Sơ đồ công nghệ của tháp chƣng cất chính

Một phần của tài liệu Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 5 pdf (Trang 60 - 61)

Sơ đồ công nghệ của phân xƣởng cracking tƣơng đối phức tạp với nhiều tháp chƣng luyện lớn nhỏ và với mục đích khác nhau. Trong khuôn khổ của bài học này chỉ giới thiệu tháp chƣng cất chính (main fractionator). Tháp chƣng cất chính trong phân xƣởng cracking có số đƣờng dòng công nghệ tƣơng đối phức tạp so với tháp cất dầu thô ở áp suất khí quyển do mối liên hệ phức tạp giữa tháp chƣng cất với lò phản ứng và bộ phận thu gom và xử lý khí trong phân xƣởng. Sơ đồ công nghệ đã đơn giản hoá của tháp chƣng cất trong phân xƣởng cracking đƣợc mô tả trong hình H-5.38. Theo sơ đồ công nghệ này, hỗn hợp phản ứng sau khi đi qua hàng loạt các thiết bị trao đổi nhiệt đƣợc đƣa vào tháp chƣng cất. Tại đây, hỗn hợp sau phản ứng cracking đƣợc phân chia thành các phân đoạn chính. Naphtha nhẹ và các cấu tử hydrocacbon nhẹ đƣợc tách ra và ngƣng tụ một phần ở đỉnh tháp. Phần lỏng đƣợc đƣa sang phân xƣởng thu hồi khí để xử lý tiếp. Phần khí chƣa ngƣng tụ đƣợc đƣa về cửa hút máy nén ƣớt (Wet Gas Compressor). Phân đoạn naphtha nặng đƣợc tách ra ở thân tháp rồi đƣa qua tháp sục để làm sạch sau đó đƣợc đƣa tới bể chứa trƣớc khi đem đi xử lý. Thông thƣờng, phân đoạn naphtha chiếm một tỷ lệ tƣơng đối lớn trong tổng số sản phẩm thu hồi đƣợc sau quá trình cracking. Phân đoạn dầu nhẹ tuần hoàn (Light Cycle Oil-LCO) cũng đƣợc tách ra ở thân tháp chƣng cất chính rồi đƣa ra tháp sục ở cạnh tháp. Tháp sục có nhiệm vụ hiệu chỉnh lại khoảng cắt thích hợp cho phân đoạn naphtha trƣớc khi đƣa tới bể chứa (hoặc đƣa trực tiếp tới phân xƣởng chế biến phía sau). Phân đoạn dầu nặng tuần hoàn (Heavy Cycle Oil-HCO) đƣợc tách ra ở thân tháp chính nhằm để điều khiển nhiệt độ của tháp và một phần đƣợc sử dụng làm dầu rửa mà không đƣợc xem nhƣ là một sản phẩm cuối cùng. Một phần dầu nặng tuần hoàn sẽ đƣợc đƣa trở lại lò phản ứng để tăng hiệu quả quá trình cracking. Dầu cặn (Decant oil) đƣợc tách ra từ đáy tháp chƣng cất sau khi đƣa qua một loạt các thiết bị trao đổi nhiệt (thiết bị tận dụng nhiệt để gia nhiệt cho nguyên liệu hoặc sản xuất hơi). Một phần dầu cặn đƣợc đƣa quay trở lại lò phản ứng để tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm nhẹ.

Để điều khiển nhiệt độ của tháp, một phần các phân đoạn tách ra đƣợc đƣa tới các thiết bị trao đổi nhiệt nhằm điều chỉnh nhiệt độ chất lỏng sau đó đƣa quay trở lại tháp chƣng cất. Với mục đích tiết kiệm năng lƣợng, nguồn nhiệt này thƣờng đƣợc sử dụng để gia nhiệt nguyên liệu hoặc sản xuất hơi nƣớc. Ngoài

ra, dạng thiết bị làm mát bằng không khí cũng đƣợc ƣu tiên sử dụng trong trƣờng hợp điều chỉnh nhiệt độ tháp để tiết kiệm nƣớc làm mát, giảm giá thành thiết bị và chi phí vận hành.

Hình H-5.38. Sơ đồ tháp chƣng cất chính trong phân xƣởng cracking (RFCC)

Một phần của tài liệu Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 5 pdf (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)