Bảng tổng hợp hồ sơ tách thửa đất từ 2015-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình biến động đất đai và công tác cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 61)

Bảng 3 .1 Các loại đất trên địa bàn huyện Yên Lạc

Bảng 3.12 Bảng tổng hợp hồ sơ tách thửa đất từ 2015-2018

Thời gian

Đất ở Đất nông nghiệp Hồ sơ chỉnh lý

Số hồ sơ Diện tích

(ha) Số hồ sơ Diện tích

(ha) Số hồ sơ Diện tích (ha) Năm 2015 87 2,54 0 0 87 2,54 Năm 2016 143 4,19 0 0 143 4,19 Năm 2017 167 5,42 0 0 167 5,42 Năm 2018 254 7,75 0 0 254 7,75 Tổng 651 19,9 0 0 651 19,9

Từ bảng số liệu trên nhận thấy từ năm 2015 – 2018 số lượng hồ sơ cấp đổi, cấp lại GCN tăng nhan qua các năm. Qua đó thể hiện nhu cầu việc thực hiện tách thửa nhằm mục đích chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho rất lớn.

g. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng của huyện Yên Lạc giai đoạn từ năm 2015 - 2018.

Bảng 3.13: Bảng tổng hợp số lượng diện tích giai đoạn từ năm 2015 - 2018

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Yên Lạc)

S T T Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích năm 2015 (ha) Tổng diện tích năm 2016 (ha) Tổng diện tích năm 2017 (ha) Tổng diện tích năm 2018 (ha) Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp NNP/ PNN 215,7 296,6 351,1 468,91 a Đất trồng lúa LUA/ PNN 135,8 182,7 225,3 288,86 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/ PNN 106,7 146,5 187,15 280,86 b Đất trồng cây hàng năm khác HNK/ PNN 60,17 86,52 85,05 119,49

c Đất trồng cây lâu năm CLN/

PNN 1,4 2,24 2,94 3,86 d Đất rừng phòng hộ RPH/P NN e Đất rừng đặc dụng RDD/ PNN f Đất rừng sản xuất RSX/P NN g Đất nuôi trồng thủy sản NTS/P NN 18,33 25,14 87,81 56,70 h Đất làm muối LMU/ PNN i Đất nông nghiệp khác NKH/ PNN

- Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất : Huyện Yên Lạc có tốc độ đô thị hóa cao trên địa bàn tỉnh. Hình thành nhiều khu đô thị, nhiều khu công nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển như khu trung tâm thương mại và nhà ở xã hội thị trấn Yên Lạc, cụm công nghiệp Tề Lỗ, cụm kinh tế xã hội Tam Hồng... Ngoài ra mở thêm nhiều tuyến đường giao thông chính. Kéo theo đó việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra tương đối nhiều là do nhu cầu sử dụng đất để ở và sản xuất của các hộ dân cùng các doanh nghiệp ngày càng lớn. Qua bảng trên ta có thể thấy tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp năm sau lớn hơn năm trước và năm 2018 là 468,91 ha trong đó diện tích đất trồng lúa là 288,86 ha chiếm 61,6 % trong tổng diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất. Điều đó thể hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp nhàm phát triển kinh tế ngày càng lớn. Việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất tương đối khó khăn là do hiện trạng GCN đất nông nghiệp tại địa bàn được cấp không rõ rang từng thửa đất, việc xác định ranh giới mốc giới đối với các thửa đất ruộng rất khó khăn do ranh giới thửa đất nông nghiệp không rõ ràng.

h. Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm

Theo TTHC mới ban hành đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt kèm theo Quyết định số 39/QĐ-CT thì thời gian thực hiện công tác đăng ký thế chấp được giải quyết trong ngày sau khi nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, trường hợp nếu tổ chức nộp hồ sơ sau 15 giờ chiều ngày hôm trước thì nhận kết quả vào ngày hôm sau.

Công tác thực hiện các giao dịch đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất khi có nhu cầu vay vốn, phát triển kinh tế.

