Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình biến động đất đai và công tác cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 31)

3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

+ Thu thập số liệu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện từ phòng Thống kê huyện Yên Lạc, UBND các xã, thị trấn

+ Từ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Lạc về công tác cập nhật chỉnh lý biến động và quản lý hồ sơ địa chính tại huyện Yên Lạc, các văn bản quy phạm pháp luật về việc cập nhật chỉnh lý biến động và quản lý hồ sơ địa chính.

3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

+ Phương pháp điều tra bằng mẫu phiếu chuẩn bị trước liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của cán bộ về công tác cập nhật chỉnh lý biến động và quản lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Thu thập số liệu sơ cấp: Đối tượng điều tra: cán bộ thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác cập nhật chỉnh lý biến động và quản lý hồ sơ địa chính tại VPĐKQSDĐ huyện Yên Lạc, Số lượng phiếu điều tra là 50 phiếu trong đó bao gồm địa chính của 16 xã và 1 thị trấn trong huyện, cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Lạc, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lạc. Đồng thời điều tra người dân trực tiếp đến làm thủ tục tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Lạc Số lượng phiếu điều tra là 150 phiếu

Phỏng vấn thông qua phiếu điều tra.

Thông tin được thu thập thông qua một mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập dự kiến bao gồm: Tên cán bộ thực hiện, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính và công tác cập nhật chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính...

3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, qua đó đưa ra nhận xét, định hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.

3.4. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan

Tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Kế thừa các số liệu tổng hợp của các phòng ban chức năng của huyện Yên Lạc và tỉnh Vĩnh Phúc.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tình hình quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Lạc quyền sử dụng đất tại huyện Yên Lạc

3.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Phúc

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên.

* Vị trí địa lý

Yên Lạc là huyện nằm ở phía nam tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên là 10.767,39 ha, trong khoảng tọa độ địa lý từ 21009’ đến 21017’ vĩ độ Bắc, 105031’ đến 105038’ kinhđộ Đông.

- Phía Bắc giáp thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Dương;

- Phía Nam giáp sông Hồng (bên kia sông là thành phố Hà Nội);

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội;

- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc.

Huyện nằm gần đường Quốc lộ số 2, đường sắt tuyến Hà Nội - Lào cai, trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện nằm ở ngã tư nơi giao cắt giữa tỉnh lộ 303 và tỉnh lộ 305, cách thành phố Vĩnh Yên 15km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 70km về phía Đông; cách thành phố Việt Trì 30km về phía Tây. Sông Hồng chảy qua 6 xã của huyện với 12 km đê Đại Hà tạo thành 2 đường giao thông thuỷ, bộ song song nối liền thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ với Hà Nội. Những tuyến đường này là điều kiện thuận lợi cho huyện Yên Lạc giao lưu kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi ban đầu, tạo cho huyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, tưng bước hòa nhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực.

Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Yên Lạc

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lạc) * Địa hình

Yên Lạc là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, đê sông Hồng, kênh mương và đường giao thông. Độ cao trung bình so với mặt nước biển xấp xỉ 10 m. Hướng dốc chung từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, khu vực cao nhất ở phía Bắc huyện thuộc địa bàn xã Đồng Văn và một phần phía Tây Bắc các xã Trung Nguyên, Đồng Cương. Khu vực thấp nhất là địa bàn các xã Trung Kiên, Trung Hà nằm ngoài đê sông Hồng. Nhìn chung địa hình huyện có thể chia ra hai vùng

- Vùng ngoài đê: thuộc địa bàn các xã Trung Kiên, Trung Hà, Hồng Phương, Hồng Châu và một phần diện tích hai xã Đại Tự, Liên Châu. Địa hình phức tạp nhiều bãi cao, thùng sâu, chịu ảnh hưởng của thủy chế sông Hồng, đặc biệt ba xã Hồng Châu, Trung Kiên, Trung Hà.

- Vùng trong đê: địa hình tương đối phức tạp, các khu vực bị chia cắt theo hệ thống các kênh tiêu và phân bố theo độ cao của từng khu vực.

+ Khu vực Tây Bắc huyện địa hình cao, là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, miền nói, bao gồm địa bàn các xã Đồng Văn, Đồng Cương, Trung Nguyên.

+ Khu vực phía Đông huyện và dọc theo các kênh tiêu: địa hình trũng bao gồm xã Bình Định và thị trấn Yên Lạc.

Ngoài ra, bề mặt đất đai còn bị chia cắt bởi hệ thống đê chính, đê bao ngoài bãi sông Hồng và các thùng đào, thùng đấu xen kẽ do quá trình lấy đất đắp đê làm giao thông, thủy lợi, sản xuất gạch ngói.

