Đánh giá về tình hình hoạt động của VPĐKQSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. THỰC TRẠNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM

1.5.4. Đánh giá về tình hình hoạt động của VPĐKQSDĐ

Thí điểm thực hiện Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo Quyết định số 447/QĐ- TTg ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Hà Nam (thành phố Phủ Lý và 2 huyện Lý Nhân, Kim Bảng); thành phố Hải Phòng (quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên); thành phố Đà Nẵng và tỉnh Đồng Nai.

Kết quả thí điểm cho thấy, Văn phòng đăng ký một cấp sau khi được kiện toàn đã thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ với bộ máy tổ chức được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu; quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng. Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, bảo đảm việc

triển khai thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận của địa phương theo đúng kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

Đội ngũ cán bộ trong hệ thống Văn phòng đăng ký một cấp đã được điều động, sử dụng linh hoạt giữa các địa bàn để hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn cán bộ hiện có.

Chất lượng thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong toàn tỉnh, thành phố. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được bảo đảm đúng quy định; đặc biệt, tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hà Nam đã giảm thời gian thực hiện đối với nhiều loại thủ tục từ 1/3 đến 1/2 thời gian so với trước đây.

Các Văn phòng đăng ký một cấp đã có điều kiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn về thẩm quyền và đã quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của địa phương, nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; đồng thời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp huyện, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định.

Khắc phục được tình trạng không thống nhất về hồ sơ thủ tục, trình tự giải quyết ở các địa bàn khác nhau trên cùng một tỉnh, thành phố, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã giảm từ 05 - 25 ngày so với trước đây; thời gian giải quyết hồ sơ giao dịch về đất đai đảm bảo đạt 90 - 95% so với quy định, tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn đã cơ bản chấm dứt.

Mô hình hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai một cấp hỗ trợ đắc lực công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương, tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân liên quan đến vấn đề cấp Giấy chứng nhận ngày càng giảm...

Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai đã giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành quản lý đất đai, thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ trong lĩnh vực đất đai liên quan đến người dân, doanh nghiệp như số lượng, thời gian thực hiện thủ tục hành chính giảm, các Văn phòng đăng ký đã có điều kiện hơn

về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn trong việc điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức được tiếp cận với hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, thuận lợi và linh hoạt khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch về đất đai.

Hệ thống VPĐK QSDĐ thành lập đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp GCN.

Hệ thống VPĐK các cấp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tách khỏi cơ quan quản lý Nhà nước với tinh thần phục vụ là dịch vụ hành chính công nên lực lượng chuyên môn về đăng ký, cấp GCN đã được gia tăng hơn nhiều lần so với trước đây và đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mang tính sự vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan Tài nguyên và Môi trường từng cấp; hơn nữa đã phân biệt các rõ công việc mang tính sự nghiệp với công việc quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký, cấp GCN; trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục cấp GCN và các thủ tục hành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp GCN hơn rất nhiều so với trước Luật Đất đai 2003.

Việc hình thành hệ thống VPĐK QSDĐ cũng góp phần hỗ trợ rất tích cực cho cấp xã, nhất là các xã miền núi, trung du do sự thiếu hụt về nhân lực và hạn chế về năng lực chuyên môn trong việc triển khai thực hiện cấp GCN và quản lý biến động đất đai ở địa phương. Nhất là trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 1474/CT- TTg ngày 24/8/2011 của Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)