Kiến trúc hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu áp dụng công nghệ web ngữ nghĩa vào xây dựng hệ thống cung cấp thông tin hướng ngữ cảnh (Trang 29 - 31)

Hình 4.1 Kiến trúc hệ thống

Từ kiến trúc hệ thống ở Hình 4.1, hệ thống được phân chia thành hai phần: thiết bị di động và Server cung cấp dịch vụ. Phía Server cung cấp thông tin dựa vào: thời gian, vị trí, profile và lịch sử người dùng. Dưới đây là mô tả cụ thể hơn cho các thành phần của hệ thống.

4.1.1 Thiết bị di động

Người dùng sử dụng dịch vụ hệ thống thông qua một thiết bị di động, có thể là một smartphone hay Ipad. Thiết bị di động này có gắn thiết bị định vị GPS hoặc kết nối internet để có thể định vị được vị trí hiện tại của thiết bị. Người dùng mang theo thiết bị này trong suốt quá trình du lịch. Do đó vị trí và thời gian của người dùng được gắn liền với vị trí cũng như thời gian của thiết bị. Vị trí của người dùng được gửi liên tục lên server, nhờ vậy mà server biết được vị trí hiện tại của người dùng và tự động gửi thông tin hữu ích cho người dùng qua thiết bị di động. Mặt khác, người dùng còn có thể tìm kiếm thông tin thông qua việc gửi truy vấn từ thiết tới Server, lúc đó, Server

sẽ tìm kiếm thông tin dựa vào yêu cầu nhận được và gửi kết quả phản hồi lại cho thiết bị.

Một vấn đề cần xem xét ở đây nữa là tính công khai hay ẩn đi của lịch sử người dùng. Người dùng có thể không muốn công khai việc họ đã từng tới địa điểm nào đó, vì thế mà lịch sử nên được lưu trữ trên thiết bị. Mỗi khi người dùng đặt truy vấn tìm kiếm thông tin thì lịch sử của họ sẽ được truyền lên server như thế nào sẽ được họ tùy chỉnh bảo mật thông tin của mình bằng các lựa chọn chẳng hạn như: công khai, công khai một phần hoặc ẩn đi. Người dùng có quyền giữ lại hay xóa bỏ lịch sử sử dụng của mình.

4.1.2 Server

Từ Hình 4.1, có thể thấy rõ được nhiệm vụ của Server, bao gồm các bước: tiếp nhận yêu cầu, xử lý tìm kiếm theo yêu cầu và gửi trả kết quả tới thiết bị người dùng. Trong hệ thống xây dựng, Server thực hiện các chức năng thông qua hai cơ chế push và pull.

Với cơ chế push, Server ở trong trạng thái tự gửi thông tin cho người dùng mà không cần một yêu cầu truy vấn nào. Khi vị trí người dùng thay đổi, server sẽ tiếp nhận các vị trí này và xử lý bằng các chuỗi công việc sau đó. Đầu tiên là kết hợp thông tin người dùng: bao gồm vị trí, thời gian hiện tại hệ thống phía server sẽ thông qua bộ lọc thông tin, để truy vấn tới thông tin profile và dữ liệu lịch sử người cụ thể. Kết quả nhận được của giai đoạn này là lấy ra các loại thông tin mà người dùng quan tâm yêu thích. Từ các loại thông tin yêu thích này, hệ thống sẽ tương tác với bộ tìm kiếm thông tin. Các loại dữ liệu mà bộ tìm kiếm thông tin tìm kiếm nằm ở các cơ sở dữ liệu như sự kiện lập lịch, dữ liệu bản đồ, thậm chí có thể là các sự kiện bên ngoài. Ở đây, sự kiện lập đã được lập lịch là một tuần tự các sự kiện hoạt động được lập lịch sẵn ra. Mỗi sự kiện sẽ gắn với một thông tin về thời điểm diễn ra và vị trí xảy ra sự kiện, người ta có thể thêm vào sự kiện các thông tin quảng cáo bổ xung khác nếu thấy cần thiết. Sự kiện bên ngoài mà hệ thống tham chiếu tới có thể là một sự kiện không liên quan tới du lịch, ví dụ như việc hoãn chuyến bay sau 1.5h. Sau bước này, kết quả nhận được là các thông tin phù hợp với loại thông tin mà người dùng quan tâm. Tiếp đến là bộ lọc thông tin sẽ trả về kết quả cho người dùng.

Ngược lại với cơ chế push, với cơ chế pull, server ở trong trạng thái bị động. Cơ chế này chỉ được kích hoạt khi người dùng đưa ra một yêu cầu truy vấn tới hệ thống. Server sẽ tiếp nhận yêu cầu và tìm kiếm thông tin sao cho khớp với điều kiện tìm kiếm mà nó nhận được và trả lại kết quả cho người dùng. Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới tính chính xác của thông tin là độ trễ. Người dùng luôn có mong muốn nhận được thông tin kịp thời trước khi họ đi vào khu vực tham quan. Bởi vậy, cần tích hợp vào hệ

thống tính năng dự đoán vị trí tương lai, hay hướng đường đi tương lai của người dùng vào để giải quyết vấn đề về độ trễ của thông tin.

Dưới đây là các cơ sở dữ liệu chính mà hệ thống server cần sử dụng:

- Cơ sở dữ liệu profile: bao gồm cơ sở dữ liệu về khách hàng sử dụng dịch vụ, bao gồm các thông tin cá nhân, các dịch vụ mà người dùng mong muốn sử dụng, các chủ đề loại thông tin mà người dùng mong muốn sử dụng.

- Cơ sở dữ liệu về lịch sử người dùng: đây là cơ sở dữ liệu lưu lại lịch sử suốt quãng đường tham quan của du khách. Việc kích hoạt tính năng lưu hay không lưu lịch sử của người dùng sẽ hoàn toàn là lựa chọn của người dùng. Mục đích xây dựng lên loại dữ liệu này nhằm tránh gửi thông tin mà người dùng đã được biết ở lần du lịch trước. Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng loại dữ liệu này để đưa ra gợi ý về các thông tin có liên quan tới những địa điểm mà du khách đã từng tham quan.

- Cơ sở dữ liệu sự kiện lập lịch: là các sự kiện được xếp theo một lịch trình nào đó. Ví dụ như lịch trình chiếu phim ở rạp hay lịch trận đấu bóng đá. Sở dĩ có thêm loại dữ liệu này sẽ làm phong phú hơn cho việc cung cấp thông tin tới người dùng.

- Cơ sở dữ liệu về bản đồ: là dữ liệu chính của hệ thống, lưu trữ những thông tin về đường đi, địa điểm về mặt địa lý, loại địa hình… Dữ liệu bản đồ cần được đặt tách biệt vì nó là dữ liệu cơ bản nhất mà các dịch vụ khác có thể cùng sử dụng tới nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu áp dụng công nghệ web ngữ nghĩa vào xây dựng hệ thống cung cấp thông tin hướng ngữ cảnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)