Kết quả thực hiện công tác đăng ký thế chấp cho các đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền trên địa bàn huyện Yên Lạc từ năm 2015 – 2018 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.14. Tình hình thực hiện các giao dịch bảo đảm của VPĐK huyện Yên Lạc giai đoạn 2015 – 2018 ( Đơn vị: Hồ sơ)

Nội dung 2015 2016 2017 2018 Tổng

Đăng ký thế chấp 3.395 2.805 2.327 2.164 10691

Đăng ký xóa thế chấp 2.641 2.451 2.655 2.112 9859

Bổ sung tài sản thế chấp 1 4 0 0 5

Thay đổi nội dung TS thế chấp 9 0 14 23 46

Xử lý tài sản thế chấp 2 0 0 36 38

Sửa chữa sai sót 0 1 1 3 5

Tổng 6.048 5.261 4.997 4.338 20644

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lạc)

Qua bảng trên ta có thể thấy số lượng hồ sơ thực hiện giao dịch bảo đảm của tại huyện Yên Lạc là rất lớn điều đó thể hiện kinh tế tại huyện Yên Lạc đang phát triển ngày một tốt hơn.

Từ những nguồn gốc sử dụng đất khác nhau và đa dạng dẫn đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khác nhau và phức tạp, đặc biệt là công tác đăng ký giao dịch bảo đảm (đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất), biến động sau cấp GCN.

Huyện Yên Lạc có tốc độ phát triển kinh thế đứng thứ hai trên địa bàn tỉnh (giá trị sản suất bình quân đạt 16.8%/năm). Đặc biệt xã Tề Lỗ nổi tiếng trên cả nước với sự trao đổi hàng hóa sôi động. Do vậy nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế là rất lớn. Các hoạt động đăng ký thế chấp, xóa thế chấp,… được thực hiện liên tục trên cùng một thửa đất.

3.1.3.4. Một số vấn đề trong quản lý và sử dụng đất tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai tuy được ban hành nhiều nhưng còn chồng chéo, cồng kềnh, nhiều tầng lớp và kém hiệu lực. Nhiều nội dung của pháp luật đất đai mới ở mức độ quy định nguyên tắc, quan điểm mà chưa có các văn bản quy định hướng dẫn cụ thể nên việc hiểu và thực thi pháp luật của nhân dân còn yếu kém. Pháp luật đất đai chưa thực sự theo kịp với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một số chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước về đất đai chưa được thể chế hoá, nhiều chính sách ban hành nhưng chưa được tổ chức chỉ đạo hướng dẫn và thi hành nghiêm túc.

Thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất còn bị buông lỏng chưa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chưa xây dựng được luật cho thị trường này hoạt động và thiếu kiến thức về quản lý thị trường bất động sản.

Về quan hệ sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, số lượng đơn thư đề nghị giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai ngày tăng mà công tác quản lý thanh tra kiểm tra giải quyết chưa được thực hiện kịp thời.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm mới thực hiện được tỷ lệ chưa cao, đặc biệt trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị và nông thôn.

Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai còn cồng kềnh chưa thay đổi kịp với yêu cầu quản lý, lực lượng cán bộ của ngành chưa được đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ phù phợp với sự phát triển của khoa học công nghệ mới để áp dụng trong ngành.

Nguyên nhân:

Do sự phát triển kinh tế xã hội mà đời sống vật chất đã được nâng cao nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng trong khi đó đất đai không thể mở rộng thêm nó chỉ chuyển từ quỹ đất này sang quỹ đất sử dụng cho mục đích khác.

Do sự thay đổi của cơ chế quản lý mới của Nhà nước từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn tới mối quan hệ sử dụng đất cũng có nhiều thay đổi bộ máy quản lý về đất đai thay đổi chưa phù hợp, ý thức của người dân chưa cao trong việc chấp hành pháp luật đất đai, chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đất, thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.

Do sự không thống nhất về khung giá đất giữa giá thị trường và khung giá đất do Nhà nước quy định, giá thị trường cao hơn nhiều lần so với khung giá Nhà nước.

3.2. Đánh giá thực trạng công tác cập nhật chỉnh lý biến động và quản lý hồ sơ địa chính tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc chính tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1 Thực trạng công tác công tác cập nhật chỉnh lý biến động và quản lý hồ sơ địa chính tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018

- Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Yên Lạc, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018.

