:Dư nợ theo nhóm tại CN Sở giao dịch1 giai đoạn từ năm 2017 2019

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (Trang 75 - 83)

Đơn vị: Tỷ đồng

Nhóm nợ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ trọngTỷ Dư nợ Tỷ trọng

Nhóm 1 15.549,70 95,24% 18.107,10 95,90% 19.547,90 95,49% Nhóm 2 762,10 4,67% 667,40 3,53% 731,10 3,57% Nhóm 3 5,80 0,04% 0,60 0,00% 19,60 0,10% Nhóm 4 8,30 0,05% 1,10 0,01% 64,90 0,32% Nhóm 5 0,60 0,00% 105,50 0,56% 107,70 0,53% Nợ quá hạn 776,80 4,76% 774,60 4,10% 923,30 4,51% Nợ xấu 14,70 0,09% 107,20 0,57% 192,20 0,94% Tổng cộng 16.326,5 0 100% 18.881,70 100% 20.471,2 0 100%

(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV – CN SGD1 giai đoạn từ năm 2017, 2018, 2019)

Nhìn trên bảng trên ta có thể sơ bộ đánh giá rằng, CN Sở giao dịch 1 đang làm khá tốt trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại Chi nhánh. Tỷ lệ nợ nhóm 1 trong tổng dư nợ luôn được giữ ổn định ở mức 95,5%/tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp. Trong đó nợ quá hạn thường được giữ ở mức hơn 4% và đang có xu hướng giảm dần qua các năm, tính đến hết năm 2019 nợ quá hạn chỉ chiếm 4,51% tổng dư nợ. Tuy nhiên, nợ xấu, nợ có khả năng mất vẫn khá cao. Tính đến hết 2019 tỷ lê này là 0,94% trong tổng dư nợ.

Sơ đồ 2.2:Chất lượng tín dụng tại CN Sở giao dịch 1 giai đoạn 2017 – 2019

Để đo lường kỹ càng hơn về rủi ro tín dụng tại CN Sở giao dịch 1, luận văn xem xét các chỉ tiêu sau: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ trích lập dự phòng rủi ro. Căn cứ trên tình hình hoạt động tín dụng thực tế của CN Sở giao dịch 1.

76

Theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước: “Nợ quá hạn là tổng các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong tổng dư nợ của Tổ chức tín dụng”. Tình hình nợ quá hạn của CN Sở giao dịch 1 được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn tại CN Sở giao dịch 1 giai đoạn 2017 – 2019

Tỷ lệ nợ quá hạn trong các năm 2017 – 2019 của CN Sở giao dịch 1 vẫn được giữ ở mức ổn định khoảng 4,5% tổng dư nợ của Chi nhánh. Tính đến 30/12/2019, tổng dư nợ quá hạn của CN Sở giao dịch 1 đã lên đến 923,3 tỷ đồng tăng 218,71 tỷ đồng so với cùng thời điểm năm 2018, tương đương tăng 26,2%. Sang đến năm 2020, tuy rằng do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính ngân hàng nói riêng khiến nhiều khách hàng lớn, nhỏ của CN Sở giao dịch 1 đều gặp nhiều khó khăn. Khách hàng đối mặt với việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ tín dụng cho Chi nhánh, còn CN Sở giao dịch 1 thì phải đối mặt với việc tỷ lệ nợ xấu tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mình. Đứng trước tình hình đó, theo sự chỉ đạo của Hội sở chính BIDV và định hướng của Ngân hàng Nhà Nước, CN Sở giao dịch 1 áp dụng các biện pháp nhằm hỗ trợ cho các khách hàng gặp khó khăn. Nhờ đó đã góp phần giúp giảm tỷ lệ nợ quá hạn của CN Sở giao dịch 1 xuống còn 793,8 tỷ đồng giảm 129,5 tỷ đồng so với tổng nợ quá hạn của năm 2019.

