Cấu trúc tiền điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số kỹ thuật và công nghệ để thực hiện thanh toán bằng tiền điện tử qua mạng máy tính (Trang 30 - 31)

Chương 2 THANH TOÁN BẰNG TIỀN ĐIỆN TỬ

2.2. KHÁI NIỆM TIỀN ĐIỆN TỬ

2.2.1. Cấu trúc tiền điện tử

Với ý nghĩa là một phương tiện để thực hiện thanh toán điện tử, tùy thuộc vào mỗi hệ thống thanh toán điện tử, tiền điện tử sẽ có cấu trúc và định dạng khác nhau.

Nhưng với mục đích để chi trả tiêu dùng và hiệu quả trong quản lý, cũng giống như đồng tiền giấy, hai thông tin cơ bản và quan trọng nhất của đồng tiền điện tử là số se-ri của đồng tiền (để phân biệt các đồng tiền với nhau, quản lý các đồng tiền) và giá trị định lượng của đồng tiền (giá trị lưu trữ tích lũy của đồng tiền để thực hiện giá trị thanh toán). Bên cạnh đó, còn có thể có thông tin về hạn định sử dụng của đồng tiền hay các thông tin cần thiết khác…

+ Số sê-ri của đồng tiền điện tử:

Sự phân biệt các đồng tiền khác nhau được dựa trên số se-ri của đồng tiền. Như vậy, mỗi đồng tiền điện tử có một số se-ri là phân biệt duy nhất, nó là một dãy số được sinh ngẫu nhiên, sự ngẫu nhiên này nhằm đảm bảo tính ẩn danh của người sử dụng đồng tiền điện tử.

+ Giá trị của đồng tiền điện tử:

Khác với đồng tiền giấy khi giá trị của đồng tiền giấy được nhà nước quy định cứng tùy theo các yếu tố kinh tế, tài chính cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Với đồng tiền điện tử, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà đồng tiền điện tử được sinh ra với các giá trị tương ứng, điều đó có nghĩa rằng nó có thể là một con số có giá trị bất kỳ (tất nhiên là có thỏa mãn một số quy định nhất định như mối tương quan với giá trị của đồng tiền giấy; giá trị tích lũy trong tài khoản của người sử dụng yêu cầu đồng tiền điện tử…).

+ Hạn định của đồng tiền:

Vì môi trường hoạt động của đồng tiền điện tử khác với đồng tiền giấy thông thường, ví dụ như với đồng tiền giấy thông thường thì việc sao chép là gần như không thể thực hiện được do sự cản trở của phần lớn các yếu tố kỹ thuật (chất lượng, nguyên liệu giấy sản xuất, cách thức in ấn, các nhận dạng bảo mật…), nhưng với đồng tiền điện tử thì việc này hoàn toàn có thể thực hiện được.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho đồng tiền điện tử cũng như tính hiệu quả của hệ thống, các hệ thống tiền điện tử thường giới hạn ngày hết hạn của đồng tiền điện tử. Nếu sau thời điểm hết hạn này, đồng tiền điện tử chưa tiêu sẽ được

+ Các thông tin khác:

Tùy thuộc thiết kế của từng hệ thống tiền điện tử, các thông tin thêm nhằm hỗ trợ phục vụ cho mục đích đảm bảo an toàn và tính tin cậy của đồng tiền điện tử khi cần, như việc ngăn chặn sự giả mạo đồng tiền điện tử; phát hiện các vi phạm (nếu có); truy vết định danh người sử dụng có hành vi gian lận trong thanh toán tiền điện tử…

Tổ chức phát hành đồng tiền điện tử đảm bảo sự trung thực, hợp lệ của các thông tin trên đồng tiền điện tử thường bằng cách ký số với khóa bí mật của mình. Do đó, người sử dụng có thể kiểm tra tính hợp lệ của đồng tiền bằng cách sử dụng khóa công khai của tổ chức phát hành đồng tiền điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số kỹ thuật và công nghệ để thực hiện thanh toán bằng tiền điện tử qua mạng máy tính (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)