1 Nhóm nhà chuyên môn và Nhà quản lý DI SẢN 2 3 3 2 Nhóm nhà đầu tư và DI SẢN cộng động địa phương1
2.5.3.Yếu tố kinh tế
Để thực hiện tốt công tác quản lý KTCQ KPC Hà Nội với sự YGCĐ cần thiết huy động nhiều nguồn lực. Trong đó, có nguồn lực được gọi tên là vốn xã hội do chính cộng đồng tạo ra.
Vốn xã hội là thuật ngữ mới xuất hiện vào cuối 1980 đầu 1990, được đề cập trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa Piere Bourdieu (Pháp), James Coleman (Mỹ) và Robert Putnam (Mỹ). Piere Bourdieu quan niệm vốn xã hội là “lâu bền, do được hình thành trên mối liên hệ quen biết nhau được định chế hóa”. Tương tự, hiện nay, Ngân hàng Thế giới cũng xác định vốn xã hội là “thể chế hóa các mối quan hệ, cũng như sự tin tưởng, các chuẩn mực và giá trị, điều khiển sự tương tác giữa người với người và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội”. Tóm lại, bản chất của vốn xã hội tập trung vào ba yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: 1) Khả năng làm việc chung với nhau, 2) Sự tin cậy giữa con người với nhau, và 3) Các mạng lưới xã hội.
Vốn xã hội có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đi k m với vốn xã hội một số khái niệm thường được nhắc đến như: Mạng lưới xã hội, Xã hội dân sự. Như vậy có thể thấy, vốn xã hội chính là nguồn lực của cộng đồng.
Ở Việt Nam, vốn xã hội bắt đầu được đề cập đến 3 chỉ báo: 1) Khả năng thu hút, kết nối các cá nhân, nhóm cộng đồng; 2) Quy mô và nguồn lực của mạng lưới liên kết; 3) Những lợi ích cụ thể và tiềm năng do mạng lưới liên kết đó tạo ra.
Vốn xã hội cũng có những đặc trưng của vốn như: tích lũy, đầu tư, sinh lợi. Nghĩa là để vốn xã hội phát triển thì cần phải có những chi phí nuôi dưỡng và duy trì. Và để đo lường hay định lượng vốn xã hội cần có tiêu chí đánh giá. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức phát triển châu Âu (OECD) và
Ngân hàng thế giới đã công bố bộ tiêu chí đánh giá vốn xã hội từ tổng hợp đến chi tiết. (Sơ đồ 2.4,2.5)