Cơ cấu tín dụngtại Chi nhánh Sở giao dịch1 từ năm 2017 – 2019

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (Trang 71 - 73)

từ năm 2017 – 2019 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Tống dư nợ 16,329 18,882 20,498 2,553 16% 1,616 9% 1. Theo loại tiền

- VNĐ 15,674 16,997 18,038 1,322 8% 1,041 6%

- Ngoại tệ quy đổi VNĐ 655 1,885 2,460 1,231 188% 575 30%

2. Theo loại kỳ hạn 0

72

- Trung, dài hạn 8,948 10,347 10,659 1,399 16% 312 3%

3. Theo đối tượng 0

- Dư nợ TCKT 15,500 18,077 19,446 2,577 17% 1,369 8%

- Dư nợ bán lẻ 829 805 1,052 -24 -3% 247 31%

4. Theo ngành nghề

- Kinh doanh vận tải 7,313 5,241 5,184 -2,072 -28% -57 -1%

- Xây lắp 4,108 5,241 3,514 1,133 28% -1,950 -37%

- Sản xuất công nghiệp 2,765 4,856 3,291 2,091 76% -1,342 -28%

- Xuất nhập khẩu 1,038 1,644 4,569 606 58% 2,925 178% - Tiêu dùng 643 1,621 3,399 978 152% 1,778 110% - Đầu tư bất động sản 384 279 419 -105 -27% 140 50% - Lĩnh vực khác 79 0 122 -79 - 100% 122

(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV – CN SGD1 giai đoạn từ năm 2017, 2018, 2019)

Về cơ cấu tín dụng, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ, đến hết 2019, dư nợ trung dài hạn vẫn chiếm hơn 50% tổng dư nợ. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2020, CN Sở giao dịch 1 sẽ giảm dần dư nợ trung dài hạn và tập trung vào cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ đã có sự tăng trưởng trở lại từ năm 2018, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 10%/tổng dư nợ).

Xét về dư theo lĩnh vực kinh doanh, tính đến hết năm 2019, các lĩnh vực về xuất nhập khẩu, đầu tư bất động sản và cho vay tiêu dùng đều có sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể hết năm 2019, các khoản vay xuất nhập khẩu, tiêu dùng, đầu tư bất động sản tăng trưởng lần lượt là 178%, 110% và 50%. Tuy nhiên, sang đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, đà tăng trưởng của CN Sở giao dịch 1 và toàn hệ thống BIDV, cũng như hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đều có sự sụt giảm đáng kể. Do các nước trên thế giới đóng cửa, nền kinh tế bị đình trệ, hàng loạt các tổ chức, doanh nghiệp tuyên bố phá sản, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Khách hàng cá nhân và cả các khách hàng Doanh nghiệp trong và ngoài nước đều chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề, khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc lại cho Ngân hàng giảm sút. Điều này cũng khiến cho cơ cấu tín dụng của Chi nhánh phân theo ngành nghề kinh tế dự kiến có sự thay đổi mạnh mẽ. Dự báo trong thời gian tới các khoản vay phục vụ mục đích tiêu dùng và xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm dư nợ tín dụng.

2.1.2.3 Về hoạt động dịch vụ

Thu dịch vụ ròng của CN Sở giao dịch 1 trong năm 2019 đạt 169 tỷ đồng, tăng hơn 30 tỷ đồng tương đương 22% so với năm 2018. Trong đó phí dịch vụ thẻ vẫn giữ ở mức ở định trong các năm gần đây ở mức 35 tỷ đồng tăng 7,88 tỷ đồng (↑46%), dịch vụ thanh toán tăng mạnh trong năm lên mức 60,24 tỷ đồng, tăng 10,79 tỷ so với năm 2018 tương đương 21%, dịch vụ bảo lãnh tăng 6,7 tỷ đồng tương đương 14%. Chi tiết thu phí dịch vụ như sau:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w