Mô tả quá trình

Một phần của tài liệu Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 5 pdf (Trang 48 - 50)

Theo các sơ đồ công nghệ đã nêu, dầu thô sau khi đƣợc tách nƣớc ở bể chứa đƣợc bơm tới thiết bị trao đổi nhiệt tận dụng dòng sản phẩm nóng có nhiệt độ cao hoặc các dòng dầu rút ra từ tháp chƣng cất chính (để điều khiển nhiệt độ tháp). Dầu thô đạt đƣợc nhiệt độ nhất định sẽ đƣợc bổ sung thêm nƣớc sạch rồi đƣa vào thiết bị trộn tĩnh trƣớc khi đƣa vào thiết bị tách muối. Mục đích của việc bổ sung thêm nƣớc và khuấy trộn là để hoà tan muối chứa trong dầu vào nƣớc sau đó tách nƣớc chứa muối ra ở thiết bị tách muối. Dầu thô sau khi đƣợc bổ sung nƣớc sẽ đƣợc đƣa vào thiết bị tách muối. Tại thiết bị tách muối, hỗn hợp dầu thô và nƣớc ở dạng nhũ tƣơng đƣợc phá vỡ. Dầu thô và nƣớc đƣợc tách làm hai pha riêng biệt. Dầu thô đã khử muối đƣợc tách ra và đƣa đi chế biến tiếp. Nƣớc chứa muối một phần tuần hoàn lại thiết bị tách muối, phần còn lại đƣợc đƣa tới hệ thống xử lý nƣớc thải của nhà máy. Dầu thô sau khi đƣợc tách muối sẽ đƣợc gia nhiệt tiếp nhờ các thiết bị trao đổi nhiệt tận dụng các dòng sản phẩm đi ra từ tháp chƣng cất chính (nhƣ Kerosene, LGO, HGO và cặn chƣng cất). Nếu sơ đồ công nghệ của phân xƣởng có sử dụng tháp tách sơ bộ thì dầu thô dƣợc đƣa vào tháp chƣng cất sơ bộ trƣớc. Tại tháp chƣng cất sơ bộ, các thành phần hydrocacbon nhẹ nhƣ methane, ethane, propane, buthane và hydrosulphure (H2S) đƣợc tách ra ở đỉnh tháp. Một phần phân đoạn naphtha nhẹ cũng kéo theo ở sản phẩm đỉnh tháp chƣng cất sơ bộ. Dầu thô sau khi đƣợc tách sơ bộ các thành phần nhẹ đƣợc đƣa tới lò gia nhiệt

để nâng nhiệt độ thích hợp phù hợp cho quá trình chƣng cất (nếu sơ đồ không sử dụng tháp chƣng cất sơ bộ thì dầu thô sau khi tách muối và đƣa qua hàng loạt các thiết bị trao đổi nhiệt sẽ đƣợc đƣa tới lò gia nhiệt này). Sau khi đi qua lò gia nhiệt, nhiệt độ của dầu thô sẽ tăng lên ở mức thích hợp cho quá trình chƣng rồi đƣợc đƣa vào đĩa tiếp liệu của tháp chƣng cất. Trong tháp chƣng cất chính, các phân đoạn chính nhƣ naphtha nặng, kerosene, GO nhẹ, GO nặng đƣợc tách ra ở thân tháp, đƣợc làm sạch thêm ở các cột sục bên cạnh tháp chƣng cất chính rồi đƣa tới các bể chứa trung gian. Phân đoạn nhẹ (naphtha nhẹ) đƣợc tách ra ở đỉnh tháp còn phân đoạn cặn đƣợc tách ra ở đáy tháp. Các dòng sản phẩm từ tháp chƣng cất chính có nhiệt độ cao đƣợc đem đi trao đổi nhiệt với dầu thô trƣớc khi làm nguội tiếp nhờ các thiết bị trao đổi nhiệt bằng không khí hoặc nƣớc làm mát. Để điều khiển nhiệt độ làm việc của tháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình phân tách đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm của từng phân đoạn, phía dƣới đáy tháp chƣng có bộ phận gia nhiệt bằng hơi thấp áp quá nhiệt và dọc thân tháp bố trí các điểm rút chất lỏng ra bên ngoài để điều chỉnh nhiệt độ chất lỏng sau đó đƣa quay lại tháp chƣng. Một số phân đoạn chƣa đƣợc tách ra khỏi nhau (LPG và naphtha nhẹ) sẽ đƣợc đƣa tới tháp ổn định (Stabilizer), tại đây các hydrocacbon nhẹ (C1, C2) đƣa tới hệ thống khí nhiên liệu nhà máy, LPG đƣợc tách ra đƣa tới hệ thống thu gom và xử lý khí, naphtha nhẹ đƣợc tách ra ở đáy tháp để đƣa đi xử lý tiếp. Nếu toàn bộ phân đoạn naphtha (cả naphtha nặng và naphtha nhẹ) và các hydrocacbon nhẹ đƣợc tách ra cùng nhau nhƣ sơ đồ công nghệ hình H-5.30 thì hỗn hợp này sẽ đƣợc đƣa tới các tháp phụ để phân tách riêng biệt thành LPG, naphtha nhẹ và naphtha nặng. Trƣớc hết hỗn hợp đƣợc đƣa tới tháp ổn định (Stabilizer) để tách LPG ra khỏi naphtha. Phân đoạn naphtha tách ra ở đáy tháp ổn định đƣợc đƣa tháp tách naphtha (Naphtha Splitter), tại tháp tách này naphtha nhẹ đƣợc tách ra ở đỉnh tháp còn naphtha nặng đƣợc tách ra ở đáy tháp. Tuy nhiên, nếu nhƣ trong nhà máy lọc dầu có cả hai phân xƣởng reforming và isome hoá thì có thể tháp tách naphtha sẽ đƣợc di chuyển sang phân xƣởng xử lý naphtha bằng hydro (NHT) để cho phù hợp với quá trình công nghệ. Naphtha sau khi đƣợc xử lý mới đƣợc tách ra thành hai phân đoạn naphtha nặng và naphtha nhẹ nhằm tránh đầu tƣ hai phân xƣởng xử lý naphtha riêng biệt. Naphtha nặng sau xử lý là nguyên liệu cho quá trình reforming còn naphtha nhẹ sau khi xử lý đƣợc sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình isome hoá.

5.4.1.4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động một số thiết bị chính trong phân xƣởng xƣởng

Một phần của tài liệu Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 5 pdf (Trang 48 - 50)