Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
hiện các hoạt động trồng rừng phòng hộ theo các Chương trình, Dự án diễn ra tại vùng đồi núi, ven biển ven sông Huyện Nghi lộc trong giai đoạn 1993 – đến nay.
- Báo cáo điều tra về đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng đồi núi và ven biển huyện Nghi Lộc.
- Thu thập các tài liệu về đất đai, khí hậu, thủy văn, các tài liệu về thiết kế trồng rừng, quy hoạch sử dụng đất, các loại bản đồ (bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, rừng,...).
- Các tài liệu về quản lý bền vững rừng phòng hộ của Huyện Nghi lộc. - Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu: bài giảng, giáo trình, internet ....về rừng phòng hộ.
- So sánh phân tích số liệu thứ cấp hiện có về rừng phòng hộ như bản đồ hiện trạng, bản đồ 3 loại rừng, các báo cáo, niên giám thống kê.... Phân tích các báo cáo về quản lý rừng phòng hộ ở huyện Nghi Lộc.
-Sử dụng tiếp cận có sự tham gia để đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý rừng phòng hộ, cụ thể: Thảo luận với các bên liên quan về mặt tổ chức quản lý về từng nội dung điều tra phỏng vấn đã đảm bảo số lượng người điều tra phỏng vấn là trên 30 người, bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, cán bộ hiện trường của các đơn vị, chuyên gia am hiểu về sinh thái rừng phòng hộ, hộ gia đình trồng rừng; Đã tiến hành so sánh thực trạng quản lý rừng phòng hộ với một số nguyên tắc, tiêu chuẩn FSC có liên quan; Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích các bên liên quan, phân tích SWOT về quản lý BVR của các ban số lượng người là trên 30 người được phỏng vấn, bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, cán bộ hiện trường của các đơn vị, chuyên gia, hộ gia đình trồng rừng.
* Điều tra và thu thập số liệu sơ cấp:
mô hình Thông + Keo, Lim xanh + Keo và Lát hoa + Keo: 3 mô hình x 3 ô tiêu chuẩn/mô hình = 9 ô tiêu chuẩn. Đối với vùng cát ven biển: mô hình Phi lao: 3 ô tiêu chuẩn. Về loại mô hình, chức năng phòng hộ của các ô tiêu chuẩn được thể hiện trong bảng ở phần kết quả nghiên cứu.
+ Thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn và tính toán chỉ số diện tích tán của cây bản địa (Cai%): Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng sào đo cao hoặc thước Blumleiss; đo đường kính 1m3(D13) bằng thước kẹp kính hoặc đo chu vi bằng thước dây sau đó qui đổi ra đường kính; đo đường kính tán (Dt) bằng cách đo hình chiếu tán cây theo 2 chiều Đông - Tây; Nam - Bắc và lấy giá trị trung bình.
+ Lập ô dạng bản và đo đếm đánh giá chỉ tiêu độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP%): Tiến hành chia ô mẫu sơ cấp thành hai phần bằng nhau nhờ việc thiết lập một đường vuông góc với cạnh chiều dài của ô mẫu. Sử dụng ô dạng bản có diện tích 4 m2 /ô. Bố trí 4 ô ở bốn góc của ô mẫu sơ cấp và 2 ô ở giao điểm hai đường chéo của hai ô thứ cấp. Tổng số ô dạng bản cần điều tra là 6 ô/1 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Trên mỗi ô dạng bản, dùng lưới đan dạng ô vuông với kích thước 2m x 2m = 4 m2 ; kích thước của ô vuông trong lưới 10cmx10cm. Kéo định vị 4 góc của lưới theo đúng 4 góc của ô dạng bản. Độ che phủ CP% được tính bằng tổng số ô (10cmx10cm) có độ phủ hoàn toàn và số ô có độ phủ không hoàn toàn trong lưới 4m2 .
+ Lập ô dạng bản và đo đếm đánh giá chỉ tiêu độ che phủ của vật rơi rụng (VRR%): Tiến hành lập 6 ô tiêu chuẩn diện tích 1 m2 /ô trong 6 ô dạng bản ở vị trí giao nhau 2 đường chéo của ô tiêu chuẩn dạng bản 4 m2 . Đo diện tích mà vật rơi rụng che 25 phủ trong 1 m2 đó.Trên mỗi ô dạng bản, dùng lưới đan dạng ô vuông với kích thước 1m x 1m = 1 m2 ; kích thước của ô vuông trong lưới 10x10cm. Kéo định vị 4 góc của lưới theo đúng 4 góc của ô dạng bản. Độ phủ VRR% được tính bằng tổng số ô (10cmx10cm) có độ phủ
hoàn toàn và số ô có độ phủ vật rơi rụng không hoàn toàn trong lưới 1m2 . + Đào phẫu diện kích thước dài 1,2m; rộng 0,8m; sâu 0,9m. Mỗi mô hình đào 1 phẫu diện đại diện cho mô hình đó. Lấy các mẫu đất ở các độ sâu 0-30cm, 30-60cm, 60-90cm để phân tích một số chỉ tiêu hoá tính của đất. Mỗi độ sâu lấy 500g cho vào túi đựng mẫu. Mỗi túi đựng mẫu đất đều phải có nhãn ghi kí hiệu mẫu.
