Hình 4.5 mô tả một mô hình Ontology cho dữ liệu miền, trong đó bao gồm hai loại lớp chính:
- Lớp ontology không gian: bao gồm các lớp Location, Position, Point, Tọa độ. - Lớp ontology thời gian: bao gồm các lớp Time, Timestamp, Uncertainty, Movement.
4.3.2.2 Ontology dữ liệu Nội dung
Nội dung phần này sẽ trình bày về Ontology nội dung của LBS giao thông và LBS du lịch. Dữ liệu của hai ontology này được thể hiện bằng hai phương kháp khác nhau
- Với LBS Giao thông, chúng ta chọn việc sử dụng công nghệ UML để tổ chức lại dữ liệu giao thông lớn. Việc này sinh ra Cơ sử dữ liệu Đối tượng Di chuyển (Moving Object Database MOD), mà bao gồm các đường quỹ đạo, phương tiện và đường đi trong UML mà được chọn dựa vào đó là phổ biến và mức độ đọc hiểu và việc diễn đạt hiệu quả cao. MOD là cốt lõi của hệ thống quản lý giao thông mà trên đó, nhiều môi trường ứng dụng với chức năng khai phá dữ liệu được áp dụng để lấy ra thông tin về việc dự đoán giao thông. Chúng ta có thể có cái nhìn chi tiết hơn về MOD trong nghiên cứu [24].
- Với LBS du lịch, chúng ta tập trung trong việc sử dụng ontolgy. Bằng việc sử dụng các công nghệ khác nhau để mô tả ngữ nghĩa của Dữ liệu Nội dung, chỉ ra tính đa dạng của Dữ liệu Nội dung của LBS và vì vậy ngữ nghĩa khác nhau và yêu cầu khác nhau. Hơn nữa, trên thực tế việc xây dựng chọn thiết kế không thể bao hàm hết công dụng của công nghệ hay công cụ cụ thể nào.
a. Dữ liệu Nội dung của LBS trong lĩnh vực Giao thông
Tổ chức Dữ liệu Nội dung trong, đi chi tiết hơn trong việc hiểu cặn kẽ hơn về các đối tượng, các thuộc tính của các đối tượng và các quan hệ liên quan tới khái niệm của
movement.
Movement trong LBS Giao thông. Xem xét một kịch bản sử dụng một hệ thống quản lý giao thông để điều khiển luồng giao thông trong thành phố Hà Nội. Bằng việc điều khiển di chuyển của các phương tiện giao thông cụ thể (ví dụ như xe tải, phương tiện giao thông công cộng, taxis…) một phương tiện có thể yêu cầu theo các truy vấn sau: “tìm các phương tiện tham gia giao thông trong Hà nội”, hoặc “tìm các phương tiện vừa rời khỏi Hà nội một giờ trước”, hoặc thông tin thường gặp như “tìm vị trí mà mật động phương tiện đông”. Việc thể hiện các đối tượng di chuyển giống như các đối tượng điểm có thể được thể hiện trong Hình 4.6. Đường nét liền trong Hình 4.6(a) thể hiện di chuyển của một đối tượng điểm. Không gian là (x, y) và chiều thời gian (t) được kết hợp với nhau thành dạng miền 3D. Những đường nét đứt chỉ ra đường gióng xuống của chuyển động tới không gian hai chiều (x, y).