Công tác tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.1.Công tác tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư

3.2. Đánh giá công tác khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

3.2.1.Công tác tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư

Trong giai đoạn 2015 - 2018, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện chủ yếu ở một số lĩnh vực như đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi lại đất, khiếu nại quyết định hành chính chiếm tỉ lệ cao về lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trước tình hình trên, cấp ủy, UBND huyện và các xã, thị trấn đã có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tích cực quan tâm công tác hòa giải, giải quyết khiếu nại của công dân từ cơ sở. Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đã có sự phối hợp trong việc tham gia, giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần quan trọng ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Việc duy trì thường xuyên, ổn định công tác tiếp dân của lãnh đạo UBND huyện tại Ban tiếp công dân đã tạo được sự tin tưởng đối với công dân trong

những năm qua.

Nội dung tiếp công dân chủ yếu là giải thích pháp luật về tranh chấp đất đai; khiếu nại quyết định hành chính; khiếu nại giá bồi thường giải tỏa, khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi lại đất, về tình hình ô nhiễm môi trường… Qua giải thích các chính sách pháp luật hiện hành một số trường hợp không tiếp tục khiếu nại; một số trường hợp tự hòa giải trong nội bộ gia đình...Sau mỗi ngày lãnh đạo tiếp công dân, đều có thông báo ý kiến kết luận của lãnh đạo chỉ đạo thủ trưởng đơn vị (gửi kèm hồ sơ) có liên quan chịu trách nhiệm giải quyết hoặc tham mưu Chủ tịch UBND huyện giải quyết để trả lời cho công dân theo lịch đã hẹn.

Bảng 3.2. Tổng hợp công tác tiếp dân trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 – 2018

STT Năm Số lượt Số người Số vụ

1 2015 768 805 732

2 2016 821 916 681

3 2017 882 927 708

4 2018 693 731 621

Tổng 3164 3379 2742

(Nguồn: UBND huyện Sông Lô)

Qua bảng trên cho thấy: Tình hình tiếp công dân trong giai đoạn 2015 - 2018 trên địa bàn huyện Sông Lô diễn ra rất sôi nổi. Trong vòng 4 năm cơ quan chức năng đã tiếp 3164 lượt công dân với 3379 người và 2742 vụ. Điều này cho thấy việc giải quyết đơn thư để đảm bảo quyền, lợi ích họp pháp của công dân chưa được thỏa đáng dẫn đến công dân có nhiều đơn thư.

Ngoài ra, công tác tiếp công dân cũng phản ảnh việc huyện Sông Lô là một huyện đang phát triển có tốc độ đô thị hóa cao, với định hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ. Do vậy, việc thu hồi đất cho các dự án đầu tư, xây dựng

cơ sở hạ tầng nhiều. Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Điều này cũng là nguyên nhân làm phát sinh tăng các khiếu nại của công dân, tổ chức trên lĩnh vực này.

Bảng 3.3. Tổng hợp tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 – 2018

Năm

Tổng số đơn tiếp

nhận

Tổng số đơn phải giải quyết

Phân loại đơn phải giải quyết Tổng số đơn Thuộc thẩm quyền Năm trước chuyển sang Khiếu nại Tố cáo Khác 2015 732 614 582 32 25 5 584 2016 681 624 583 41 19 2 603 2017 708 637 598 39 22 4 611 2018 621 585 557 28 15 6 564 Tổng 2742 2460 2320 140 81 17 2362

(Nguồn: UBND huyện Sông Lô)

Qua bảng 3.3 cho thấy: Tổng số đơn tiếp nhận trong năm của 4 năm (từ năm 2015 đến 2018) là 2742 đơn. Sau khi kiểm tra, phân loại, xử lý thì tổng số đơn thư tiếp nhận phải giải quyết trong của UBND huyện là 2460 đơn. Trong đó, số đơn thuộc thẩm quyền 2320 đơn, tổng đơn năm trước chuyển sang là 140 đơn. Phân loại đơn thì có 81 đơn khiếu nại,17 đơn tố cáo, 2362 đơn thuộc các lĩnh vực khác.

Qua điều tra thực tế cho thấy: Tỷ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo chiếm tỷ lệ tương đối thấp chứng tỏ công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện là khá tốt. Việc tổng hợp tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư đúng là một khâu quan trọng trong công

tác giải quyết đơn thư kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo, đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài của người dân.