* Thủy văn

Hệ thống sông, hồ, kênh rạch và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú bao gồm hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ và sông Phan. Chúng có tác động rất lớn về mặt thủy lợi, nguồn nước tưới tiêu cho vùng, chế độ thuỷ văn cả huyện phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thuỷ văn của hệ thống sông Hồng.

- Sông Hồng chảy qua các huyện Lập Thạch, Yên Lạc, Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc. Đoạn sông chảy qua huyện có chiều dài hơn 11km. Sông Hồng cung cấp một lượng nước tưới rất lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện. Sông có lưu lượng chảy trung bình trong cả năm là3.860m3/giây, về mùa khô hệ thống nước sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho các trạm bơm hút lên tưới vào đồng ruộng.Tuy nhiên hàng năm về mùa mưa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao (tại xã Hồng Châu năm 1996 mức nước vượt mức báo động số 3 là 1.330mm,…) gây ngập lụt một số khu vực đất bãi ven sông. Đặc biệt từ năm 1992 đến năm 1998 do có sự dịch chuyển dòng chảy của sông Hồng đã gây ra sạt lở một phần diện tích đất canh tác, đất thổ cư thuộc địa bàn các xã Hồng Châu, Trung Kiên, Trung Hà và làm thay đổi ranh giới loại hình sử dụng đất của huyện.

- Sông Cà Lồ và sông Phan chảy qua các huyện Bình Xuyên, Mê Linh (thành phố Hà Nội), Yên Lạc đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa các huyện. Đoạn sông chạy qua huyện có chiều dài hơn 10km bị ngắt quãng tại nơi có tuyến đê Trung ương chạy qua. Sông Cà Lồ chủ yếu cung cấp nước tưới cho một phần diện tích các xã ven sông.

Sông Phan bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy qua các huyện Bình Xuyên, và Yên Lạc. Đoạn sông chảy qua huyện Yên Lạc có chiều dài 17,5km.

- Hệ thống thủy nông:

Ngoài ba con sông kể trên, huyện còn có hệ thống thủy nông tương đối phát triển, bao gồm kênh chính Liễn Sơn dài 11 km và các kênh nhánh dùng để tưới tiêu cho hầu hết diện tích các xã trong đê. Khu vực ngoài đê chỉ có các luồng tiêu nước lợi dụng từ luồng trũng tự nhiên.

Có thể nói mạng lưới sông suối, kênh mương trong huyện Yên Lạc khá phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt trong huyện. Nhờ nguồn nước mặt phong phú, Yên Lạc có điều kiện phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2018) tính đến 31/12/2018, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Lạc là 10.767,39 ha trong đó đã khai thác đưa vào sử dụng 10.730,81ha (chiếm 99,66% tổng diện tích tự nhiên của huyện). Đất chưa sử dụng còn 36,58ha (chiếm 0,34%), là đất bằng chưa sử dụng.

Đất đai huyện chủ yếu phát triển trên nền phù sa bồi đắp của sông Hồng với 4 loại đất, bao gồm 9 loại phụ đất. Thể hiện cụ thể qua bảng 3.1

Bảng 3.1 Các loại đất trên địa bàn huyện Yên Lạc

STT Loại đất Diện tích

(ha) Địa điểm phân bố

1 Phù sa được bồi

đắp hàng năm 1.736,04

Ngoài đê và gần đê sông Hồng, thuộc địa bàn các xã Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Kiên, Trung Hà và một phần các xã Liên Châu, Đại Tự, Nguyệt Đức.

2 Phù sa không được

bồi đắp hàng năm 5.210,30

Tập trung ở trong đê, là loại đất được hình thành từ lâu đời trên nền phù sa cổ của sông Hồng

3 Phù sa cũ có sản

phẩm Feralitic 2.343,55 Tập trung ở phía Bắc huyện

4

Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước bạc màu

25,0 Phía Bắc của huyện là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lạc năm 2018)

Qua bảng 3.1 ta có thể thấy được loại đất chiếm diện tích lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Lạc là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm với tổng diện tích là 5.210,30 ha. Đất feralitic biến đổi do trồng lúa nước chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với diện tích 25,0 ha.

Trong 4 loại đất trên thì đất phù sa được bồi đắp hàng năm thích hợp cho việc phát triển rau, các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế và sản lượng cao, đất phù sa không được bồi đắp hàng năm có độ phì cao thích hợp cho phát triển cây lương thực và rau màu, đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic và đất feratitic biến đổi do trồng lúa nước nghèo chất dinh dưỡng cần có biện pháp cải tạo trong tương lai.

- Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân được lấy từ hai nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm:

+ Nước mặt:

Bắt nguồn từ nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, kênh mương và nguồn nước của sông Hồng cung cấp nước vùng bãi; sông Cà Lồ, sông Phan tưới tiêu cho nội đồng.

