Mặt đứng chỉnh trang (số lẻ) phố Lãn Ông

Một phần của tài liệu Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng. (Trang 94 - 95)

Hình 2.7: Bảo tồn Đình Hàng Bạc, Đình Quan Đế (Hàng Buồm).

2.5. Yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ HàNội Nội

2.5.1. Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng

Nhu cầu về không gian sinh hoạt cộng đồng luôn là thiết yếu trong đời sống của con người.

Trên thế giới, các không gian sinh hoạt cộng đồng luôn được các nhà quản lý, KTS nghiên cứu một các kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp hợp lý nhất nhằm tạo ra các không gian sinh động, đa dạng và hấp dẫn. Tại các thành phố ở châu Âu những không gian này thường là các không gian mở trước các

công trình lớn như: Toà thị chính, Nhà hát, trung tâm thương mại, các công trình đa chức năng. [26].

Ở Việt Nam, sinh hoạt cộng đồng vốn có nguồn gốc từ làng xã. Thời phong kiến, đó là Đình, Chùa, cổng làng, cây Đa bến nước, thì thời Bao cấp lại thêm sân kho hợp tác và ngày nay lại có thêm các nhà văn hoá. Các không gian này cũng được đặc biệt chú ý tại các thành phố ở Việt Nam.

Hà Nội có các công viên, vườn hoa, quảng trường trước nhà hát lớn, trước Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh,... Đặc biệt là các không gian xung quanh những hồ nước, bên cạnh khu phố cổ là Hồ Gươm và vùng phụ cận Một địa điểm lý tưởng cho các sinh hoạt cộng đồng gắn kết xã hội của người dân Thủ đô và cả nước.

Vai trò của các sinh hoạt cộng đồng rất quan trọng. Một không gian công cộng mà thiếu con người, nói cách khác là không có các hoạt động của con người thì đó là một thất bại trong việc tổ chức không gian, cũng như trong việc khai thác sử dụng các không gian đó. (Hình 2.8)

Một phần của tài liệu Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng. (Trang 94 - 95)