Quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 61)

Quan điểm về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi người cócông với cách mạng công với cách mạng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thương binh, liệt sĩ, những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày thương binh” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với đất nước [1]. Thực hiện chỉ thị của Người, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương đã họp ở xã Phú Minh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bàn bạc, nhất trí đề nghị lấy ngày 27/7/1947 làm “Ngày thương binh, liệt sĩ”; từ đó, ngày 27-7 hằng năm trở thành “Ngày thương binh, liệt sĩ” trong cả nước [1].

Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng của Người đã căn dặn biết bao điều hệ trọng về công tác lao động - thương binh và xã hội: “Đầu tiên là công việc đối với con người. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong …), Đảng, Chính phủ và đồng bào ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh” [1]. Đối với các liệt sĩ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta [1]. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét” [1].

Với tư tưởng, quan điểm và tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác thương binh, liệt sĩ đã được Đảng và Chính phủ ta vận dụng, kế thừa, phát huy và cụ thể hóa thành nhiều chương trình, chính sách giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước. Quan điểm nhất quán đó luôn được Đảng, Nhà nước ta khẳng định trong các Nghị quyết Đại hội Đảng qua các thời kỳ, như:

Tại Đại hội VII của Đảng đã khẳng định: “Quan tâm chăm sóc thương binh,

bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng” [29].

Với quan điểm chỉ đạo tại Đại hội VII của Đảng, Chính phủ đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định 120/NĐ-CP … nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng đối với công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đến Đại hội VIII, Đảng ta chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh

về người có công, bảo đảm cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ...” [29].

Việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước và các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn… đã tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với nước được thuận lợi và hiệu quả hơn. Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình

chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên” [29].

Nhằm bù đắp những hy sinh mất mát của người có công và không bỏ sót đối tượng, nhất là việc xác nhận hồ sơ người có công còn tồn đọng sau chiến tranh, Đại

hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước

chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến...” [29].

Với phương châm không để ai ở lại phía sau, đặc biệt là người có công với cách mạng, Nghị quyết Đại hội XII, Đảng ta yêu cầu: “Thực hiện tốt chính sách

chăm sóc người có công; giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập của người lao động; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân”; “Tiếp tục hoàn thiện chính sách xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội…” [29]. Đại hội XIII Đảng ta tiếp

tục khẳng định: “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh các

hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội” [29].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w