Tọa độ địa lý:
+ Từ 180 45’ đến 180 53’ Vĩ độ Bắc.
+ Từ 1050 30’ đến 1050 49’ Kinh độ Đông.
Trụ sở của Ban được đặt tại: Khối 2 – Thị trấn Quán Hành – huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An.
+ Cách đường quốc lộ IA 1 km về phía Tây; cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Bắc; Cách khu công nghiệp Nam Cấm 5 km về phía Nam và cách cảng biển Cửa Lò 9 km về phía Tây.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo.
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:
* Vùng bán sơn địa:
Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.
* Vùng đồng bằng
Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6 – 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng:
có độ cao từ 0,6- 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung.
* Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5- 5,0 m, là vùng đất màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang.
3.1.2. Khí hậu và thời tiết
Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50
C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400 C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 20,50 C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20 C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
+ Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8 đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.
Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh.
3.1.3. Thủy văn.
Khu vực mà Ban quản lý có Sông Cấm và Kênh Nhà Lê chảy qua nối liền với Cảng biển Cửa Lò, trước đây là để tiêu thủy, từ năm 1997 Ba ra Nghi Quang xây dựng xong, Ba ra có nhiệm vụ ngăn mặn, ngọt hóa nước Sông Cấm để phục vụ sản xuất Nông nghiệp cho 3 huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Trong vùng còn có nhiều hồ đập lớn, nhỏ có diện tích chứa nước: 53,9 x 106 m2, trữ lượng nước thiết kế 20,898 x 106 m3. Các hồ đập này được bố trí ở các lưu vực giữa 2 dãy núi thuộc Đại Huệ - Thần Tuy và Đại Vạc – Thần Vũ, những năm gần đây các dãy núi đất trống thượng nguồn các đập này đã được phủ xanh nên cơ bản đã tạo được nguồn sinh thủy thường xuyên, nhưng vào mùa hè trữ lượng nước không đảm bảo đủ thiết kế.
3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng.
Theo kết quả điều tra lập địa khu vực Ban QLRPH Nghi Lộc có các loại đất chính sau:
Ban quản lý. Phần lớn các diện tích đều còn rừng che phủ. Đặc trưng của loại đất này là quá trình tích lũy mùn tăng, quá trình Feralít giảm.
- Đất Feralít bị rửa trôi, bào mòn với cường độ mạnh trơ sỏi đá. Thành phần cơ giới trung bình, tầng đất mỏng, tỷ lệ đá lẫn cao.
- Đất Feralít đỏ vàng hình thành từ đá mẹ phiến thạch sét và đá sa thạch, độ dày tầng đất từ 0,5 – 1,5m. Có độ dốc bình quân 25 – 350, tỷ lệ đá nổi 20 – 25% và tỷ lệ đá lẫn 25 – 30%.
- Đất bồi tụ ở chân đồi và các khe thung lung hẹp. - Đất cát ven biển.
- Đất mùn ngập mặn. * Nhận xét chung:
- Thuận lợi: Vị trí địa lý của huyện Nghi Lộc gần trung tâm hành chính của tỉnh, gần cảng biển, sân bay, đường Quốc lộ, gần khu công nghiệp nên việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi. Trong tương lai, công tác quản lý bảo vệ rừng có thể kết hợp với du lịch sinh thái, đây là một hướng phù hợp cho quản lý rừng bền vững.
- Khó khăn: Địa hình đa dạng, bị chia cắt mạnh, nhiều đồi núi cao, dốc, nhiều khe suối, đất bị xói mòn và rửa trôi mạnh do đó đất xấu, nhiều sỏi và đá lẫn. Thời tiết phân mùa rõ rệt, tương đối khắc nghiệt, hạn hán và nhiều Bão. Những đặc điểm đó đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là trồng rừng sản xuất, thường thì các diện tích rừng sản xuất phải khai thác sớm khi rừng mới 5 - 6 tuổi, khó thực hiện mô hình trồng rừng gỗ lớn nên hiệu quả từ trồng rừng sản xuất không cao.
Đây là những đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng và thực hiện phương án.
