Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đa

đai tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Nguyên nhân

*Nguyên nhân khách quan

Một số quy định của pháp luật về đất đai còn bất cập, thiếu nhất quán, ổn định. Chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai qua các thòi kỳ có nhiều thay đổi, thiếu tính ổn định kế thừa. Các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường xuyên thay đổi theo hướng mở, ngày càng tăng mức bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Do vậy, người bị thu hồi đất, giải tỏa trước khi có chính sách thay đổi thường nhận được giá trị bồi thường, hỗ trợ thấp hơn người bị giải tỏa sau. Thậm chí có trường họp người chấp hành tốt, bàn giao mặt bằng sớm thường bị thiệt; người cố tình chây ỳ, không chấp hành thường được lợi dẫn đến sự so bì, bức xúc giữa các hộ dân và làm phát sinh khiếu kiện.

Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực đất đai còn bất cập, thiếu tính thống nhất về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết... tạo ra những rào cản cho hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Những quy định không thống nhất của Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (cũ) đã gây không ít khó khăn trong việc xử lý đơn thư khiếu nại, xác định thẩm quyền, thời hiệu khiếu nại...Thực tế đã có một vài vụ việc giải quyết còn bị kéo dài do việc các cơ quan chức năng hiểu không thống nhất các quy định của pháp luật.

Ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật. Trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng (đặc biệt là những người dân sống ở khu vực nông thôn hoặc người dân có trình độ học vấn thấp) vẫn tồn tại quan niệm đất đai là của ông cha, tổ tiên để lại. Hoặc cũng có một số người dân quan niệm rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định lâu dài và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ thì là của họ; một số trường họp bị một vài cá nhân có động cơ không tốt xúi giục và cùng với yếu tố lợi ích vật chất trực tiếp liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất dẫn đến có một số trườnghợp phát sinh khiếu kiện, mặc dù vụ việc đã được giải quyết đứng quy định pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

* Nguyên nhân chủ quan

Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn những hạn chế, thiếu sót. Đặc biệt, là công tác quy hoạch sử dụng đất, quản lý hiện trạng sử dụng đất, công tác thống kê, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận nguồn gốc đất và việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất.

Việc tuyên truyền các chính sách, quy định bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho bộ phận nhân dân trong vùng giải tỏa của các dự án phải thu hồi đất ít được chú trọng. Thực tế trong thời gian qua việc

tuyên truyền đều tập trung vào các quy định của Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo... Trong khi đó, khi thực hiện bồi thường, giải tỏa để thu hồi đất người dân luôn thắc mắc về điều kiện bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất, về đối tượng, chính sách tái định cư, về hỗ trợ chuyển đổi nghề... Đây là những vấn đề được người dân các vùng giải tỏa thu hồi đất đặc biệt quan tâm vì có liên quan thiết thân đến quyền lợi của họ. Bên cạnh đó Năng lực, trình độ của một số cán bộ tiếp dân của một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế, đặc biệt là hiểu biết về văn bản pháp luật liên quan chưa sâu dẫn tới việc giải thích, hướng dẫn cho công dân còn chưa đảm bảo tính thuyết phục; Việc tiếp công dân của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị còn chưa thường xuyên theo quy định của pháp luật.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai ở một số nơi còn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng.

Các qui định của Nhà nước về giá đền bù tái định cư, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất còn có những điểm chưa họp lý, xa dời thực tế.

Năng lực, trình độ của một số cán bộ tiếp dân của một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế, đặc biệt là hiểu biết về văn bản pháp luật liên quan chưa sâu dẫn tới việc giải thích, hướng dẫn cho công dân còn chưa đảm bảo tính thuyết phục.

Công tác đánh giá tác động của việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đến đời sống của nhân dân chưa chặt chẽ dẫn đến quyền lợi, đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới phát sinh tăng khiếu kiện về đất đai...

3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng

Tình trạng lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng không đúng pháp luật (mua bán trao tay) của người dân có xu hướng tăng, gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại.

Do yếu tố lịch sử để lại, trước đây việc buông lỏng quản lý đất đai, tình trạng bán đất trái thẩm quyền, công tác lập hồ sơ lưu trữ, đo đạc xác minh diện

tích đất có sai sót và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại.

Việc xác minh nguồn gốc đất không có hồ sơ, giấy tờ lịch sử không rõ ràng, việc quy định hạn mức đất ở vẫn là những khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại.

Việc giao đất tói thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị trí; sử dụng tiền thu từ từ đất sai quy định của pháp luật hoặc người sử dụng đất đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định nhưng không được họp thức quyền sử dụng đất.

Năng lực trình độ của một bộ phận CBCC làm công tác giải quyết khiếu nại còn hạn chế, hiểu biết pháp luật chuyên ngành về đất đai chưa sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thòi kỳ mới; giải quyết khiếu nại còn mang tính cảm tính, chủ quan, nể nang.

Một số Thủ trưởng cơ quan chưa quan tâm đúng mức đến việc giải quyết khiếu nại, việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại chưa sát sao dẫn đến việc chậm giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết khiếu nại không đứng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó một bộ phận nhân dân có nhận thức về pháp luật còn hạn chế, chưa nắm rõ được quyền lợi, nghĩa vụ của người khiếu nại, các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh về đất đai; một số người cố tình không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền. Một số đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại và sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận nhân dân, lôi kéo, kích động nên khi được đối thoại giải quyết đã cố tình gây khó khăn, chống đối, không chấp hành các quy định của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 72 - 75)