2.3.6. Giao tiếp dạng WIMP
Môi trƣờng tƣơng tác phổ biến nhất hiện nay là WIMP - thƣờng đƣợc gọi là hệ thống các cửa sổ. Giao diện WIMP bao gồm các thành phần: Window - cửa sổ, Icons - biểu tƣợng, Menu, Pointer - con trỏ.
Cửa sổ (Windows)
Các cửa sổ là các vùng làm việc của màn hình, có thể xem nhƣ màn hình độc lập. Một cửa sổ có thể chứa văn bản hoặc đồ họa, có thể di chuyển và căn chỉnh kích thƣớc trong giới hạn cho phép. Có thể đồng thời thao tác trên nhiều cửa sổ khác nhau với các ứng dụng khác nhau. Các cửa sổ đƣợc bố trí khác nhau tùy theo từng hệ thống. Cửa sổ thƣờng đƣợc thiết kế kết hợp với các thành phần khác để tăng sự linh hoạt và hữu ích.
Biểu tƣợng (Icons)
Biểu tƣợng là những ảnh kích thƣớc nhỏ, đại diện cho một đối tƣợng hay một thao tác nào đó. Khi nhấn vào biểu tƣợng, hệ thống sẽ thực hiện đúng thao tác đƣợc thiết kế và tác động tới đối tƣợng ngầm định.
Bảng chọn (Menus)
Menu là một trong những đặc trƣng của hệ thống cửa sổ. Một menu đƣa ra một lựa chọn các thao tác hay dịch vụ có thể đƣợc trình diễn bởi hệ thống vào lúc quy định. Các menu cung cấp các kiểu thông tin trong biểu mẫu của một danh sách tuần tự các thao tác mà nó có thể duyệt qua. Mỗi menu đƣợc đặt tên riêng với ý nghĩa bao hàm về chức năng của menu đó. Có thể click chuột hoặc nhấn phím để lựa chọn một mục thuộc menu. Khi đó, mục đƣợc chọn đƣợc làm nổi bật lên (thay đổi màu sắc hoặc hình ảnh), và hệ thống sẽ xử lý thao tác tƣơng ứng với mục đƣợc chọn đó. Có nhiều kiểu bảng chọn khác nhau:
o Bảng chọn kéo xuống (Pull-down): di chuyển chuột đến và nhấn thì bảng chọn mới hiện ra.
o Bảng chọn rơi xuống (Drop-down): chỉ cần di chuyển chuột đến thì bảng chọn tự hiện ra.
o Bảng chọn bật lên (Pop-up): không cần di chuột, chỉ cần nhấn chuột phải, bảng chọn sẽ hiện lên.
Con trỏ (Pointer)
Con trỏ là thành phần quan trọng trong thiết kế WIMP, nó đƣợc dùng để định vị và lựa chọn. Con trỏ đƣợc biểu diễn dƣới nhiều dạng khác nhau, nó có biểu tƣợng đặc trƣng thể hiện các chế độ khác nhau của con trỏ. Ví dụ, thông thƣờng con trỏ đƣợc biểu diễn dƣới dạng mũi tên, nhƣng khi vẽ một đƣờng thẳng nó sẽ thay đổi thành mũi tên hai chiều. Khi con trỏ có biểu tƣợng đồng hồ cát, đó là lúc hệ thống đang xử lý một tiến trình nào đó.
Ngoài các thành phần cơ bản nêu trên, giao tiếp kiểu WIMP còn sử dụng một số thành phần khác để tăng tính linh hoạt mềm dẻo nhƣ các phím lệnh (Command button), thanh công cụ (ToolBar), bảng màu và các hộp thoại.
2.4. Tính tiện lợi của hệ thống tƣơng tác
Giao diện phần mềm cần thiết kế đảm bảo tính tiện lợi của hệ thống. Theo ISO- 9241-11, tính tiện lợi đƣợc xem nhƣ phạm vi trong đó sản phẩm đƣợc sử dụng bởi một
nhóm ngƣời xác định để đạt đƣợc những mục tiêu xác định với tính hiệu quả, năng suất và sự thoả mãn trong ngữ cảnh sử dụng xác định [4].
Tính tiện lợi không phải là thuộc tính của một sản phẩm riêng lẻ mà là một thuộc tính của việc tƣơng tác với sản phẩm trong ngữ cảnh sử dụng. Nielsel đã mô hình hóa sự chấp nhận đƣợc của toàn bộ hệ thống nhƣ Hình 2.6 dƣới đây [7].