Tháp chƣng cất chính của phân xƣởng cracking có cấu tạo tƣơng đối phức tạp. Tháp sử dụng phối hợp cả dạng đĩa và dạng đệm. Phần tháp đệm thƣờng dùng cho các vị trí cần rút các phân đoạn ra khỏi tháp và tái phân phối lại lỏng trong tháp. Nhiệt độ của các dòng chất lỏng lấy ra từ tháp có nhiệt độ tƣơng đối cao, vì vậy trong phân xƣởng bố trí nhiều thiết bị trao đổi nhiệt và thiết bị sản xuất hơi nƣớc từ trung áp đến thấp áp nhằm tiết kiệm năng lƣợng.
Cấu tạo các chi tiết bên trong tháp đã đƣợc trình bày ở mục 2, phần III của bài học này.
5.4.3.3. Tháp chƣng cất trong phân xƣởng khác
Các tháp chƣng cất trong một số phân xƣởng công nghệ khác nhƣ reforming, xử lý naphtha bằng hydro, isome hoá nhìn chung tƣơng đối giống nhau về cả mục đích và cấu tạo. Các tháp chƣng cất này có mục đích duy nhất là tách các sản phẩm nhẹ đƣợc hình thành trong quá trình phản ứng ra khỏi sản phẩm chính của quá trình phản ứng. Chính vì vậy, các tháp chƣng cất này chỉ có hai dòng sản phẩm: Sản phẩm đỉnh là khí hoá lỏng và một phần khí nhiên liệu, sản phẩm đáy là sản phảm chính của quá trình phản ứng (naphtha, isomerate, reformate). Tƣơng ứng với mục đích trên, các các tháp chƣng cất này có cấu tạo đơn giản hơn, thƣờng không có các cột sục bên cạnh hay các bơm tuần hoàn cạnh tháp để điều chỉnh nhiệt độ tháp. Sơ đồ công nghệ chung của dạng tháp này đƣợc mô tả trong hình H-5.39.
Hình H-5.39. Sơ đồ công nghệ các tháp ổn định (stabilizer) trong các phân xƣởng xử lý naphútha, reorming, isomer
Các tháp này có thể là tháp đệm (loại kết cấu) hoặc tháp đĩa, cấu tạo bên trong các dạng tháp này nhƣ đã đƣợc trình bày ở các phần trên của bài học.
5.4.4. Vận hành
5.4.4.1. Giới thiệu chung
Việc vận hành tháp chƣng cất trong các phân xƣởng mà tháp chƣng cất chỉ là một trong những bộ phận của phân xƣởng (cracking, reforming, isomer...) thì vấn đề vận hành tháp chƣng này đƣợc gắn liền với vận hành chung toàn bộ phân xƣởng. Vận hành các phân xƣởng này trong đó có tháp chƣng cất đã đƣợc đề cập trong các bài học khác của giáo trình này, vì vậy không đề cập đến việc vận hành các tháp dạng này. Trong phần này của bài học sẽ chỉ giới thiệu các bƣớc vận hành cơ bản phân xƣởng chƣng cất dầu thô ở áp suất khí quyển. Mặt khác, đây cũng là quá trình chƣng cất quan trọng và điển hình nhất trong công nghiệp chế biến dầu khí.
Vận hành thiết bị là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất đối với học viên sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo nghề vận hành thiết bị chế biến dầu khí. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành công nghiêp chế biến dầu khí ở Việt nam còn chƣa phát triển, mối quan hệ giữa đào tạo trong nhà trƣờng và các cơ sở sản xuất còn chƣa đƣợc chặt chẽ thì kỹ năng vận hành không thể hoàn thiện ngay trong giai đoạn đào tạo ở trƣờng mà cần phải đƣợc rèn luyện trong thực tế.. Để học viên có kiến thức về vận hành thiết bị trong thực tế cũng nhƣ trong phòng thí nghiệm, trong phần này của giáo trình giới thiệu các bƣớc cơ bản để khởi động phân xƣởng chƣng cất dầu thô ở áp suất khí quyển.
Quá trình khởi động phân xƣởng chƣng cất dầu thô ở áp suất khí quyển về cơ bản gồm các bƣớc sau:
- Chuẩn bị khới động;
- Đuổi khí toàn bộ hệ thống. - Nạp dầu vào hệ thống; - Gia nhiệt dầu;
- Điều chỉnh chế độ vận hành thu sản phẩm.
Đây là những bƣớc công việc cơ bản, các bƣớc này có thể tiến hành độc lập với nhau hoặc phải tiến hành đồng thời. Dƣới đây trình bày chi tiết nội dung của các bƣớc khởi động thiết bị chƣng cất dầu thô ở áp suất khí quyển trong thực tế và là mẫu tham khảo cho vận hành hệ thống thí nghiệm lớn.
5.4.4.2. Các bƣớc khởi động cơ bản a. Chuẩn bị khởi động a. Chuẩn bị khởi động
- Kiểm tra để đảm bảo tất cả các tấm bít kín đã đƣợc tháo, các van an toàn đã đƣợc lắp đặt đúng và đƣợc kiểm định;
- Kiểm tra đảm bảo tất cả các thiết bị năng lƣợng, phụ trợ đã sẵn sàng phục vụ cho khởi động;
- Các thiết bị quay đã đƣợc chạy thử và bôi trơn đúng quy định; - Các thiết bị đo lƣờng điều khiển sẵn sàng hoạt động;
- Các bơm phải đƣợc thử bằng chất lỏng thích hợp trƣớc khi khởi động phân xƣởng;
- Các tấm ngăn đã đƣợc tháo bỏ hoặc lắp đúng vị trí ở điều kiện hoạt động bình thƣờng.