- Mặc dù biến động đất đai diễn ra mạnh mẽ, lượng hồ sơ đăng ký biến động có xu hướng tăng mạnh trong khi cán bộ ít nhưng công tác đăng ký biến động đất đai của VPĐKĐĐ được giải quyết đúng hẹn, đảm bảo quy định.

* Kết quả thực hiện cập nhật chỉnh lý hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ của huyện Yên Lạc giai đoạn 2015- 2018

Bảng 3.15: Bảng tổng hợp hồ sơ chuyển nhượng quyền QSD đất được chỉnh lý từ 2015 - 2018

Năm Số hồ sơ chuyển nhượng Số hồ sơ được chỉnh lý Diện tích (ha) Diện tích được chỉnh lý (ha) Tỷ lệ chỉnh lý 2015 350 218 5,85 5,85 100% 2016 847 652 10.72 10,72 100% 2017 1675 876 30,33 30,33 100% 2018 1886 915 33,64 33,64 100% Tổng 4784 2661 81,15 81,15 100%

(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Lạc)

Qua bảng trên ta thấy số lượng hồ sơ chuyển nhượng tăng dần qua các năm. Việc thực hiện cập nhật chỉnh lý hồ sơ qua các năm cũng được các cán bộ thực hiện nghiêm túc vì vậy toàn bộ hồ sơ chuyển nhượng cần phải chỉnh lý đều được chỉnh lý biến động theo quy định.

* Kết quả thực hiện cập nhật chỉnh lý hồ sơ tặng cho QSDĐ của huyện Yên Lạc giai đoạn 2015- 2018

Bảng 3.16: Bảng tổng hợp hồ sơ tặng cho quyền QSD đất được chỉnh lý từ 2015 - 2018

Năm Số hồ sơ Diện tích (ha) Số hồ sơ được chỉnh lý Diện tích (ha) Tỷ lệ chỉnh 2015 638 3,81 385 3,81 100% 2016 934 10,00 617 10 100% 2017 1532 13,98 824 13,98 100% 2018 1777 16,73 932 16,73 100% Tổng 4881 44,52 2758 44,52 100%

(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Lạc)

Việc thực hiện cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục tặng cho QSDĐ được thực hiện đầy đủ. Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ tỷ lệ chỉnh lý hồ sơ địa chính luôn đạt 100% qua từng năm.

* Kết quả thực hiện cập nhật chỉnh lý hồ sơ thừa kế QSDĐ của huyện Yên Lạc giai đoạn 2015- 2018

Bảng 3.17: Bảng tổng hợp hồ sơ thừa kế quyền QSD đất được chỉnh lý từ 2015 - 2018

Năm Số hồ sơ Diện tích (ha) Số hồ sơ chỉnh lý Diện tích (ha) Tỷ lệ chỉnh 2015 312 2,84 287 2,84 100% 2016 667 7,49 615 7,49 100% 2017 1198 13,21 1078 13,21 100% 2018 1358 16,71 1187 16,71 100% Tổng 3535 40,25 3167 40,25 100%

(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Lạc)

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ hồ sơ thực hiện thủ tục thừa kế là tương đối lớn tuy nhiên công tác cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính luôn được đảm bảo qua đó

* Kết quả thực hiện cập nhật chỉnh lý hồ sơ cấp đổi, cấp lại QSDĐ của huyện Yên Lạc giai đoạn 2015- 2018

Bảng 3.18: Bảng tổng hợp hồ sơ cấp đổi, cấp lại GCN quyền QSD đất được chỉnh lý từ 2015 - 2018 Năm Tổng số hồ Diện tích (ha) Số hồ sơ được chỉnh lý Diện tích (ha) Tỷ lệ chỉnh 2015 23 0,66 22 0,66 100% 2016 61 2,82 51 2,82 100% 2017 101 6,03 97 6,03 100% 2018 112 7,53 115 7,53 100% Tổng 297 17,04 285 17,04 100%

(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Lạc)

Việc thực hiện công tác cấp đổi, cấp lại GCN từ bản đồ cũ sang bản đồ hệ tọa độ VN 2000 mới nhằm quản lý dễ dàng hơn. Vì vậy việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính là nhiệm vụ bắt buộc. Từ bảng trên ta có thể thấy công tác cập nhật chỉnh lý luôn được thực hiện đầy đủ tỷ lệ luôn đạt 100%.

