Tháp chƣng cất

Một phần của tài liệu Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 5 pdf (Trang 56 - 58)

Tháp chƣng cất chân không thƣờng sử dụng là tháp dạng đệm để giảm tối đa tổn thất áp suất. Tháp chƣng cất theo chế độ công nghệ đƣợc chia thành năm vùng khác nhau là vùng phân đoạn chƣng cất chân không nhẹ (LVGO), vùng đoạn chƣng cất chân không nặng (HVGO), vùng dầu rửa (wash oil section), vùng bay hơi (flashing Zone) và vùng sục (stripping section). Sơ đồ cấu tạo đã đơn giản hóa của tháp chƣng cất chân không đƣợc mô tả trong hình H-5.36.

Kích thƣớc, cấu tạo các vùng của tháp là khác nhau để đảm bảo hoạt động tháp bình thƣờng đồng thời tiết kiệm chi phí chế tạo. Vùng sục của tháp và vùng tách phân đoạn VGO nhẹ thƣờng có đƣờng kính nhỏ hơn do lƣu lƣợng hơi thấp hơn các vùng khác trong tháp. Độ chân không của tháp ảnh hƣởng

nhiều đến chế độ hoạt động và kích thƣớc của tháp và do đó ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ thiết bị.

Hình H-5.36. Sơ đồ nguyên lý hoạt động và cấu tạo tháp chƣng cất chân không Áp suất tại vùng bay hơi sẽ quyết định lƣợng hydrocacbon sẽ bay hơi ngay vị trí tiếp liệu. Áp suất càng thấp thì lƣợng hydrocacbon bay hơi càng lớn (ở cùng điều kiện nhiệt độ nguyên liệu vào tháp là nhƣ nhau), chính vì vậy mà việc chế tạo lắp đặt lớp đệm, các đƣờng ống nối từ máy hút chân không tới vùng bay hơi phải đảm bảo giảm tối đa tổn thất áp suất. Việc giảm tổn thất áp suất cho phép tiết kiệm đƣợc chi phí vận hành một cách đáng kể. Áp suất hoạt động của tháp thấp do vậy lƣợng hydrocacbon bay hơi trên một đơn vị thể tích nguyên liệu lớn dẫn đến làm tăng đáng kể đƣờng kính tháp chƣng, chính vì vậy đƣờng kính tháp chƣng cất chân không thƣờng lớn hơn so tháp chƣng cất dầu thô ở áp suất thƣờng. Cấu tạo các chi tiết bên trong tháp (đệm, bộ phân phối, bộ thu gom chất lỏng) đã đƣợc trình bày trong mục 2.2 phần III của bài học này

(Tháp đệm). Tuy nhiên, dạng tháp sử dụng trong chƣng cất chân không thƣờng sử dụng loại đệm có kết cấu. Chế độ chân không trong tháp đƣợc tạo ra và duy trì bởi máy hút chân không.

Một phần của tài liệu Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 5 pdf (Trang 56 - 58)