Trên địa bàn huyện còn có hệ thống kênh Liễn Sơn dài 11km và các kênh nhánh được xây dựng từ thời Pháp với lưu lượng trung bình đạt 0,5m3/s, lưu lượng tối đa đạt 1m3/s (sau trạm bơm Đại Địch - Yên Lạc vận hành), có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho 5.000ha đất canh tác trong đê. (nhưng do không được tôn tạo và nạo vét, tu sửa thường xuyên nên hiện nay kênh tưới chỉ cung cấp đủ nước cho khoảng 3.000 ha canh tác).

+ Nước ngầm:

Nguồn nước ngầm của huyện khá dồi dào. Mùa khô nước ngầm ở độ sâu 7 - 10m, mùa mưa từ 2 - 4m. Nước không bị ô nhiễm nhưng hàm lượng sắt (Fe) khá cao, nếu được xử lý tốt, có thể phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Mặt khác do huyện chưa có hệ thống cung cấp nước máy dùng cho sinh hoạt, nên nước sử dụng được lấy từ nước mưa, nước giếng khơi và nước giếng khoan UNICEP.

Nhìn chung nước mặt và nước ngầm của huyện đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, song cần chú trọng hơn đến vấn đề chất lượng nước.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Dân số

Dân số năm 2018 của huyện Yên Lạc là 148.586 người, sinh sống trên địa bàn 16 xã và 1 thị trấn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 1.383 người/km2, là huyện có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc (860 người/km2). Tuy nhiên, do có sự chênh lệch rất lớn về mật độ dân số giữa các xã trong huyện, xã đông dân nhất là xã Tam Hồng 13.747 người, xã có số dân ít nhất là xã Hồng Phương 4.103 người. Xã có mật độ dân số trung bình cao nhất là xã Trung Hà

2.026 người/km2 và xã Liên Châu có mật độ dân số trung bình thấp nhất là 1.007 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện có xu hướng tăng đều.

b) Lao động

Năm 2018 toàn huyện có 75.658 lao động chiếm 51,58% dân số trong đó lao động nông nghiệp chiếm 72,84% (55.109 lao động) tổng số lao động của huyện. Đây là một thế mạnh và là điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và phát triển sản xuất hàng hóa. Số lao động phi nông nghiệp, dịch vụ còn lại chủ yếu tập trung vào làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và tỉnh lân cận, sản xuất thủ công, làng nghề, kinh doanh và đi làm ăn ngoài vùng vào những thời điểm nông nhàn.

Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của huyện có xu hướng giảm từ 480 m2/người (2005) xuống còn 473 m2/người (2010). Bên cạnh đó xu hướng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng tăng khiến cho bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của huyện ngày càng giảm và có xu hướng giảm mạnh trong thời gian tới. Và đây còng là một lý do khiến cho ngày càng nhiều lao động trẻ trên địa bàn huyện bỏ phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống để đi làm ăn ngoài và đi làm thuê.

3.1.1.3 Cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

Yên Lạc có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 2 loại: giao thông đường bộ 192,6 km, 84% các tuyến đường đã đổ bê tông hoặc rải nhựa theo tiêu chuẩn của Nhà nước, đường sông 18 km đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu giữa huyện với bên ngoài.

Về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên huyện và bên ngoài, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài địa phương còng như tiếp cận các hoạt động kinh tế - xã hội khác, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

b) Thủy lợi

Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện do Xí nghiệp thủy lợi Yên Lạc quản lý với 11km kênh chính, 25 km kênh nhánh, 8 trạm bơm gồm 19 tổ máy, mỗi tổ

máy có công suất 1000 m3/giờ, để thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho 17 xã và thị trấn trong huyện. Theo chương trình kiên cố hóa kênh mương theo Nghị quyết 08 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, đầu tư các dự án lớn về thủy lợi đã và đang thực hiện.

c) Hệ thống điện

Huyện được cấp điện từ lưới điện quốc gia, hệ thống trạm và đường dây về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện hiện tại. Với nhu cầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao mức sống dân cư, tổng phụ tải sẽ tăng, nên hệ thống trạm biến thế và đường dây hiện tại sẽ không thể đáp ứng nhu cầu về tiêu thụ điện năng trên địa bàn.

d) Hệ thống chợ

Trên địa bàn huyện có 5 chợ, trong đó có các chợ đầu mối như chợ rau ở xã Liên Châu, chợ Lầm ở xã Tam Hồng, chợ Lồ, chợ Đầu Đê ở xã Nguyệt Đức, chợ Trung tâm ở thị trấn Yên Lạc,.... Các chợ đều nằm sát trục đường giao thông hoặc ở trung tâm xã, thị trấn nên thuận lợi cho việc vận chuyển giao lưu trao đổi hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình biến động đất đai và công tác cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 31)