3.2. Dân sinh, kinh tế, xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động:
ở các xã, các vùng, những vùng trung tâm mật độ dân số cao hơn. Đối với những xã có rừng, dân cư phân bố ở trung tâm và ven rừng, ngoài ra có ở các cụm làng dân cư Lâm nghiệp, hộ nhận khoán đất lâm nghiệp dãn dân vào sinh sống xen trong rừng.
Theo số liệu thống kê của UBND huyện Nghi Lộc, đến cuối năm 2018 dân số toàn huyện Nghi Lộc có 213.366 người dân tộc Kinh với 55.989 hộ, quy mô hộ khoảng 4 người/hộ.
Lực lượng lao động là 130.858 người chiếm 61,33% dân số. Trong đó lao động nam 64.499 người, lao động nữ 66.359 người. Lực lượng lao động trong các xã có rừng 77.233 người chiếm 36,19%.
3.2.2. Kinh tế:
Cơ cấu kinh tế Huyện Nghi Lộc gồm có: Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Ngành lâm nghiệp không những có giá trị về kinh tế mà còn mang ý nghĩa rất lớn đối với môi trường. Vì vậy việc chú trọng phát triển ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Huyện Nghi Lộc.
Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, còn gặp nhiều khó khăn, ngoài thu nhập từ nông nghiệp thì người dân tập trung khai thác lợi thế từ đất lâm nghiệp (trồng rừng, làm vườn rừng, vườn đồi, khai thác nhựa thông ...). Toàn Huyện có 34 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, sản phẩm gỗ chủ yếu là gỗ keo.
3.3.3. Xã hội:
Diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo là 96,81ha. Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em và đào tạo nghề cho người lao động và thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Cơ sở vật chất các trường học, cơ sở đào tạo được quan tâm đầu tư. Đến nay toàn huyện đã có
100% xã có trung tâm học tập cộng đồng, 53/95 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trình độ dân trí ở các xã trung tâm tương đối cao.
Mặt khác một số xã có rừng do xa trung tâm kinh tế nên nhận thức của một số người dân còn hạn chế, tình trạng lấn chiếm đất, xâm hại đến rừng còn xảy ra như: Chặt cây, bẻ cành, đốt than, đốt ong ... đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Ngoài ra rừng Nghi Lộc còn có lợi thế về du lịch sinh thái, nên người dân vào rừng sinh hoạt càng nhiều cũng gây khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
3.3. Giao thông.
Huyện Nghi Lộc có vị trí giao thông rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nằm cách trung tâm thành phố Vinh 12km về phía Bắc, gần cảng Cửa Lò, gần các khu công nghiệp lớn. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc tương đối đầy đủ với các loại hình như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông.
Hệ thống giao thông gồm đường quốc lộ IA, 48E, 46 với tổng chiều dài 103,1km, các đường tỉnh lộ có tổng chiều dài 54,8km, đường liên huyện có tổng chiều dài 57,6km, đường liên xã có tổng chiều dài 18,73km. Các công trình giao thông liên huyện, liên xã chủ yếu đã được rải nhựa, bê tông, cấp phối.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng rừng và rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc
4.1.1. Hiện trạng rừng phòng hộ huyện Nghi lộc
Căn cứ Quyết định số 48/2014/QĐ.UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng.
Căn cứ kết quả kiểm kê rừng theo QĐ số 1731 ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2015.
- Quyết Định số 5988/QĐ-UBND.NN ngày 11/11/2009 của UBND Tinh, phê duyệt quy hoạch vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 đến 2020;
Tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp: 5.292,6 ha, độ che phủ rừng đạt 49,6%, trong đó:
Đất rừng phòng hộ
Tổng diện tích đất, rừng phòng hộ 4.752.1 ha chiếm 89,8% tổng diện tích đất toàn Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc quản lý.
Đất rừng sản xuất
Tổng diện tích đất 494,5 ha chiếm 9% diện tích tổng toàn Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc quản lý.
Đất chưa có rừng
Tổng diện tích đất 46,0 ha chiếm 1,2% diện tích tổng Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc quản lý.
Đất rừng phòng hộ phân bố trên 17 xã, nhưng chủ yếu trên các xã vùng cao như Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Đồng, Nghi Hưng và Nghi yên.