2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1

Nợ xấu là những khoản được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tình hình nợ xấu của CN Sở giao dịch 1 được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại CN Sở giao dịch 1 giai đoạn 2017 – 2019

Dựa trên các số liệu đã thu thập được trong giai đoạn 2017 – 2019, ta có thể thấy được tình hình nợ xấu tại CN SGD1 đang có xu hướng tăng nhanh cả về tỷ trọng trong tổng dư nợ cũng như về giả trị các khoản nợ xấu. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 chỉ là 14,7 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh lên đến 107,2 tỷ đồng tương đương tăng 7,3 lần so với năm 2017. Đến năm 2019 tỷ nợ xấu của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng cao lên mức 192,2 tỷ

đồng chiếm 0,94% tổng dư nợ của Chi nhánh. Điều này phản ảnh rõ công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh vẫn chưa được đảm bảo các khoản nợ có khả năng mất vốn vẫn ở mức cao so với năm trước.

2.2.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro tại BIDV - Chi

nhánh Sở giao dịch 1

CN Sở giao dịch 1 luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Ngân hàng Nhà Nước nói chung và các quy định nội bộ của hệ thống BIDV nói riêng về công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 2.6: Số liệu về quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại CN Sở giao dịch 1 giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Dự phòng rủi ro cụ thể trong cho vay 51,40 54,30 123,84

Dự phòng rủi ro cụ thể cho vay Doanh

nghiệpvà tổ chức trong nước 48,69 52,66 116,85 Dự phòng rủi ro cụ thể cho vay Cá nhân

Hộ gia đình trong nước

2,70 1,64 6,99

Dự phòng rủi ro chung trong cho vay 113,53 124,7

6 154,15

Dự phòng rủi ro chung cho vay Doanh

nghiệp và tổ chức trong nước 102,24 118,62 143,87 Dự phòng rủi ro chung cho vay Cá nhân

Hộ gia đình trong nước

11,28 6,14 10,28

Tổng cộng 164,89 179,6 279,6

Tỷ lệ tăngdự phòng chung 10,31% 24,44%

Tỷ lệ tăngdự phòng cụ thể 5,86% 127,57%

Tỷ lệ tăngdự phòng trong kỳ 8,92% 55,68%

(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV – CN SGD1 giai đoạn từ năm 2017, 2018, 2019)

Ta có thể thấy được các quỹ dự phòng chung và quỹ dự phòng cụ thể của CN Sở giao dịch 1 đang có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây, điều này đã chỉ ra tuy rằng hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển ổn định trong những năm gần

78

đây tuy nhiên hiệu quả của việc kiểm soát rủi ro tín dụng lại chưa thật sự đảm bảo . Các quỹ dự phòng chung tăng đều qua các năm tương ứng với đà tăng trưởng của tổng dư nợ. Tuy nhiên tỷ lệ TLDPRR cụ thể lại có tỷ lệ tăng nhanh hơn so với quỹ dự phòng chung, điều này là tất yếu khi mà tỷ lệ TLDPRR thường đi kèm với tỷ lệ nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu của CN Sở giao dịch 1 tăng qua các năm theo số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh). Cụ thể, tỷ lệ TLDPRR cho từng khoản vay của CN Sở giao dịch 1 năm 2019 tăng đột biến, tăng hơn 127,57% so với năm trước đó. Sở dĩ có sự đột biến như vậy là do tổng dư nợ nhóm 3, 4 tại Chi nhánh tăng nhanh (nợ nhóm 3 tăng 32,67 lần, nợ nhóm 4 tăng 59 lần). Đây là do các khách hàng doanh nghiệp của CN Sở giao dịch 1 thường được đề xuất áp dụng các chính sách về tài sản bảo đảm ở mức tối thiểu là 40%, vì vậy, khi mà các khách hàng doanh nghiệp bị phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn thì buộc đề xuất phải gia tăng tỷ lệ trích lập dự phòng.

