KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tình hình quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Lạc quyền sử dụng đất tại huyện Yên Lạc
3.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Phúc
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý
Yên Lạc là huyện nằm ở phía nam tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên là 10.767,39 ha, trong khoảng tọa độ địa lý từ 21009’ đến 21017’ vĩ độ Bắc, 105031’ đến 105038’ kinhđộ Đông.
- Phía Bắc giáp thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Dương;
- Phía Nam giáp sông Hồng (bên kia sông là thành phố Hà Nội);
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc.
Huyện nằm gần đường Quốc lộ số 2, đường sắt tuyến Hà Nội - Lào cai, trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện nằm ở ngã tư nơi giao cắt giữa tỉnh lộ 303 và tỉnh lộ 305, cách thành phố Vĩnh Yên 15km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 70km về phía Đông; cách thành phố Việt Trì 30km về phía Tây. Sông Hồng chảy qua 6 xã của huyện với 12 km đê Đại Hà tạo thành 2 đường giao thông thuỷ, bộ song song nối liền thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ với Hà Nội. Những tuyến đường này là điều kiện thuận lợi cho huyện Yên Lạc giao lưu kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi ban đầu, tạo cho huyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, tưng bước hòa nhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực.
Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Yên Lạc
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lạc) * Địa hình
Yên Lạc là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, đê sông Hồng, kênh mương và đường giao thông. Độ cao trung bình so với mặt nước biển xấp xỉ 10 m. Hướng dốc chung từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, khu vực cao nhất ở phía Bắc huyện thuộc địa bàn xã Đồng Văn và một phần phía Tây Bắc các xã Trung Nguyên, Đồng Cương. Khu vực thấp nhất là địa bàn các xã Trung Kiên, Trung Hà nằm ngoài đê sông Hồng. Nhìn chung địa hình huyện có thể chia ra hai vùng
- Vùng ngoài đê: thuộc địa bàn các xã Trung Kiên, Trung Hà, Hồng Phương, Hồng Châu và một phần diện tích hai xã Đại Tự, Liên Châu. Địa hình phức tạp nhiều bãi cao, thùng sâu, chịu ảnh hưởng của thủy chế sông Hồng, đặc biệt ba xã Hồng Châu, Trung Kiên, Trung Hà.
- Vùng trong đê: địa hình tương đối phức tạp, các khu vực bị chia cắt theo hệ thống các kênh tiêu và phân bố theo độ cao của từng khu vực.
+ Khu vực Tây Bắc huyện địa hình cao, là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, miền nói, bao gồm địa bàn các xã Đồng Văn, Đồng Cương, Trung Nguyên.
+ Khu vực phía Đông huyện và dọc theo các kênh tiêu: địa hình trũng bao gồm xã Bình Định và thị trấn Yên Lạc.
Ngoài ra, bề mặt đất đai còn bị chia cắt bởi hệ thống đê chính, đê bao ngoài bãi sông Hồng và các thùng đào, thùng đấu xen kẽ do quá trình lấy đất đắp đê làm giao thông, thủy lợi, sản xuất gạch ngói.
* Thủy văn
Hệ thống sông, hồ, kênh rạch và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú bao gồm hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ và sông Phan. Chúng có tác động rất lớn về mặt thủy lợi, nguồn nước tưới tiêu cho vùng, chế độ thuỷ văn cả huyện phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thuỷ văn của hệ thống sông Hồng.
- Sông Hồng chảy qua các huyện Lập Thạch, Yên Lạc, Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc. Đoạn sông chảy qua huyện có chiều dài hơn 11km. Sông Hồng cung cấp một lượng nước tưới rất lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện. Sông có lưu lượng chảy trung bình trong cả năm là3.860m3/giây, về mùa khô hệ thống nước sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho các trạm bơm hút lên tưới vào đồng ruộng.Tuy nhiên hàng năm về mùa mưa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao (tại xã Hồng Châu năm 1996 mức nước vượt mức báo động số 3 là 1.330mm,…) gây ngập lụt một số khu vực đất bãi ven sông. Đặc biệt từ năm 1992 đến năm 1998 do có sự dịch chuyển dòng chảy của sông Hồng đã gây ra sạt lở một phần diện tích đất canh tác, đất thổ cư thuộc địa bàn các xã Hồng Châu, Trung Kiên, Trung Hà và làm thay đổi ranh giới loại hình sử dụng đất của huyện.
- Sông Cà Lồ và sông Phan chảy qua các huyện Bình Xuyên, Mê Linh (thành phố Hà Nội), Yên Lạc đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa các huyện. Đoạn sông chạy qua huyện có chiều dài hơn 10km bị ngắt quãng tại nơi có tuyến đê Trung ương chạy qua. Sông Cà Lồ chủ yếu cung cấp nước tưới cho một phần diện tích các xã ven sông.
Sông Phan bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy qua các huyện Bình Xuyên, và Yên Lạc. Đoạn sông chảy qua huyện Yên Lạc có chiều dài 17,5km.
- Hệ thống thủy nông:
Ngoài ba con sông kể trên, huyện còn có hệ thống thủy nông tương đối phát triển, bao gồm kênh chính Liễn Sơn dài 11 km và các kênh nhánh dùng để tưới tiêu cho hầu hết diện tích các xã trong đê. Khu vực ngoài đê chỉ có các luồng tiêu nước lợi dụng từ luồng trũng tự nhiên.
Có thể nói mạng lưới sông suối, kênh mương trong huyện Yên Lạc khá phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt trong huyện. Nhờ nguồn nước mặt phong phú, Yên Lạc có điều kiện phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2018) tính đến 31/12/2018, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Lạc là 10.767,39 ha trong đó đã khai thác đưa vào sử dụng 10.730,81ha (chiếm 99,66% tổng diện tích tự nhiên của huyện). Đất chưa sử dụng còn 36,58ha (chiếm 0,34%), là đất bằng chưa sử dụng.
Đất đai huyện chủ yếu phát triển trên nền phù sa bồi đắp của sông Hồng với 4 loại đất, bao gồm 9 loại phụ đất. Thể hiện cụ thể qua bảng 3.1