẩm định trước khi trình Phó giám đốc phụ trách QLKH phê duyệt.

Các trường hợp khác, việc định giá TSĐB sẽ chỉ do lãnh đạo/cán bộ phòng QHKH đi định giá và trình phó giám đốc QHKH phê duyệt.

86

Sau khi đánh giá và phân tích thông tin khách hàng về tình hình tài chính, tính khả thi của phương án kinh doanh,và nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ thực hiện chấm điểm XHTDNB và lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng. Dựa trên quy định của BIDV trong từng thời kỳ và xếp hạng tín dụng của khách hàng, bộ phận QLKH sẽ thực hiện lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng các nội dung sau: hạn mức cấp tín dụng; thời hạn khoản vay; các chính sách về tỷ lệ tài sản đảm bảo; chính sách về lãi suất, phí; phương thức quản lý tín dụng và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt và ra phán quyết cấp tín dụng.

Việc ra phán quyết cấp tín dụng được thực hiện nghiêm túc và tuân thủ đúng theo quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đang được áp dụng tại CN Sở giao dịch 1 (đã được đề cập trong mục 2.3.1) , để đảm bảo không có rủi ro có thể xảy ra.

(3) Giải ngân

Sau khi báo cáo đề xuất cấp tín dụng được phê duyệt và ký hợp đồng tín dụng, bộ phận QLKH sẽ làm việc với khách hàng và thực hiện quá trình giải ngân. Tuy nhiên để được giải ngân thì khách hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện cấp tín dụng, điều kiện về tài sản bảo đảm và các điều kiện khác theo đúng đề xuất của bộ phận QHKH. Công tác giải ngân phải được sự đồng ý và phê duyệt của Phó giám đốc QLKH hoặc ít nhất là cấp lãnh đạo phòng tùy theo thẩm quyền phê duyệt.

Một số trường hợp đặc biệt khi hợp đồng tín dụng có thời hạn dài, giá trị cấp tín dụng lớn yêu cầu cần phải được giải ngân thành nhiều lần, bộ phận QLKH sẽ có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi chặt chẽ từng lần giải ngân và phải lập báo cáo các khoản giải ngân đã được thực hiện trước đó trong báo cáo đề xuất giải ngân tại những lần tiếp theo.

Việc thực hiện giải ngân cho các khoản cấp tín dụng đã được phê duyệt được thực hiện qua 3 bước và có sự tham gia của 3 bộ phận khác nhau để kiểm tra và đảm bảo việc giải ngân được thực hiện minh bạch đúng theo quy định của BIDV.

- Khâu lập hồ sơ giải ngân do bộ phận QHKH thực hiện. Sau khi khoản vay được phê duyệt bộ phận QHKH sẽ có trách nhiệm làm việc hướng dẫn thủ tục giải ngân cho khách hàng, kiểm hồ sơ, mục đích và điều kiện giải ngân. Đảm bảo hồ sơ giải ngân đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cấp tín dụng đã đưa ra. Vì vậy, bộ phận QLKH sẽ là người phải chịu trách nhiệm đầy đủ về nội dung, tính hợp pháp của toàn bộ hồ sơ giải ngân trong quá trình lập báo cáo đề xuất trình Phó giám đốc QLKH phê duyệt.

- Khâu kiểm tra hồ sơ giải ngân do bộ phận QTTD thực hiện: Dựa trên báo cáo đề xuất đã được phê duyệt của bộ phận QHKH, bộ phận QTTD sẽ kiểm tra lại

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (Trang 80 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w