Tuổi bệnh nhân Số lượng DFI (%) P-values
≤ 35 tuổi 115 (76,16%) 20,52 ± 15,63
0,133 > 35 tuổi 36 (23,84%) 24,98 ± 14,89
Theo số liệu thống kê trong bảng 3.7, nhóm bệnh nhân ≤ 35 tuổi có 115 bệnh nhân, chiếm 76,16% và có giá trị phân mảnh DNA tinh trùng trung bình là 20,52 ± 15,63%. Nhóm bệnh nhân có độ tuổi > 35 tuổi có 36 bệnh nhân, chiếm 23,84% với giá trị DNA tinh trùng bị phân mảnh trung bình là 24,98 ± 14,89%. Tuy nhiên, giữa độ tuổi của bệnh nhân và mức độ phân mảnh DNA trùng ở hai nhóm bệnh nhân ≤ 35 tuổi và nhóm bệnh nhân > 35 tuổi không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,133. Hơn nữa, xu hướng điều trị vô sinh nam với độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Bên cạnh đó, trong nhóm bệnh nhân có độ tuổi > 35 (n=36) có mức độ phân mảnh khá cao với giá trị trung bình 24,98 ± 14,89% hay càng lớn tuổi thì mức độ phân mảnh của DNA tinh trùng càng lớn. Điều này cũng chỉ ra rằng, ở bất cứ độ tuổi nào, DNA của tinh trùng vẫn có thể bị phân mảnh.
Một kết quả tương tự cũng đã được Salah Elbashir chỉ ra trước đó với p = 0,076 [95] và trong nghiên cứu của Colasante A. và cộng sự (2011) cũng chỉ ra rằng, chất lượng tinh trùng giảm đáng kể liên quan đến tuổi đặc biệt là về lượng tinh dịch và tổn thương DNA của tinh trùng. Hay, một mối tương quan đáng kể giữa độ tuổi của nam giới vô sinh với DFI được nghiên cứu trên 6.881 bệnh nhân tại Ấn Độ có độ tuổi từ 23 đến 61 và nghiên cứu này cho thấy, với những đàn ông có độ tuổi > 45 có chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cao hơn so với những người đàn ông < 45 tuổi [15].
Tuy nhiên, một mối tương quan không đáng kể giữa độ tuổi của bệnh nhân và mức độ phân mảnh DNA tinh trùng được chỉ ra trong nghiên cứu của Lê Minh Tâm và cộng sự (2019) trong 390 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm tương tự với giá trị p = 0,130 [2].
Những dữ liệu này chỉ ra rằng, đàn ông có thể ngày càng ít khả năng sinh sản khi tuổi của họ tăng lên. Bên cạnh đó, độ tuổi sinh sản của phụ nữ được khuyến cáo là dưới 35 tuổi và những phát hiện này cho thấy việc thiếu giá trị ngưỡng tuổi đối với nam giới trong sinh sản hay sự suy giảm dần dần chất lượng tinh trùng song song với lão hóa [32].
3.3.2. Mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng và chỉ số tinh dịch đồ của đối tượng nghiên cứu đồ của đối tượng nghiên cứu
Có nhiều bằng chứng lâm sàng đã chỉ ra rằng mối tương quan giữa các chỉ số tinh dịch đồ và mức độ phân mảnh DNA của tinh trùng có nhiều quan điểm còn gây tranh cãi. Các đặc điểm tinh dịch đồ kém như mật độ tinh trùng thấp, độ di động kém và hình thái tinh trùng bất thường nhiều thường tương quan với tỷ lệ tinh trùng có DNA bị tổn thương cao. Hoặc một số bệnh nhân có các giá trị tinh dịch đồ bình thường nhưng lại có mức độ DNA bị phân mảnh cao [102]. Vì vậy, mối liên hệ giữa đặc điểm tinh dịch đồ với mức độ phân mảnh DNA tinh trùng của 151 bệnh nhân trong nghiên cứu này được trình bày ở những phần dưới đây.
3.3.2.1. Mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng với thời gian kiêng xuất tinh
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về Hướng dẫn xét nghiệm và xử lý tinh trùng người – WHO, 2010 thì thời gian kiêng xuất tinh đối với các trường hợp khi đến khám và điều trị vô sinh sẽ nằm trong khoảng từ 2 đến 7 ngày. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng và thời gian kiêng xuất tinh được chia thành 3 nhóm thể hiện trong bảng 3.8.
- Nhóm kiêng xuất tinh < 2 ngày: có 17 bệnh nhân và nhóm này có giá trị phân mảnh DNA tinh trùng ở mức trung bình là 15,59 ± 9,42%.
- Nhóm có thời gian kiêng xuất tinh từ 2 - 7 ngày: có 132 bệnh nhân, chiếm phần lớn bệnh nhân trong tổng số bệnh nhân được nghiên cứu và có giá
trị DFI trung bình là 22,18 ± 16,02%. Nhóm bệnh nhân này nằm trong ngưỡng tinh trùng có mức độ phân mảnh trung bình.
- Nhóm có thời gian kiêng xuất tinh > 7 ngày: có 2 bệnh nhân, chiếm số lượng thấp nhất nhưng lại là nhóm có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng nằm trong ngưỡng cao với giá trị DFI là 33,10 ± 13,72.
