Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.5. Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô

Các ban tiếp công dân tại huyện được bố trí phòng tiếp công dân, đầu tư cơ sở vật chất, cài đặt phần mềm theo dõi tiếp nhận, xử lý đơn thư để phục vụ tốt cho hoạt động tiếp công dân. Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo đơn vị khẩn trương thành lập và bố trí trụ sở, trang thiết bị cho phòng tiếp công dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn để hoạt động tiếp công dân thực sự đi vào nền nếp và chặt chẽ hơn. Lãnh đạo huyện đẩy mạnh kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được các bộ, ngành Trung ương và địa phương rà soát, giải quyết nhiều lần nhưng các hộ vẫn tiếp tục khiếu kiện lên Trung ương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số cấp uỷ đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện chưa quan tâm đứng mức đến công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đất đai, môi trường ở một số địa phương trên địa bàn huyện còn hạn chế. Công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án còn chưa chặt chẽ về thủ tục dẫn

đến khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Công tác vận động nhân dân, tuyên truyền, giải thích về chính sách bồi thường khi thu hồi đất ở một số dự án và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong nhân dân ở một số nơi chưa tốt. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Huyện ủy, UBND huyện Sông Lô đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục công dân chấp hành quyết định giải quyết đối với những vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình hình công dân khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

- Duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả các ban tiếp công dân; thường xuyên kiểm tra, rà soát chỉ đạo xử lý dứt điểm các kiến nghị, thỉnh cầu của công dân; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế phối hợp trong công tác tiếp công dân của các ban tiếp công dân. Chỉ đạo các ban, ngành, quận, huyện tổ chức thực hiện tốt các quy định về tiếp công dân theo Luật tiếp công dân.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đầu tư trang thiết bị để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân từ thành phố đến cơ sở. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên môi trường, đầu tư, xây dụng, tài chính, chính sách xã hội..thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất; giải quyết kịp thời các quyền lợi chính đáng của người dân có đất bị thu hồi nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.

- Phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính tộ - xã hội các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Củng cố,

nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các ban tiếp công dân, tổ hòa giải cơ sở và ban thanh tra nhân dân. Phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân để hạn chế khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không để xảy ra điểm nóng.

1.6. Đánh giá kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Sông Lô

1.6.1. Những mặt đã làm được

Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, quán triệt sát sao, kịp thời; tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; công tác kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường, đã kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các đơn vị chưa quan tâm đến công tác này. Qua đó, Thủ trưởng các cơ quan hành chính đã tích cực, chủ động hơn trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xác định rõ trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu, đã coi trọng việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân. Các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp đã được lãnh đạo các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo kiểm tra, giải quyết. Nhìn chung, các vụ việc đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật, góp phần ổn định tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.6.2. Những mặt còn hạn chế

Chất lượng và hiệu quả công tác tiếp công dân ở một số đơn vị còn hạn chế; việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được khoa học dẫn đến việc theo dõi, tổng hợp thiếu chính xác, chưa phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình khiếu nại, tố cáo làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn còn chậm so với thời gian theo quy định; tình trạng thực hiện chưa đảm bảo đúng

trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn xảy ra.

Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo đã được quan tâm và có chuyển biến nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2018.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Phạm vi thời gian: giai đoạn 2015 - 2018

2.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ 6/2019 – 12/2019.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc dụng đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.2. Đánh giá công tác khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2018

- Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại;

- Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2018;

- Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô thông qua ý kiến của người dân và cán bộ quản lý.

2.3.3.Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô

2.3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô. nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành khảo sát các đối tượng nghiên cứu để thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra huyện Sông Lô, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc … nhằm thống kê, tổng hợp dữ liệu, số liệu để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở từng cơ quan, đơn vị.

Tổng hợp nguồn dữ liệu đã có của các năm trước, sử dụng các phương pháp như xác xuất thống kê, lôgic học…để phân tích những vấn đề nghiên cứu, đồng thời sử dụng phương pháp diễn giải, quy nạp để hệ thống hóa, đánh giá, nhận định, luận giải và đưa ra được kết luận, đề xuất giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân về sự hiểu biết pháp luật đất đai và khiếu nại, tố cáo, tâm tư, nguyện vọng và ý thức chấp hành pháp luật. Lựa chọn 2 điểm nghiên cứu tại 02 xã và 01 thị trấn đại diện cho 3 vùng của huyện gồm: Vùng trung tâm huyện, vùng gần trung tâm và xa trung tâm huyện. Tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp 90 hộ gia đình, cá nhân. Tại mỗi xã, thị trấn phỏng vấn 30 hộ gia đình, cá nhân. Trong đó có ít nhất 50% số hộ được phỏng vấn đã tham gia khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Nội dung điều tra, phỏng vấn về: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hiểu biết của người dân, một số nội dung liên quan đến quyền, lợi ích, ý thức chấp hành pháp luật và một số nhận xét, đánh giá về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.

Phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức các xã, thị trấn và huyện. Tổng số phiếu điều tra là 25 phiếu, trong đó phỏng vấn cán bộ xã, thị trấn là 15 người, cán bộ các phòng, ban là 10 người bao gồm: cán bộ Ban tiếp công dân huyện, cán bộ phòng Tài nguyên & MT, cán bộ thanh tra huyện và cán bộ phòng Tư

pháp huyện).

Nội dung phỏng vấn trực tiếp về: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, sự hiểu biết, một số nhận xét, đánh giá về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện

Thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích để làm cơ sơ lý luận khoa học, đánh giá, đề xuất giải pháp đối với vấn đề cần nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft excel, Microsoft Word.

- Kiểm tra và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của số liệu, phân tích, xử lý số liệu bằng Excel.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện và tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện là huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô. Theo đó, huyện Sông Lô có diện tích tự nhiên là 14.996,32 ha.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Sông Lô

Huyện Sông Lô có ranh giới hành chính như sau: - Phía Đông giáp huyện Lập Thạch.

- Phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. - Phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. - Phía Bắc giáp với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cách thủ đô Hà Nội 80 km vì vậy trong tương lai huyện có khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận, đặc biệt thành phố Vĩnh Yên.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi khá phức tạp. Phần lớn địa hình cao 11m - 30m, xen kẽ với một số đồi núi cao 200m - 300m. Địa hình bị chia cắt bởi dòng Sông Lô qua hầu hết các xã của huyện với chiều dài 28km. Địa hình của huyện có nhiều đồi núi như hình bát úp, kích thước không lớn, có dạng vòm đường nét mềm mại.

Nhìn chung huyện Sông Lô nằm trong vùng núi và vùng trung du của tỉnh Vĩnh Phúc tạo nên hai nhóm cảnh quan: Nhóm đồng bằng Sông Lô thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của trung du miền núi phía Bắc, dân cư sống phân tán hơn, tốc độ đô thị hóa chậm hơn nhóm đồng bằng.

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn * Đặc điểm khí hậu:

Giống như nhiều tỉnh thành khác thuộc khu vực Bắc Bộ, huyện Sông Lô nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1500 mm đến 1800 mm, tập chung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 nên gây ra hiện tượng úng lụt ở các vùng trũng vào mùa mưa và gây ra hạn hán tại nhiều vùng đồi núi vào mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5°C –

25oC và có sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giũa mùa hạ và mùa đông. Độ ẩm trung bình 84%, số giờ nắng trung bình trong năm tử 1.400 giờ đến 1.700 giờ/ năm.

Tóm lại, huyện Sông Lô có khí hậu đặc trưng là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và mức sống của nhân dân.

* Đặc điểm thủy văn:

Huyện Sông Lô chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Lô chiếm tới 80% - 90% tổng lượng nước của huyện, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mực nước mùa khô bình quân trên 1.300cm, cao nhất là 2.132cm. Ngoài ra lòng sông Lô rộng nên thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thủy của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của huyện Sông Lô nói riêng.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 14.996,32 ha bao gồm hai nhóm đất chính là đất phù sa ven sông Lô và đất đồi núi. Tài nguyên đất của huyện được đánh giá như sau:

- Đất phù sa

Đất phù sa màu nâu nhạt, trung tính ít chua, được sông Lô bồi đắp hàng năm. Đất trung tính ít chua có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phù hợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieo trồng để tránh ngập úng vào mùa mưa.

Đất phù sa không được bồi đắp có màu nâu nhạt, trung tính, ít chua, glay trung bình hoặc glay mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, pH dao động từ 5,6 – 7,5.

Đất dốc tụ ven đồi không bạc màu thường được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp, dạng bậc thang.

Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi, dọc theo ven suối tạo thành những cánh đồng dài, nhỏ hẹp, độ pH cao, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước tốt, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

Đất lầy thụt có thể trồng 2 vụ lúa trong năm nhưng cần chú ý đến thủy lợi để rửa chua, chống mạch nước ngầm.

- Đất đồi núi

Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu. Đất feralit màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ.

Đất feralit màu vàng hoặc đỏ phát triển trên thạch sét. Đây là loại đất phù hợp cho trồng rừng với năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200 thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 39)