Bảng 3.4.Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 – 2018

Năm Tổng số đơn KN, TC

Khiếu nại Tố cáo

Số đơn Tỷ lệ (%) Số đơn Tỷ lệ (%) 2015 30 25 83,33 5 16,67 2016 21 19 90,48 2 9,52 2017 26 22 84,62 4 15,38 2018 21 15 71,43 6 28,57 Tổng 98 81 82,65 17 17,35

(Nguồn: UBND huyện Sông Lô)

Qua bảng trên cho thấy: Trong giai đoạn 2015 – 2018, huyện Sông Lô đã tiếp nhận 98 đơn thư khiếu nại, tố cáo cụ thể:

Tổng số đơn khiếu nại là 81 đơn chiếm tỷ lệ 82,65%, trong đó năm 2015 có số đơn khiếu nại cao nhất 25 đơn, tiếp đến là năm 2017 với 22 đơn và thấp nhất là năm 2018 với 15 đơn.

Tổng số đơn thư tố cáo mà huyện tiếp nhận trong 4 năm qua tương đối thấp 17 đơn chiếm 17,35%, trong đó năm 2018 có 6 đơn, năm 2015 có 5 đơn, năm 2017 có 4 đơn và năm 2016 có 2 đơn.

Trong những năm qua UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các cán bộ chức năng thẩm tra, xác minh, các vụ khiếu nại, tố cáo đất đai để tham mưu UBND huyện ra quyết định giải quyết theo đúng quy định của pháp luật về KNTC, pháp luật đất đai, nên tình trạng đơn thư KNTC vượt cấp lên cấp trên ít xảy ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít vụ việc công dân gửi đơn đến nhiều cấp, nhiều ngành hoặc đơn không đủ điều kiện xử lý (nặc danh,

không ký, không có địa chỉ...) Bên cạnh đó có một số vụ việc đã và đang được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng công dân còn quá cố chấp, vẫn tiếp tục đến khiếu nại ở trụ sở tiếp công dân của các cơ quan cấp trên nhiều lần, nhất là các trường hợp liên quan đến thu hồi đất, đền bù GPMB đã gây một số trở ngại cho công tác đầu tư xây dựng các dự án và khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Tình trạng trên dẫn đến việc tổng số đơn tiếp nhận phát sinh do lượng đơn trùng lặp, đơn không đủ điều kiện xử lý gây khó khăn trong công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư.

Bảng 3.5. Phân loại lĩnh vực bị khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2015 – 2018

Năm Tổng số đơn KN Phân loại lĩnh vực KN Tổng số đơn TC Phân loại lĩnh vực TC Bồi thường GPMB Cấp GCNQSDĐ Đòi lại đất Khác Đất đai Khác 2015 25 16 3 5 1 5 4 1 2016 19 13 3 2 1 2 2 0 2017 22 18 3 1 0 4 1 3 2018 15 11 2 1 1 6 5 1 Tổng 81 58 11 9 3 17 12 5

(Nguồn: UBND huyện Sông Lô)

Trong giai đoạn 2015 đến tháng 2018, UBND huyện Sông Lô đã nhận được tổng số 81 đơn thư về khiếu nại, tố cáo đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Nội dung đơn thư đề nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung như: bồi thường GPMB, cấp GCNQSDĐ, đòi lại đất cũ... Cụ thể:

Lượng đơn thư khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ cao 58/81 đơn (71,6%). Tiếp theo lượng đơn thư khiếu nại về cấp GCN 11/81

đơn (13,6%); còn lại 11,1% rơi vào trường hợp đòi lại đất và 3,7% là các nguyên nhân khác. Điều này cho thấy, lượng đơn thư khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng và cấp GCN chiếm tỷ lệ lớn.

Trong quá trình vẫn động của xã hội, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên, các giao dịch quyền sử dụng đất trở nên sôi động hơn. GCN là một trong những cơ sở quan trọng để được thực hiện các quyền giao dịch về đất đai, và nó cũng là nguyên nhân góp phần gia tăng lượng đơn khiếu nại về vấn đề cấp GCN. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất, bồi thường GPMB phục vụ các mục đích phát triển KTXH luôn là vấn đề gây khiếu nại nhiều nhất trong các vấn đề về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 62 - 67)