Ontology dữ liệu Ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu áp dụng công nghệ web ngữ nghĩa vào xây dựng hệ thống cung cấp thông tin hướng ngữ cảnh (Trang 49 - 52)

4.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu

4.3.2.3 Ontology dữ liệu Ứng dụng

Theo như Hình 2.1, bước tiếp theo là phân tích và mô hình của Dữ liệu Ứng dụng. Dữ liệu Ứng dụng bao gồm dữ liệu profile người dùng và dữ liệu dịch vụ mà hệ thống cung cấp, phụ thuộc vào từng ứng dụng cụ thể, trong trường hợp của luận văn này là hai lĩnh vực giao thông và du lịch. Trong phần này, sẽ mô tả chi tiết về các loại hình dữ liệu profile của người dùng và các cách có thể để thể hiện chúng trong Ontology Ứng dụng. Chúng ta không xét tới trường hợp profile của thiết bị như dữ liệu của chúng được chỉ định bởi các đặc tính của từng thiết bị cụ thể và điều đó nằm ngoài phạm vi công việc của luận văn này.

a. Ontology Profile

Người dùng có liên hệ tới khía cạnh thông tin mà họ sử dụng thường xuyên yêu cầu là gì và xem xét tính dễ thay đổi, như là khi và nơi mà họ thực hiện việc đó. Theo

dõi dữ liệu dẫn tới việc tạo ra một Profile Người dùng. Nó thể hiện các sự lựa chọn và

các yêu cầu của từng người sử dụng, vì vậy mà

- Các thiết bị di động có hành vi theo một cách được mong đời bởi người dùng - Thông tin quan tâm được chuyến tiếp tới người dùng trong cả mô hình đồng bộ (pull) và mô hình không đồng bộ (push). Trong cả hai trường hợp, vị trí của người dùng trong time là những thuộc tính thuộc bản chất và được đặt trong một tài khoản. Ví dụ, trong LBS Du lịch, profile người dùng thay đổi phụ thuộc vào vị trí của người dùng (ví dụ, khi tôi ở Berlin, profile của tôi là một doanh nhân, khi ở Bahamas, profile của tôi là một du khách) hoặc thậm chí là trên thời gian (ví dụ: sau 8 giờ tối, chỉ nhận các thông tin giải trí’).

Profile người dùng có thể là:

- Được định nghĩa một cách tường minh bởi người dùng,

- Được chỉnh sửa một cách không tường minh bởi các module điều khiển dữ liệu mà đưa dữ liệu thống kê của người dùng và các mẫu hành vi của người dùng, nơi mà các mẫu hành vi được phân biệt theo:

 Hành vi mang tính thời gian không gian (mẫu di chuyển của người dùng trong không gian theo thời gian)

 Lựa chọn trước đó mà người dùng đã thực hiện truy cập thông tin mong muốn. Hình 4.10 đưa ra một ví dụ đơi giản, định nghĩa tường minh Ontology Profile

người dùng, cho LBS giao thông và du lịch, mà cấu trúc lên các sở thích của ‘User’ dựa trên khái niệm ‘Role’. Role là sự kết hợp của các mô tả profile với những sở thích

tương ứng với các từ khóa ứng với mỗi role. Ví dụ, nếu người dùng muốn thu thập các role của anh ta, anh ta muốn được thông bào về các dịch vụ liên quan tới lịch sử và giải trí. Các trạng thái của anh ta là role ‘businessman’ thì người dùng này quan tâm tới thông tin liên quan tới giao thông và các hoạt động xung quanh thành phố. Phần 6.2 sẽ mô tả về Ontology Dịch vụ một cách tường minh để có thể tự động ánh xạ Ontology Profile User tới Profile Dịch vụ.

Hình 4.10 Trích đoạn Ontology Profile của người dùng

b. Ontology Dịch vụ

Từ các dịch vụ dựa trên dữ liệu liên quan tới ontology nội dung ở Hình 4.9, một ontology tương tự có thể được dẫn xuất để cấu trúc nên các dịch vụ trong mối quan hệ với dữ liệu họ cung cấp. Các dịch cụ có chiều không gian, và theo ý nghĩa nào đó họ được cấu trúc tương tự với Site họ tham khảo tới. Ví dụ, cho LBS du lịch, Giải trí, Bảo tàng, Lịch sử, và các hoạt động ngoài trời, mà tất cả đều là dịch vụ, chúng được liên hệ với các vị trí cụ thể. Tương tự với LBS giao thông, mà trong đó, Traffic, Traffic_Jam và Traffic_Load luôn luông tham chiếu tới các vị trí xác định.

Hình 4.11 mô tả một trích đoạn của Ontology Dịch vụ của LBS giao thông và du

lịch. Site có thể là một điểm hay một miền cung cấp các dịch vụ cụ thể, ví dụ như đặc

trưng của một miền… Mộ ontology dịch vụ được sử dụng để tìm kiếm các dịch vụ dựa trên một yêu cầu. Một yêu cầu được xác định trong các tập tham số không gian, ví dụ

như Site, và thêm vào các thông tin mô tả như là các từ khóa (keywords). Sử dụng

ontology dịch vụ, tất cả các dịch vụ sẽ được cấu trúc theo phạm vi không gian tương ứng với chúng, ví dụ như Site của các Ontology Dịch vụ và phân loại của chúng. Việc

ánh xạ một yêu cầu tới một dịch vụ thực được thực hiện bởi việc ánh xạ location (của người dùng) và các keywords đặc trưng cho yêu cầu tương ứng với Site dịch vụ bao

gồm và loại dịch vụ cụ thể tương ứng. Việc ánh xạ các từ khóa trên các phân loại có thể được thực hiện bởi việc đo lường khoảng cách giữa các tập từ khóa và ánh xạ các mô tả phân loại trong nguyên tắc phân loại.

Xem xét kịch bản từ LBS du lịch mà trong đó, một dịch vụ cung cấp thông tin lịch sử liên quan tới Acropolis, bằng việc sử dụng các lớp của Hình 4.11, được phân

loại dưới lớp ‘Historic_Site’. Ví dụ phổ biến ‘hãy đưa cho tôi lịch sử các nơi mà tôi đã

Tương tự, ví dụ từ LBS giao thông, ‘dựa vào vị trí của chúng tôi, nơi mà có ùn tắc giao thông cách đó trước 5km’ liên quan tới không gian, vị tí tới miền của một vụ ách tắc giao thông.

Mối quan hệ không gian giữa lớp Site và location được thể hiện thông quan hệ về

mặt không không gian được biết đến trong nghiên cứu [28].

Hình 4.11 Ontology Dịch vụ cho LBS giao thông và du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu áp dụng công nghệ web ngữ nghĩa vào xây dựng hệ thống cung cấp thông tin hướng ngữ cảnh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)