Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2018 2019​ (Trang 43 - 48)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đại Từ, tỉnh Thá

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi nằm về phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km theo Quốc lộ 3 và Quốc lộ 37; nằm trong tọa độ từ 21030’, đến 21050’ độ vĩ bắc, từ 105032’ đến 105042’ độ kinh đông, với tổng diện tích tự nhiên là: 57.334,6 ha, có 30 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 02 thị trấn và 28 xã. Huyện Đại Từ có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau:

- Phía Đông giáp với huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên; - Phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phía Nam giáp với huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; - Phía Bắc giáp với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

34

Với vị trí địa lý và giao thông như vậy, huyện Đại Từ có điều kiện thuận lợi để giao lưu với các huyện lân cận và có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo hướng đẩy mạnh phát triển du lịch, thương mại, công nghiệp.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Đại Từ tương đối phức tạp, hướng chủ đạo của địa hình dốc dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình mang đặc trưng vùng núi trung du, được phân thành 3 vùng tương đối rõ nét:

Vùng 1: Là vùng địa hình của dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, phía bắc của dãy núi Tam đảo có các ngọn núi cao từ 300 đến 600m, đỉnh cao nhất là Đèo Khế cao 1591m, phía nam của dãy Tam Đảo có các ngọn núi thấp hơn có độ cao 300 đến 500m.

Vùng 2: Nằm về phía Đông và Đông Bắc của huyện có các ngọn núi thấp với độ cao 150 đến 300m, phía Đông Nam có các ngọn núi cao hơn trên 400m thuộc cánh cung Ngân Sơn.

Vùng 3: Là vùng thung lũng hẹp, nhỏ song song với dãy núi Tam Đảo, vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam và dòng địa hình ở phía Đông dãy núi Tam Đảo.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu: Đại Từ là huyện miền núi, mặc dù địa hình phức tạp nhưng

điều kiện khí hậu khá đồng nhất, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa Đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít, thiếu nước cho cây trồng vụ Đông.

- Mùa Hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, thường gây ngập úng ở nhiều nơi trên địa bàn huyện, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân, mùa hè thường có gió Đông Nam.

35

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm 220C. Số giờ nắng trong năm giao động từ 1400 đến 1700 giờ được phân bố tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.

- Chế độ mưa, độ ẩm: Lượng mưa trung bình trong năm 1800mm/năm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8: đạt trên 3000mm và thấp nhất vào tháng 1 là 1000mm. Độ ẩm trung bình theo tháng biến thiên từ 78% đến 86%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8; Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm. Sương mù bình quân từ 20 đến 30 ngày trong 1 năm, sương muối xuất hiện ít.

* Thuỷ văn: Sông Công chảy từ địa phận huyện Định Hóa theo hướng Bắc Nam với chiều dài chảy qua địa phận huyện Đại Từ là 24 km. Ngoài ra còn có các suối nước nhỏ như suối La Bằng, suối Quân Chu, suối Cát Nê, suối Phục Linh…

Hồ Núi Cốc nằm trên địa phận huyện Đại Từ với diện tích là 769 ha, là nơi cung cấp nước cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện lân cận như huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình và một số xã trong huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất:

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ có một số loại đất chính sau:

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá Mácma axít, phân bố ở các vùng đồi núi thấp có độ dốc từ 15-25 độ, loại đất này có tầng đất dầy trên 1m, đất có cấu trúc tơi xốp, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn, đạm khá cao, đất chua có độ PHKCl khoảng từ 4,5 - 5,5, phù hợp với các loại cây trồng như: Chè, ngô, lúa nương, sắn, cọ. Loại đất này được phân bố ở các xã trong huyện song tập trung chủ yếu ở xã Hà Thượng, Tân Thái, Cù Vân, Phục Linh, Tân Linh.

- Đất hình thành do sản phẩm dốc tụ, phân bố ở các thung lũng lòng chảo, các chân đồi gò đã được nhân dân sử dụng để trồng cây lúa nước và các cây

36

hoa mầu ngắn ngày khác, loại đất này có tầng đất dầy, độ mùn cao, mức độ Glây mạnh, phân giải chất hữu cơ chậm, đất nghèo lân và ka li. Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện song tập chung chủ yếu ở các xã như: Văn Yên, Vạn Thọ, Phú Lạc, Tiên Hội, Phục Linh, Tân Linh, Hoàng Nông, Quân Chu.

