.1 – Mô hình cấu trúc UI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất các phương pháp kiểm thử giao diện phần mềm (Trang 31 - 32)

2.2. Tại sao cần thiết kế giao diện

UI chính là nơi giao tiếp giữa ngƣời dùng và máy tính. Nó là một phần của hệ thống, nơi mà ngƣời dùng có thể nhìn, sờ, nghe và giao tiếp. Ngƣời sử dụng không thể xâm nhập vào hệ thống nếu thiếu UI. UI tác động trực tiếp tới cảm nhận của ngƣời dùng về hệ thống. Phụ thuộc vào giao diện mà hệ thống thắng lợi hay thất bại trong việc giúp ngƣời dùng thực hiện nhiệm vụ. Một hệ thống có chức năng tốt đến đâu, nếu giao diện tồi sẽ gây khó khăn cho ngƣời sử dụng, đôi khi gây hiểu nhầm, dẫn tới việc thi hành chức năng bị sai gây hậu quả nghiêm trọng. Thiết kế UI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống phần mềm bởi những lợi ích mà việc thiết kế tốt UI mang lại [5]:

 Giảm thời gian lập trình

 Giảm chi phí cho những trục trặc do giao diện  Tăng khả năng bán đƣợc của sản phẩm

 Giảm những bệnh nghề nghiệp do dùng máy tính  Giảm những lỗi nguy hiểm đến tính mạng

 Dễ hiểu giao diện trực quan

 Linh hoạt trong sử dụng hầu hết các phạm vi ứng dụng  GUI tốt làm giảm công sức trong việc bảo trì hệ thống.

2.3. Các dạng giao tiếp ngƣời dùng - máy tính

Tùy từng mục đích sử dụng mà UI đƣợc thiết kế cho phù hợp. Có thể hiểu mỗi kiểu giao diện nhƣ một kiểu tƣơng tác giữa ngƣời dùng và máy tính. Các dạng tƣơng tác cơ bản [4]:

 Giao tiếp dòng lệnh

 Giao tiếp bảng chọn (menu)  Giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên  Giao tiếp dạng hỏi đáp truy vấn  Giao tiếp dạng form điền

 Giao tiếp dạng WIMP (Window - Icons - Menus - Pointers)

2.3.1. Giao tiếp dòng lệnh

Giao tiếp dòng lệnh là kiểu giao tiếp có tính lịch sử và rất phổ biến. Nó là loại giao tiếp cơ bản nhất giữa ngƣời dùng và máy tính trong một vài hệ thống nhƣ MS DOS, UNIX. Với kiểu giao tiếp này, ngƣời dùng nhập lệnh bằng cách nhấn các phím chức năng để thực hiện các yêu cầu của mình. Tuy nhiên các lệnh không thể nhập tùy tiện, ngƣời dùng bắt buộc phải nhớ lệnh và cú pháp lệnh. Vì vậy, rất ít ngƣời dùng mới sử dụng phƣơng thức giao tiếp này, trong khi nó lại là lựa chọn của hầu hết các chuyên gia bởi đây là cách giao tiếp nhanh nhất để máy tính hiểu và thực thi yêu cầu ngƣời dùng. Hình 2.2 dƣới đây là một ví dụ về giao tiếp dòng lệnh trong window.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất các phương pháp kiểm thử giao diện phần mềm (Trang 31 - 32)