Lò gia nhiệt

Một phần của tài liệu Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 5 pdf (Trang 58 - 60)

Lò gia nhiệt nguyên liệu có cấu tạo tƣơng tự nhƣ đối với các lò gia nhiệt sử dụng trong các ứng dụng khác, vì vậy, trong khuôn khổ bài học học này không đề cập cấu tạo chi tiết của lò. Trong phần này chỉ giới thiệu các chế độ hoạt động của lò liên quan đến hoạt động của tháp chƣng cất Lò gia nhiệt nguyên

liệu của tháp chƣng cất chân không có ba chế độ hoạt động gắn chặt với chế độ vận hành và thiết kế tháp. Các chế độ này bao gồm:

- Chế độ hoạt đông "khô": Đây là chế độ hoạt động với nhiệt độ nguyên liệu đƣợc gia nhiệt ở nhiệt độ cao nhất. Trong chế độ hoạt động này, hơi nƣớc không đƣợc đƣa vào nguyên liệu trƣớc khi vào lò gia nhiệt cũng nhƣ ở dáy tháp chƣng cất.

- Chế độ hoạt động "ƣớt": Đây là chế độ hoạt động mà nguyên liệu đƣợc gia nhiệt ở nhiệt độ thấp nhất. Trong chế độ hoạt động này, hơi nƣớc đồng thời đƣợc đƣa vào nguyên liệu ở đầu vào lò gia nhiệt và sục ở đáy tháp chƣng.

- Chế độ hoạt động trung gian (chế độ "ẩm"): Đây là chế độ hoạt động mà nguyên liệu đƣợc gia nhiệt ở nhiệt độ trung gian giữa hai chế độ hoạt động trên. Trong chế độ hoạt động này, hơi nƣớc chỉ đƣợc đƣa vào nguyên liệu ở đầu vào lò gia nhiệt mà không đƣợc sục ở đáy tháp chƣng.

Việc thiết kế lò gia nhiệt và tháp chƣng cất vận hành ở các chế độ cần phải đƣợc xác định rõ ràng ngay từ đầu dựa trên đặc điểm của nguyên liệu và yêu cầu vận hành để đảm bảo thiết kế đồng bộ giữa các thiết bị trong phân xƣởng.

5.4.3. Các quá trình chƣng cất khác 5.4.3.1. Giới thiệu chung 5.4.3.1. Giới thiệu chung

Ngoài hai quá trình chƣng cất dầu thô ở áp suất khí quyển và ở áp suất chân không có vai trò quan trọng trong quá trình chế biến dầu thô và là những quá trình chƣng cất điển hình nhất thì trong công nghiệp chế biến dầu khí còn sử dụng tháp chƣng cất để phân tách các phân đoạn ở nhiều giai đoạn chế biến tiếp theo nhƣ: quá trình cracking, quá trình xử lý bằng hydro, quá trình reforming,... Đặc điểm chung của các tháp chƣng cất này là phân tách hỗn hợp sau phản ứng thành các phân đoạn khác nhau có ứng dụng riêng. Mỗi một tháp chƣng cất này có đặc điểm cấu tạo và chế độ hoạt động riêng tùy vào ứng dụng cụ thể. Dƣới đây sẽ giới thiệu một cách khái quát về các tháp chƣng cất này.

5.4.3.2. Tháp cất trong quá trình cracking

Các tháp chƣng cất là một bộ phận quan trọng cấu thành phân xƣởng cracking bên cạnh bộ phận phản ứng và tái sinh xúc tác. Sơ đồ công nghệ chung của quá trình cracking xúc tác với thiết bị chƣng cất đã đƣợc đề cập trong mục II của bài 1" Thiết bị phản ứng" của giáo trình này. Trong phần này chỉ đề cập sâu hơn về sơ đồ nguyên lý hoạt động của tháp chƣng cất chính, và

cấu tạo một số bộ phận mà không đề cập đến tống quan quá trình công nghệ cracking nữa.

Một phần của tài liệu Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 5 pdf (Trang 58 - 60)