CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đa
đai trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
3.4.1. Hoàn thiện công tác ban hành văn bản chỉ đạo về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại quyết khiếu nại
trị của các cơ quan hành chính Nhà nước huyện Sông Lô. Do đó công tác: Giải quyết khiếu nại cần tổ chức thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:
- Cấp ủy chính quyền các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh tiến hành phân công lãnh đạo phụ trách công tác quản lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương và đơn vị.
- Tiếp tục phổ biến và tuyên truyền Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Đất đai năm 2013, các nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn và các văn bản pháp luật có liên quan để mọi tầng lớp nhân dân biết, nắm vững và thực hiện.
- Phân công cán bộ có năng lực, chuyện môn, trách nhiệm thường xuyên tiếp công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình.
- Giải quyết khiếu nại phải nhanh chóng, kịp thời, không để tồn đọng, kéo dài và đảm bảo đứng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; những vụ việc nổi cộm, phức tạp, đông người phải tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm. - Tích cực đấu tranh chống quan liêu, tham những, hách dịch cửa quyền, gây phiền hà, mất dân chủ ở các cấp, các ngành.
- Xem xét, kết luận, giải quyết khiếu nại phải khách quan, đúng chính sách và pháp luật, có lý, có tình, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người dân. Đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
- Định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. Làm tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra để đảm bảo đủ lực lượng hoàn thành nhiệm vụ.
- Tăng cường phối hợp giải quyết khiếu nại giữa cơ quan thanh tra với các ngành trong khối nội chính, tòa án, thi hành án...
- Thường xuyên thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; kiểm tra công tác tiếp dân và trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các cấp, các ngành, đặc biệt là đối với cấp xã. Chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong công tác quản lý, chỉ đạo việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại.
3.4.2. Một số giải pháp chung
* Công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn thư khiếu nại
Tiếp tục củng cố, kiện toàn phòng tiếp công dân ở các cấp, các ngành, đặc biệt là đối với cấp cơ sở xã, thị trấn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Bố trí cán bộ có trách nhiệm đủ năng lực và phẩm chất để thường trực tiếp công dân. Có lịch định kỳ tiếp công dân của thủ trưởng các cấp, các ngành.
Tổ chức tốt việc tiếp nhận, kịp thời phân loại xử lý đơn thư. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
*Công tác giải quyết khiếu nại
Tăng cường vai trò tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo công tác tiếp công dân; đề cao trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành để giải quyết có chất lượng và hiệu quả các khiếu nại thuộc thẩm quyền.
Tăng cường phối hợp giải quyết khiếu nại giữa các cấp, các ngành. Thanh tra, kiểm tra các cấp phối hợp, tham mưu, giúp thủ trưởng cùng cấp giải quyết dứt điểm đối với các vụ khiếu nại phức tạp tồn đọng kéo dài.
Thanh tra huyện có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các đoàn thể quần chúng tổ chức bằng các hình thức thích hợp để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến Luật khiếu nại, Luật Đất đai, công tác hoà giải và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Có biện pháp xử lý kiên quyết những đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại để gây mất trật tự an ninh - xã hội.
Báo cáo định kỳ hàng tháng, sơ kết, tổng kết hàng năm của các cấp, các ngành phải có nội dung kiểm điểm, đánh giá về công tác cải tiến giải quyết
khiếu nại.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại; coi việc giải quyết khiếu nại của địa phương, của ngành và lĩnh vực mình quản ký và tiêu chí để bình xét thi đua hàng năm.
*Công tác quản lý sử dụng đất đai
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho tưng giai đoạn, từng năm. Công khai giá đất theo bảng giá của UBND tỉnh.
Công khai quy hoạch, kế hoạch thu hồi đất hàng năm...