Bảng 2.7: Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của một số khách hàng tại CN Sở giao dịch 1 tính đến 31/12/2019 Đơn vị: tỷ đồng ST T KHÁCH HÀNG Tổng dư nợ Phân loại nợ Giá trị trích lập dự phòng rủi ro

1 Công ty CP Quốc tế Inox Hòa Bình 157,5 Nhóm 2 3,15 2 Công ty CP Khí Công nghiệp Hà Nội 10,1 nhóm 2 0,20 3 Công ty CP Xuất nhập khẩu kỹ nghệ Á Đông 19,8 nhóm 2 0,40 4 Công ty CP nước sạch nông thôn Thái Bình 9,4 Nhóm 3 0,94 5 Công ty TNHH SX và TM Thiên Trường An 7,8 Nhóm 3 0,78 6 Công ty TNHH SX XNK Dệt May 59,5 Nhóm 4 20,83 7 Công ty TNHH Đầu tư nhà và hạ tầngThanh Thế 49,9 nhóm 4 17,47

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro 1 – BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1)

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1

biệt là công tác phòng ngừa rủi ro rủi ro. Chi nhánh tuân thủ các quy định của Pháp luật nói chung và các quy định, quy chế cấp tín dụng của trụ sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm đảm bảo hạn chế tối đa về rủi ro tín dụng.

2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1

Hiện nay tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang được áp dụng theo mô hình phân tán và được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.5. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được chi thành 4 khối, bao gồm:

- Khối bán buôn: bao gồm 5 phòng QLKH doanh nghiệp

- Khối bán lẻ: bao gồm các phòng giao dịch và 2 phòng QLKH cá nhân - Khối tác nghiệp: Phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng - Khối quản lý rủi ro: phòng QLRR1

80

đó 02 Phó giám đốc quản lý khối bán buôn, 02 Phó giám đốc Quản lý khối tác nghiệp, 02 Phó giám đốc quản lý khối bán lẻ. Giám đốc điều hành chung hoạt động của chi nhánh và quản lý trực tiếp khối phòng Quản lý rủi ro 1. Giám đốc giao nhiệm vụ quản lý và ủy quyền thường xuyên cho các Phó giám đốc xử lý các công việc và thực hiện kýduyệt trên các tờ trình, đề xuất, các hợp đồng, hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định về thẩm quyền của BIDV và của Chi nhánh.

Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng

Tại Chi nhánh Sở giao dịch 1, việc phân cấp thẩm quyền đang được thực hiện theo công văn số 1416/QyĐ- BIDV.SGD1 ngày 26/08/2019 về việc giao quyền phán quyết tín dụng, Ủy quyền phê duyệt giải ngân và một số quy định riêng trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1. Việc phân cấp thẩm quyền được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.6: Quy trình cấp tín dụng tại CN Sở giao dịch 1

(Nguồn: Quy chế cấp tín dụng của BIDV và Phân cấp thẩm quyền cho BIDV – CN Sở giao dịch 1 theo công văn số 8142/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018)

(1) Với khoản cấp tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng 22 tỷ đồng thì sẽ do Phó giám đốc QLKH trực tiếp đưa ra phán quyết cấp tín dụng cho khoản vay.

(2) Với các khoản cấp tín dụng nằm trong khoảng 22 tỷ < Giới hạn tín dụng < 77 tỷ đồng. Sau khi được Phó giám đốc QLKH phê duyệt Báo cáo đề xuất cấp tín dụng, bộ phận QHKH sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang phòng QLRR 1 để thực hiện thẩm định độc lập và trình kết quả thẩm định lên Phó giám đốc QLRR xem xét và

đưa ra phán quyết cấp tín dụng phù hợp.

(3) Các khoản vay có tổng giớihạn tín dụng nằm trong khoảng 77 tỷ < giới hạn cấp tín dụng < 110 tỷ đồng thì cần phải đưa Hội đồng tín dụng cơ sở của CN Sở giao dịch 1 để được phê duyệt Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ bao gồm: Giám đốc CN Sở giao dịch 1, các Phó giám đốc QLKH, các trưởng phòng của khối bán buôn, bán lẻ.

