Hiện trạng mạng viễn thông việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp triển khai IP CALL CENTER trên mạng viễn thông Việt Nam (Trang 74 - 76)

Cuối thể kỷ 20 nhiều nhà khai thác viễn thông trên thế giới ñã chứng kiến những biến ñộng lớn về bản chất lưu lượng truyền tải trên mạng. Các dạng lưu lượng khác như số liệu, video, internet... dần dần thay thế lưu lượng thoại truyền thống. Nguyên nhân sâu xa của vấn ñề này là do nhu cầu phát triển của các dịch vụ mới, các dịch vụ ña phương tiện và tích hợp bao gồm thoại, số liệu và hình ảnh ngày càng tăng ñòi hỏi cơ sở hạ tầng mạng cũng phải phát triển về mọi mặt ñể có thể ñáp ứng ñược nhu cầu ñó.

Việc chuyển ñổi cấu trúc mạng lưới từ chuyển mạch kênh truyền thống sang mạng NGN với công nghệ chuyển mạch gói ñược kết hợp giữa 3 mạng cơ sở hiện nay là viễn thông, truyền thông và Internet cho phép khả năng hỗ trợ mọi phương thức truyền, ñưa thông tin (âm thanh, số liệu, hình ảnh) và bảo ñảm dịch vụ (ñiện thoại, truyền số liệu, Internet, phát thanh, truyền hình, giải trí qua mạng, ñiều khiển từ xạ..)

Mạng NGN của các nhà cung cấp tại Việt Nam ra ñời nhằm ñáp ứng ñược những yêu cầu trên. Cùng với sự phát triển với xu thế chung của thế giới, mạng viễn thông thế hệ mới (NGN) ñược xây dựng với các mục tiêu[6]:

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng NGN tuân theo ñịnh hướng cấu trúc mạng NGN của thế giớị

Nền tảng là hệ thống mở, các khối chức năng ñược chia thành các phần tử mạng ñộc lập trong ñó giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên các tiêu chuẩn tương ứng.

Mạng NGN là do mạng dịch vụ thúc ñẩy nhưng dịch vụ phải thực hiện ñộc lập với mạng lưới : chia tách dịch vụ với ñiều khiển cuộc gọi, chia tách cuộc gọi với truyền tảị

NGN là mạng chuyển mạch gói, giao thức thống nhất.

NGN là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng ngày càng cao, có ñủ dung lượng ñáp ứng nhu cầụ

Thiết lập một mạng hội tụ các loại hình dịch vụ như thoại, truyền số liệu, video, Internet...

Hướng tới cơ sở hạ tầng viễn thông có khả năng cung cấp ña dịch vụ như xDSL, MLPS VPN, …

Hiện tại, mạng NGN có thể chia thành 5 lớp cơ bản, với cấu trúc phân lớp hoạt ñộng khá ñộc lập với nhau:

Lớp ứng dụng: Bao gồm hệ thống các server ứng dụng... cung cấp các dịch vụ thoại và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Lớp ñiều khiển: Bao gồm hệ thống chuyển mạch mềm (softswitch), các cổng phương tiện (media gateway).

Lớp truyền tải: cung cấp cơ sở hạ tầng mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch gói IP ñể phát triển dịch vụ. Phần truyền tải bao gồm mạng IP lõi, mạng biên.

Lớp truy nhập: hiện nay mạng truy nhập tập trung phát triển dựa trên công nghệ xDSL, bao gồm hệ thống các DSLAM (IP và ATM) và hệ thống các mạng gom (Metro) truyền tải lưu lượng cho từng tỉnh/ thành phố.

Lớp quản lý: Lớp quản lý là một lớp ñặc biệt xuyên suốt các lớp từ lớp kết nối cho ñến lớp ứng dụng. Tại lớp quản lý, người ta có thể triển khai kế hoạch xây dựng mạng giám sát viễn thông TMN, như một mạng riêng theo dõi và ñiều phối các thành phần mạng viễn thông ñang hoạt ñộng.

Với kiến trúc như trên, các nhà cung cấp có thể tạo ra ñược các dịch vụ mới trên nền IP. Ví dụ:

Dịch vụ IP Centrex: Cho phép khách hàng tạo ra 1 mạng truyền thông nội bộ, giảm chi phí, sử dụng công nghệ SIP.

Dịch vụ VPN, kết nối các trung tâm của 1 doanh nghiệp.

Dịch vụ xDSL băng thông rộng, cho phép các ứng dụng internet có cơ hội phát triển.

Với mạng viễn thông Việt Nam hiện nay, giải pháp ñể ứng dụng IP Call Center phải ñáp ứng quá trình quá ñộ. IP Call Center phải kết nối ñược với mạng PSTN truyền thống(SS7,ISDN hoặc R2MFC) ñồng thời sẵn sàng kết nối tới mạng IP khi ñược yêu cầụ ðể xây dựng giải pháp này chúng ta phân tích ñể lựa chọn giải pháp thích hợp cho mạng viễn thông Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp triển khai IP CALL CENTER trên mạng viễn thông Việt Nam (Trang 74 - 76)