3.4.3. Các giải pháp cụ thể
*Tổ chức tiếp công dân
Thủ trưởng các cấp, các ngành phải tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân của đom vị mình. Việc tiếp công dân của đơn vị mình. Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân. Tại nơi tiếp công dân phải ban hành nội quy, niêm yết lịch tiếp công dân, bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận tiện, có điều kiện vật chất cần thiết để công dân trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
Lịch tiếp dân phải được ghi công khai và ghi cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp công dân. Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo.
Thủ trưởng các cấp, các ngành có trách nhiệm định kỳ trực tiếp tiếp công dân theo quy định tại Điều 12 của Luật Tiếp công dân. Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, thủ trưởng các cơ quan Nhà nước và chính quyền các cấp phải tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết.
Người tiếp công dân phải có sổ ghi chép theo dõi việc tiếp công dân; yêu cầu công dân khiếu nại xuất trình giấy tờ tuỳ thân và trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại. Trong trường họp có nhiều người đến khiếu nại về cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực
tiếp trình bày nội dung sự việc.
Công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc đã rõ ràng, cụ thể có cơ sở giải quyết thì khi tiếp công dân thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải trả lòi ngay cho công dân biết. Nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết. Vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thỉ hướng dẫn bằng văn bản để công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc phân loại và xử lý theo quy định tại các điều 13, 14, 15, 16 của Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh ta Chính phủ.
Những trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo có hành vi gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự công cộng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức thừa hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan Nhà nước, người phụ trách tiếp công dân có trách nhiệm xử lý theo quy định pháp luật hiện hành hoặc yêu cầu lực lượng công an địa bàn giải quyết.
Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phối họp chặt chẽ với thủ trưởng cơ quan công an trong việc bảo vệ an ninh trật tự; an toàn nơi tiếp công dân.
Thành lập Ban tiếp công dân cấp huyện, do Phó Chánh văn phòng UBND làm Trưởng ban.
Bố trí nơi tiếp công dân và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để làm nơi tiếp công dân thường xuyên của UBND huyện, phân công cán bộ thường xuyên tiếp dân, cán bộ phải có đủ phẩm chất, năng lực, am hiểu chính sách pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân.
lịch tiếp công dân phải được niêm yết công khai tại nơi tiếp công dân để nhân dân biết đươc.
Thanh tra huyện thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân cùng với Ban tiếp công dân.
+ Đối với cấp xã, thị trấn:
Chủ tịch UBND xã, thị trấn thực hiện tiếp công dân mỗi tuần ít nhất một ngày.
Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, công an tại các địa phương có trách nhiệm bảo vệ an toàn các trụ sở tiếp công dân của các cơ quan trên địa bàn mình quản lý. Trong trường họp cần thiết áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với những người lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.
* Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại
Thành lập hội đồng tư vấn, giải quyết khiếu nại cấp tỉnh do Chánh thanh tra thị xã làm Chủ tịch hội đồng, lãnh đạo Ban tiếp công dân, các phòng, ban, ngành thị xã, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn làm thành viên. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính, đề xuất biện pháp giải quyết trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định giải quyết vụ việc.
Trường hợp cần thiết Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của minh phối họp với Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân địa phương giải quyết khiếu nại. Tạo điều kiện để các cơ quan của Quốc hội, HĐND, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, Mặt trận Tổ quốc huyện, các thành viên của Mặt trận, tổ chức Thanh tra nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại tại địa phương. Định kỳ báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với HĐND cùng cấp, Thanh tra Tỉnh và các cơ quan hành chính Nhà nước ở Tỉnh khi có yêu cầu.
đơn vị cùng cấp trong việc tiếp công dân và xử lý, giải quyết đơn khiếu nại; thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại; kiểm tra, thanh tra trách nhiệm thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới của thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. Khi cần thiết Thanh tra Nhà nước các cấp đề nghị thủ trưởng cùng cấp triệu tập thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới họp để đề xuất biện pháp tổ chức chỉ đạo, xử lý các vụ việc khiếu nại phức tạp.