- Đất phù sa chua (Pa): Có tổng diện tích khoảng 1.708,83 ha chiếm 2,96% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, loại đất này được phân bố chủ yếu ven các sông suối, được nhân dân khai phá để trồng lúa nước và các cây hoa mầu ngắn ngày, nằm tập trung ở các xã như: Cù Vân, An Khánh, Hùng Sơn, Bản Ngoại, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Phú Thịnh, Phú Cường, Minh Tiến. Đặc điểm của loại đất này chua, tầng đất mặt có tỷ lệ hữu cơ trung bình, độ no bazơ trong đất thấp.

- Đất Phù sa Glây (Pg): Loại đất này có diện tích 6.664,9 ha, chiếm 11,57% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, được phân bố tập trung ở các xã như Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ loại đất này có đặc trưng cơ bản hấp thụ thấp, thành phần cơ giới thịt nhẹ, giữ nước và giữ ẩm kém.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) phân bố ở dọc theo hai ven bờ thung lũng sông Công, đất có địa hình đồi thoải, lượn sóng, đất chua, nghèo dinh dưỡng, khả năng hấp thụ và giữ nhiệt, giữ ẩm kém.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Pq) phân bố khắp trên địa bàn các xã, ở địa hình đồi thoải, dạng úp bát, thành phần cơ giới cát pha, giữ ẩm, giữ nhiệt kém. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fj), phân bố ở các xã: Quân Chu, Cát Nê, Vạn Thọ, Tân Thái, Văn Yên, Ký Phú, Yên Lãng, Phú Thịnh, trên địa hình đồi núi thấp (25m- 200m), đất có tầng dầy mỏng, chua, hàm lượng chất hữu cơ cũng như đạm, lân, ka ly thấp.

- Đất xám bạc màu: Phân bố ở các xã: Bản Ngoại, Tiên Hội, Ký Phú, Cát Nê, đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, khả năng hấp thu kém.

- Đất xám mùn phát triển trên đá macma bazơ và trung tính (Xh1): Có diện tích 6.465,16ha, chiếm 11,18% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đất có

37

độ chua bazơ thấp, lân, kali thấp, đất có cấu trúc hạt, tơi xốp. Phân bố ở khắp vùng đồi núi của huyện đang được khai thác trồng rừng và các cây công nghiệp.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các loại đất khác như: Đất nâu vàng phát triển trên đá phiến thạch, đất feralít biến đổi do trồng lúa nước, đất phù sa của các con suối, số lượng không đáng kể nằm rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn.

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Đại Từ có hệ thống sông, suối, ao hồ như: Sông Công chảy qua địa phận huyện Đại Từ với chiều dài 24 km; Các suối nước như: Suối La Bằng, Suối Quân Chu, Suối Cát Nê, suối Phục Linh..., ao hồ như: hồ Phượng Hoàng, Hồ Vai Miếu, hồ Đoàn Uỷ, hồ Đình Gấm, hồ Suối Diễu, hồ Chính Tắc, hồ Đầm Làng.

Hồ Núi Cốc là hồ lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, có diện tích mặt nước nằm ở địa phận huyện Đại Từ là 769 ha. Ngoài ra còn có hồ, đập có diện tích mặt nước nhỏ nằm rải rác ở khắp các xã như Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương, Cù Vân ...

+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 7-10m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

- Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng của huyện Đại Từ hiện nay là: 27.823,89 ha, trong đó rừng đặc dụng là 10.977,93 ha, rừng phòng hộ là 1.725,52 ha, rừng sản xuất là 15.120,44 ha.

- Tài nguyên khoáng sản:

Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, 19/31 xã, thị trấn có khoáng sản, được chia ra làm 4 nhóm khoáng sản chủ yếu sau:

+ Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã gồm: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, Na Mao, An Khánh và

38

Cát Nê, trong đó có 3 mỏ lớn thuộc Trung Ương đang quản lý và khai thác đó là mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hòa và mỏ than Bắc Làng Cẩm. Sản lượng than khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn.

+ Nhóm khoáng sản kim loại:

Nhóm kim loại mầu: Chủ yếu là thiếc và Vonfram tập trung tại các mỏ Mỏ đa kim Núi Pháo có trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, mỏ Vonfram ở khu vực Đá Liền có trữ lượng khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong huyện như La Bằng, Tân Thái, Văn Yên, Tân Linh, Cù Vân.

Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Ti tan, sắt nằm rải rác ở nhiều điểm ở các xã như: Khôi Kỳ, Phú Lạc, trữ lượng không lớn lại nằm phân tán.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: Pyrít, Barít nằm rải rác ở các xã, trữ lượng nhỏ, phân tán không tập trung.

- Khoáng sản và vật liệu xây dựng: Đại Từ có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc. Ngoài ra nguồn để khai thác cát sỏi dọc theo Sông Công, bãi bồi của các dòng chảy là nguồn khai thác nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng tại chỗ của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2018 2019​ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)