* Kết quả thực hiện cập nhật chỉnh lý hồ sơ tách thửa của huyện Yên Lạc giai đoạn 2015- 2018

Bảng 3.19: Bảng tổng hợp hồ sơ tách thửa được chỉnh lý từ 2015 – 2018

Năm Tổng số hồ sơ Diện tích

(ha) Số hồ sơ Diện tích (ha) Tỷ lệ chỉnh 2015 87 2,54 87 2,54 100% 2016 143 4,19 143 4,19 100% 2017 167 5,42 167 5,42 100% 2018 254 7,75 254 7,75 100% Tổng 651 19,9 651 19,9 100%

(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Lạc)

Qua bảng trên ta thấy số lượng hồ sơ đề nghị tách thửa tăng dần qua các năm tuy số lượng hồ sơ lớn nhưng công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính được thực hiện bài bản

và rất tốt. Qua đó toàn bộ các hồ sơ tách thửa đều được cập nhật chỉnh lý rõ ràng cụ thể giúp cho công tác quản lý và cấp GCN đạt hiêu quả cao.

* Nhận xét:

- Công tác lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính được quan tâm và cập nhật thường xuyên. Đến năm 2013 công tác đo đạc lập bản đồ địa chính hoàn thành trên địa bàn huyện. Từ đó đến nay đang tiến hành cấp đổi hang loạt giấy chứng nhận theo mẫu mới được quy định và theo bản đồ địa chính mới tiện cho công tác cập nhật.

- Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện theo quy định; phối hợp với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết kịp thời, dứt điểm tranh chấp, đơn thư kiến nghị của người dân tránh khiếu kiến kéo dài.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc góp phần nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian giải quyết công việc.

- Qua các năm Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Lạc đi vào hoạt động dưới hình thức Văn phòng đăng ký đất đai (một cấp), chịu sự quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Luật đất đai 2013. Mặc dù bước đầu hoạt động còn khó khăn về cơ sở vật chất, cán bộ,...nhưng hiện cũng đang dần đi vào nề nếp, ổn định cũng đạt được nhiều kết quả. Do Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh đã ban hành cụ thể phân cấp , phân trách nhiệm, quyền tự chủ cho các Chi nhánh nhằm đảm bảo các thủ tục hành chính cho người dân:

+ Xử lý thống nhất việc áp dụng pháp luật đất đai trong các hoạt động đặc biệt công tác cấp Giấy chứng nhận, đăng ký giao dịch bảo đảm cho người dân hạn chế tình trạng ách tắc. Trong đó xử lý các việc trước đây cấp huyện làm chưa đúng, không thống nhất như: Cấp GCN không đúng ranh giới, diện tích sử dụng đất do phụ thuộc các giấy tờ cũ để lại;

+ Cấp đổi lại Giấy chứng nhận xác định diện tích đất ở, đất vườn theo Điều 103 Luật đất đai, Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

+ Việc cấp Giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận phải gắn liền với việc cập nhật, chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính và hệ thống sổ sách để quản lý, theo dõi tránh trùng lặp, chờm hở bản đồ thửa đất. Việc trích đo

địa chính, trích lục thửa đất thực hiện theo phụ lục số 11 thông tư 25/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Cung cấp thông tin thửa đất, thực hiện Đăng ký thay đổi trước khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất đúng với thực tế đang sử dụng;

+ Quy định về việc luân chuyển giải quyết hồ sơ không quá 02 ngày làm việc đảm bảo thủ tục hành chính. Hồ sơ nào không đủ điều kiện, cần phải bổ sung, sửa chữa thì hướng dẫn, giải thích để người dân hoàn thiện theo đúng quy định tránh quá thời hạn để người dân bức xúc, ý kiến.

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, quá trình cập nhật chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính của VPĐKĐĐ còn tồn tại một số hạn chế:

+ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình biến động đất đai và công tác cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 61)