Thanh tra Nhà nước các cấp, các ngành khi phát hiện có vi phạm pháp Luật về khiếu nại thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý; kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, thuộc phạm vi quản lý của thủ trưởng cùng cấp. Tổng hợp tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc trách nhiệm; xây dựng các báo cáo của UBND về công tác giải quyết khiêu nại; thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý, năm theo quy định.
Thủ trưởng các phòng, ban có nhiệm vụ xác minh, giải quyết khiếu nại, trình Chủ tịch UBND ra quyết định giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền.
Những khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện thuộc lĩnh vực nào thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý lĩnh vực đó có trách nhiệm xác minh, kết luận, tham mưu cho Chủ tịch UBND ra quyết định giải quyết.
Thanh tra cùng có trách nhiệm giúp các cơ quan được giao xác minh kết luận, giải quyết khiếu nại bảo đảm cho việc giải quyết được đúng trình tự, thủ tục luật định.
+ Đối với cấp xã, thị trấn
Chủ tịch UBND cấp xã là người giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền phát sinh tại địa phương mình quản lý, không để xảy ra tình trạng giải quyết khiếu nại kéo dài hoặc đùn đẩy lên cấp trên. Thủ tục giải quyết phải tuân theo quy định của pháp luật.
năng lực nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương để tham gia tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải quyết khiếu nại dứt điểm tại cơ sở. tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, để nhân dân hiểu các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh để tò đó chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước, không tập trung khiếu nại, hoặc khiếu nại vượt cấp gây mất trật tự an ninh- xã hội.
Thường xuyên củng cố mạng lưới tổ chức thanh tra nhân dân; đẩy mạnh hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng nhằm góp phần đấu tranh chống tiêu cực và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh tại cơ sở.
Trên cơ sở pháp luật, phát huy tính cộng đồng, làng bản vận dụng vai trò tích cực của họ tộc, những hương ước tốt đẹp, uy tín của các bậc cao niên, trong giải quyết các vấn đề phức tạp xảy ra tại địa phương.
*Đào tạo tập huấn nghiệp vụ
Thường xuyên gắn công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại với việc bố trí và đào tạo nhất là đối với cán bộ cơ sở.
Xây dựng kế hoạch đào tạo về trình độ, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại phù hợp với từng đối tượng.
Lập kế hoạch cử đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra theo học các lớp nghiệp vụ thanh tra do Thanh tra Tỉnh tổ chức.
Tiến hành mở các lớp tập huấn nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tại tinh và mời các giảng viên của Trường Cán bộ Thanh tra về giảng dạy cho các cấp cán bộ nhất là cấp xã, thị trấn.
Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại với các huyện, thị bạn có thành tích cao trong công tác.
Hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo, sổ sách, biểu mẫu, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo
quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 để áp dụng chung cho toàn tình, tránh việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai không đúng thẩm quyền hoặc đùn đẩy, né tránh Lập kế hoạch in sổ tiếp công dân, biểu mẫu sử dụng thống nhất cho công tác quản lý và giải quyết khiếu nại ở tất cả các cấp, các ngành trong phạm vi toàn tỉnh theo Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/3013 Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại các đơn vị phải đảm bảo đủ các thông tin và độ chính xác; ghi rõ họ, tên, địa chỉ người khiếu nại, tố cáo để cơ quan có trách nhiệm tổng họp đúng số lượng, vụ việc trên địa bàn.
*Công tác phối hợp
Cả hệ thống chính trị của tỉnh phải vào cuộc tham gia trong công tác quản lý và giải quyết khiếu nại. Thanh tra huyện là đầu mối tập trung tuyển truyền, phố biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tổng hợp báo cáo tình hình tiếp công dân, khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện.
* Công tác tuyên truyền
Tổ chức nhiều lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật về Luật Đất đai, Luật tiếp công dân, Luật Khiếu nại để nhân dân biết được các quy định của nhà nước