Bảng 3.8. Mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng với thời gian
kiêng xuất tinh
Thời gian kiêng xuất tinh Số lượng DFI (%) P- values
< 2 ngày 17 (11,26%) 15,59 ± 9,42
0,147 2 – 7 ngày 132 (87,42%) 22,18 ± 16,02
> 7 ngày 2 (1,32%) 33,10 ± 13,72
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa thời gian kiêng xuất tinh và mức độ phân mảnh DNA tinh trùng trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê với giá trị p = 0,147. Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Sergerie M. và cộng sự (2005) [95], [99], Evenson và cộng sự (1991) [45].
Trong nghiên cứu của Richthoff J. và cộng sự (2002) lại tìm thấy một mối tương quan tích cực nhưng tương đối yếu giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng với thời gian kiêng xuất tinh. Bên cạnh đó, hiệu quả của việc rút ngắn thời gian xuất tinh như một biện pháp tiềm năng trong việc giảm mức độ phân mảnh DNA tinh trùng đã được nghiên cứu. Giảm 22% - 25% tỷ lệ tinh trùng có DNA bị tổn thương đã đạt được với sự kiêng xuất tinh từ 1 – 2 ngày mà không ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch thông thường [58]. Thời gian kiêng xuất tinh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng di động và tỷ lệ sống của tinh trùng [114].
3.3.2.2. Mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng với độ pH của tinh dịch
Giá trị pH của tinh dịch được xác định sau khi bệnh nhân xuất tinh từ 30 phút đến 1 giờ bằng cách nhỏ 10µL tinh dịch lên giấy chỉ thị màu (30 giây), so
màu với bảng và ghi nhận giá trị pH. Bảng 3.9 thể hiện mối liên hệ giữa pH và mức độ phân mảnh DNA tinh trùng trong nghiên cứu của chúng tôi.
Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng với độ pH của
tinh dịch
pH tinh dịch Số lượng DFI (%) P- values
< 7,2 12 (7,95%) 36,95 ± 28,80
< 0,001
≥ 7,2 139 (92,05%) 20,26 ± 13,18
Trong nghiên cứu này, mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng và pH có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 và được chia làm hai nhóm. Nhóm có pH < 7,2 có 12 bệnh nhân, giá trị DFI là 36,95 ± 28,80%, giá trị DFI này thuộc nhóm cao. Nhóm có giá trị pH ≥ 7,2 chiếm phần lớn trong tổng số bệnh nhân được nghiên cứu và có giá trị DFI là 20,26 ± 13,18%.
Đồng thời, một mối tương quan nghịch giữa giá trị pH và mức độ phân mảnh DNA tinh trùng với hệ số tương quan r = - 0,02 và p = 0,012 hay pH càng thấp (pH < 7,2) thì tinh trùng có mức độ phân mảnh càng cao (Hình 3.4).
Hình 3.4. Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng và pH tinh dịch
Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp với công bố trước đó về ảnh hưởng của pH lên mức độ phân mảnh của tinh trùng [38]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Lê Minh Tâm và cộng sự (2019) lại chỉ ra không có mối tương quan đáng kể nào giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng và pH khi phân tích trên 318 bệnh nhân vô sinh nam [2].
3.3.2.3. Mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng với thể tích xuất tinh
Mẫu tinh dịch của nam giới khi xuất tinh sẽ bao gồm tinh trùng và tinh tương. Trong đó, 90% tinh dịch là sản phẩm của tuyến sinh dục (túi tinh và tuyến tiền liệt), phần còn lại là do tinh hoàn, mào tinh và tuyến hành niệu đạo tiết ra. Thể tích xuất tinh cần được tiến hành đo chính xác, vì thông số này sẽ liên quan tới cách tính tổng số tinh trùng và tổng số tế bào lạ trong một lần xuất tinh [113].
Bảng 3.10. Mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng với thể tích
xuất tinh
Thể tích xuất tinh Số lượng DFI (%) P- values
< 1mL 2 (1,32%) 28,30 ± 18,67
0,775
1 mL – 1,5 mL 8 (5,3%) 19,52 ± 13,13
≥ 1,5 mL 141 (93,38%) 21,60 ± 15,69
Trong đánh giá của chúng tôi, dựa theo tiêu chuẩn phân tích tinh dịch đồ của WHO, 2010, thể tích xuất tinh của nam giới vô sinh được chia thành 3 nhóm thể hiện ở bảng 3.10 như trên. Chỉ có 2 trường hợp có thể tích xuất tinh < 1mL với giá trị DFI trung bình là 28,30 ± 18,67%. Nhóm bệnh nhân có thể tích xuất tinh ≥ 1,5 mL chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số bệnh nhân được nghiên cứu với 114 bệnh nhân và chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng là 21,60 ± 15,69%. Tuy nhiên, giữa các nhóm này và chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,775. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác của Sepaniak S. và cộng sự (2006) [98], Lê Minh Tâm và cộng sự (2019) [2].
3.3.2.4. Mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA với mật độ tinh trùng
Giới hạn tối thiểu của mật độ tinh trùng trong một lần xuất tinh là 15.106 (TT/ml) theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO, 2010. Vì vậy, để đánh giá mối liên hệ giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng, chúng tôi chia mật độ tinh trùng thành hai nhóm và mối liên hệ này được thể hiện như trong bảng 3.11.