(4) Đối với cáckhoản cấptín dụng > 110 tỷ đồng thì sau khi đã được phê duyệt Báo cáo đề xuất cấp tín dụng bởi Hội đồng tín dụng cơ sở thì cần trình tiếp lên các bản quản lý khách hàng tương ứng tại Hội sở chính để thẩm định và do Ban quản lý rủi ro tín dụng ra quyết định phê duyệt hạn mức cấp tín dụng.

2.3. 2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV - CN Sở giao dịch 1

Để đánh giá công tác tổ chức triển khai hoạt động QTRRTD tại CN Sở giao dịch 1, tác giá đánh giá dựa trên 4 bước của quy trình quản trị rủi ro tín dụng là: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.

2.3.2.1.Nhận diện rủi ro tín dụng

Trong quy trình rủi ro tín dụng, việc phân loại và đánh giá khách hàng là rất quan trọng. Nó là bước đầu tiên trong việc thực hiện QTRRTD tại chi nhánh Sở giao dịch 1. Việc phân loại, đánh giá chính xác khách hàng từ những thông tin thu thập được sẽ hỗ trợ khả năng ra phán quyết tín dụng chính xác và góp phần loại bỏ các yếu tố gây ra rủi ro và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra tại Chi nhánh. Bộ phận quan hệ khách hàng tại CN Sở giao dịch 1 có trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Hiện nay, quá trính xét duyệt cấp tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 gồm: thẩm định khoản vay, ra quyết định cho vay, giải ngân và kiểm soát khoản vay.

(1) Thẩm định khoản vay

Đây là bước đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 và cũng là bước then chốt mang ý nghĩa quyết định trong toàn bộ công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để thẩm định một khoản vay, bộ phận QHKH sẽ phải thực hiện 4 bước bao gồm: thu thập hồ sơ thông tin khách hàng; phân tích đánh giá tình

82

hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng; đánh giá khả năng sinh lời của phương án kinh doanh; đánh giá mức độ đảm bảo của tài sản đảm bảo cho khoản vay.

* Thu thập thông tin và hồ sơ của khách hàng

Trước khi thiết lập quan hệ, Cán bộ QHKH của các phòng Bán buôn, Bán lẻ tại CN Sở giao dịch 1 sẽ tiếp xúc, nắm bắt nhu cầu và thu thập các thông tin về khách hàng. Công tác thu thập thông tin không chỉ thông qua những thông tin khách hàng cung cấp mà còn yêu cầu cán bộ QHKH của Chi nhánh phải trực tiếp đi khảo sát thực tế cơ sở sản xuất, văn phòng công ty cũng như về tài sản đảm bảo trước khi lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng. Hồ sơ thông tin của khách hàng theo quy định của BIDV và CN Sở giao dịch 1 bao gồm 04 loại hồ sơ : hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo.

Việc thu thập thông tin của khách hàng vay vốn tại CN Sở giao dịch 1 thường được tiến hành như sau:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về pháp lý khi khách hàng đến yêu cầu xin vay vốn tại CN Sở giao dịch 1. Hồ sơ bao gồm các thông tin pháp lý và tình hình tài chính của khách hàng.

- Tra cứu thông tin khách hàng trên hệ thống CIC của Ngân hàng Nhà Nước: Tìm hiểu lịch sử vay nợ tại các TCTD, thông qua đó, cán bộ QHKH sẽ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và ý thức trả nợ vay của khách hàng.

- Tra cứu thông tin của khách hàng trên hệ thống SyronKYC. Đây là hệ thống phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố được BIDV theo quy định của Nhà Nước.

- Tìm kiếm thông tin trên mạng về tài sản đảm bảo. Thông qua việc tìm kiếm các tài sản có tính chất tương tự như TSBĐ của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ đưa ra những nhận định đánh giá sơ bộ về giá trị và khả năng thanh khoản của tài sản có đủ để đảm bảo cho toàn bộ hoặc một phần hạn mức cấp tín dụng.

* Phân tích, đánh giá năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

Sau khi đã có được những đánh giá sơ bộ về khách hàng, cán bộ QHKH tại Sở giao dịch 1 sẽ tiếp tục đi sâu phân tích năng lực tài chính và hoạt động

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w