Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại * Hạn chế:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 59)

tại * Hạn chế:

Một là: Cấp ủy ủy, chính quyền địa phương một số nơi chưa thực sự quan

tâm đúng mức đến việc quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên; chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu đôn đốc, nhắc nhở dẫn đến các sai sót trong quá trình lập hồ sơ, thủ tục, giải quyết chế độ chính sách.

Hai là: Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách về

người có công mặc dù được Cấp uỷ, chính quyền quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhưng vẫn còn một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chủ yếu thực hiện vào các dịp lễ, tết, các đợt cao điểm trong năm nên hiệu quả chưa cao.

Ba là: Công tác phối hợp giữa các đơn vị đã được thực hiện chặt chẽ, nhịp

nhàng nhưng chỉ dừng lại ở một phòng ban chức năng có liên quan hoặc có sự phân công cụ thể của UBND thành phố. Chưa có sự chủ động phối hợp giữa các đơn vị

với nhau, đặc biệt là UBND các xã, phường. Do đó, một số chế độ chính sách, nhất là chính sách mới ban hành đến với người dân chưa kịp thời dẫn đến việc thiết lập hồ sơ giải quyết chế độ chính sách có khi còn chậm.

Bốn là: Chưa thực sự quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách

người có công. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 23 người làm công tác thương binh liệt sĩ người có công, trong đó có 02 công chức chuyên trách thuộc phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột, 21 công chức của xã, phường kiêm nhiệm. Với số lượng công việc lớn, phức tạp, ngoài trình độ năng lực phải có kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu văn bản để thực hiện nhưng hầu hết cán bộ xã, phường đều phải kiêm thêm các công việc khác thuộc lĩnh vực Lao động TB&XH (như: xóa đói giảm nghèo, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội). Đồng thời, sự bố trí cán bộ không ổn định, có nhiều trường hợp mới tiếp cận công việc lại chuyển công việc khác. Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hướng dẫn, thiết lập hồ sơ giải quyết chế độ chính sách người có công.

Năm là: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tuy được toàn xã hội quan tâm, đẩy

mạnh nhưng chưa thực hiện thường xuyên; nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và của người dân chưa đầy đủ, chưa nêu cao hết tinh thần trách nhiệm đối với sự hy sinh to lớn của thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Do đó, kết quả vận động thu quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” kết quả chưa cao dẫn đến việc hỗ trợ người có công khắc phục đời sống khó khăn còn hạn chế; mức sống của người có công so với mặt bằng chung của người dân địa phương nơi cư trú vẫn còn thấp. Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh phí cho công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn hạn chế (trong 08 năm chỉ đầu tư trang thiết bị hơn 600 triệu đồng), chủ yếu từ nguồn kinh phí Trung ương; các địa phương chưa có sự đầu tư đúng mức đến công tác này.

Sáu là: Mặc dù Chính phủ đã có nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung, mở rộng

đối tượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được phát sinh theo thực tế nên một số chế độ ưu đãi đối với người có công chưa thực sự tương xứng so với những hy sinh, mất mát của họ; một số thủ tục về chế độ, chính sách ban hành chưa phù hợp nhưng

chậm được sửa đổi, bổ sung; một số văn bản quy định chưa thực sự thống nhất, rõ ràng, còn chồng chéo; nhiều thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng. Đặc biệt chưa có cơ chế đặc thù để giải quyết chế độ đối với người tham gia kháng chiến mà hiện nay không còn giấy tờ gốc.

Bảy là: Tình trạng làm giả hồ sơ để hưởng chính sách người có công vẫn còn

xảy ra, gây bức xúc trong nhân dân. Một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Nội dung tổng kết đánh giá còn mang tính hình thức, chưa sâu sát nên việc khuyến khích mọi người tham gia các phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” còn hạn chế.

*Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

Một là: Thành phố Buôn Ma Thuột có điểm xuất phát thấp, còn nhiều khó

khăn, nguồn lực ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và các đối tượng người có công còn hạn chế; kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công chủ yếu dựa vào sự phân bổ, hỗ trợ của Trung ương nên việc triển khai các nội dung thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gặp nhiều khó khăn.

Hai là: Số lượng đối tượng người có công tương đối lớn, nhiều thành phần; thường xuyên biến động dẫn đến khó khăn trong quản lý và giải quyết chế độ chính sách. Đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội ở cơ sở còn yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng; mặt khác đội ngũ cán bộ chưa thực sự sâu sát, chưa bắt tâm tư, nguyện vọng của đối tượng người có công và nhân dân được kịp thời, sự luân chuyển cán bộ chưa phù hợp nên dẫn đến những hạn chế tồn tại nêu trên.

Ba là: Số lượng văn bản pháp luật về lĩnh vực người có công lớn, thường

xuyên thay đổi, bổ sung chỉnh sửa; một số nội dung còn nhiều vướng mắc, bất cập... và chưa thật sự làm hài lòng người dân cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

Bốn là: Một số đơn vị, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể chưa phát huy hết tinh

thần trách nhiệm của mình nên chưa khai thác triệt để các nguồn lực trong xã hội để thực hiện nhiệm vụ chính sách ưu đãi người có công. Mặt khác, người dân chưa chủ động tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những quy định của pháp luật về ưu đãi người có công nên việc giải quyết chế độ còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Một số đối tượng có tư tưởng công thần, thiếu tính hợp tác nên việc tiếp nhận các thông tin để hướng dẫn thiết lập hồ sơ còn chậm.

Tiểu kết chương 2

Chương 2, luận văn đã khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống, đặc điểm tình hình người có công đang quản lý trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công theo quy trình thực hiện chính sách, kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Thông qua thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nhằm đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân những hạn chế khi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Trên cơ sở đó, để đưa ra những giải pháp thực hiện và kiến nghị, đề xuất với tỉnh, Trung ương trong việc triển khai thực chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới (tại Chương 3).

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w