Chƣơng 1 : TỔNG QUAN
1.3. Kết luận tổng quan
Từ trình bày tổng quan, ta thấy:
1. Bê tông hạt mịn đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng nhiều ở các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam. Nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều.
30
2. Bê tông hạt mịn thƣờng là các loại bê tông mác cao, bê tông tự chảy, tự đầm nên tính công tác của bê tông này đƣợc đặc biệt chú ý và kiểm soát. Do vậy, không thể thiếu đƣợc các phụ gia giảm nƣớc/phụ gia siêu dẻo trong thành phần các bê tông này bởi các phụ gia này tác động rất nhiều đến tính công tác của bê tông nói chung và bê tông hạt mịn nói riêng.
3. Cơ chế giảm nƣớc/siêu dẻo của các phụ gia gốc hữu cơ đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều và khá rõ. Tuy nhiên, mức ảnh hƣởng của chúng trong từng trƣờng hợp cụ thể có thể rất khác nhau. Điều đó đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu kiểm chứng khi sử dụng phụ gia siêu dẻo/phụ gia giảm nƣớc trong từng trƣờng hợp cụ thể.
4. Có hai dòng phụ gia đã và đang đƣợc sử dụng khá phổ biến là họ Naphtalen Formaldehyte Sunfornate (NFS) và họ Polycarboxylate (PC). Hai họ phụ gia này đều là phụ gia siêu dẻo, nhƣng cơ chế tác động của chúng là khác nhau.
Xuất phát từ nhu cầu làm chủ công nghệ chế tạo bê tông hạt mịn cƣờng độ cao, tác giả nhận thấy cần xuất phát từ việc nghiên cứu khả năng tác động đến tính công tác và cƣờng độ của phụ gia siêu dẻo. Đó là lý do đề tài “Khảo sát ảnh hưởng
của một số phụ gia gốc hữu cơ đến tính công tác của bê tông” đƣợc thực hiện.
31