+ Đánh giá nhiệt độ, ẩm độ đất và không khí: Tiến hành đo trong rừng và ngoài đất trống cách đai rừng 12 lần chiều cao cây rừng (12H). Đo vào các ngày nắng của tháng 6 tháng 7, thời gian trong ngày được bố trí đo vào các thời điểm 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ.
Đo nhiệt độ đất: Dùng 3 chiếc nhiệt kế gồm nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao và nhiệt kế tối thấp để đo nhiệt độ đất; Đo ẩm độ đất: Đo độ ẩm đất trong rừng và ngoài đất trống bằng máy Lutron PMS – 714; Đo nhiệt độ không khí: dùng nhiệt kế đồng hồ tiến hành đo ở hai vị trí trong rừng và ngoài đất trống, đo ở độ cao 1,5 m so với mặt đất; Đo ẩm độ không khí: dùng ẩm kế tóc tiến hành đo ở hai vị trí trong và ngoài rừng, đo ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.
2.3.2. Xử lý số liệu
+ Chỉ số diện tích tán (Cai, %): Chỉ số diện tích tán được xác định cho tầng cây cao, đo đường kính tán lá (DT) của từng cây trên ô tiêu chuẩn, sau đó lấy tổng diện tích tán của tất cả các cây trên ô chia cho diện tích của ô tiêu chuẩn và quy đổi ra tỷ lệ phần trăm sẽ thu được chỉ số diện tích tán Cai (%) = Σ(DTtán)/DTOTCx100 (2.1). Diện tích tán cây được tính theo công thức tính diện tích hình tròn.
+ Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP, %): Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa diện tích chiếm chỗ của cây bụi, thảm tươi và diện tích điều tra của đất rừng CP(%) = ΣDTCB,TT/ ΣDTODB x 100 (2.2).
+ Độ che phủ của vật rơi rụng (VRR, %): Độ che phủ của vật rơi rụng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa diện tích che phủ bề mặt đất của vật rơi rụng và diện tích điều tra của bề mặt đất rừngVRR(%) = ΣDTVRR/ ΣDTÔ 1m2x 100 (2.3).
+ Phương pháp phân tích đất: Các chỉ tiêu hóa tính đất theo phương pháp thông dụng. pH: Đo trên máy pH thông thường; Mùn %: Phương pháp Tiurin; N%: Phương pháp Kjendhal (theo Bremner); P2O5 dễ tiêu: Phương pháp Oniani lên màu bằng hỗn hợp axit ascobic antimoantartrat; K2O dễ tiêu: Đo trên máy quang kế.
+ Đánh giá so sánh sinh trưởng của cây ở các mô hình: Sử dụng phần mềm Excel 2007, SPSS và dùng phương pháp phân tích phương sai để lựa chọn công thức tốt nhất.
+ Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích đa tiêu chí: đánh giá mức điểm và trọng số các chỉ tiêu của các mô hình làm cơ sở để lựa chọn mô hình rừng phòng hộ phù hợp cho khu vực nghiên cứu. Nhóm có giá trị thấp nhất là 1 điểm và cao nhất là 4 điểm nếu có 3 mô hình RPH đưa vào so sánh. Trọng số của từng chỉ tiêu được xác định bằng phương pháp điều tra phỏng vấn nhóm người liên quan, số lượng người phỏng vấn là trên 30 người, bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, cán bộ hiện trường của các đơn vị, chuyên gia am hiểu về sinh thái rừng phòng hộ, hộ gia đình trồng rừng
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NGHI LỘC 3.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp Thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp Thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu.
Tọa độ địa lý:
+ Từ 180 45’ đến 180 53’ Vĩ độ Bắc.
+ Từ 1050 30’ đến 1050 49’ Kinh độ Đông.
Trụ sở của Ban được đặt tại: Khối 2 – Thị trấn Quán Hành – huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An.
+ Cách đường quốc lộ IA 1 km về phía Tây; cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Bắc; Cách khu công nghiệp Nam Cấm 5 km về phía Nam và cách cảng biển Cửa Lò 9 km về phía Tây.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo.
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:
* Vùng bán sơn địa:
Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.
* Vùng đồng bằng
Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6 – 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng:
có độ cao từ 0,6- 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung.
* Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5- 5,0 m, là vùng đất màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang.
3.1.2. Khí hậu và thời tiết
Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50
C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400 C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 20,50 C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20 C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
+ Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8 đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.
Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh.
3.1.3. Thủy văn.
Khu vực mà Ban quản lý có Sông Cấm và Kênh Nhà Lê chảy qua nối liền với Cảng biển Cửa Lò, trước đây là để tiêu thủy, từ năm 1997 Ba ra Nghi Quang xây dựng xong, Ba ra có nhiệm vụ ngăn mặn, ngọt hóa nước Sông Cấm để phục vụ sản xuất Nông nghiệp cho 3 huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Trong vùng còn có nhiều hồ đập lớn, nhỏ có diện tích chứa nước: 53,9 x 106 m2, trữ lượng nước thiết kế 20,898 x 106 m3. Các hồ đập này được bố trí ở các lưu vực giữa 2 dãy núi thuộc Đại Huệ - Thần Tuy và Đại Vạc – Thần Vũ, những năm gần đây các dãy núi đất trống thượng nguồn các đập này đã được phủ xanh nên cơ bản đã tạo được nguồn sinh thủy thường xuyên, nhưng vào mùa hè trữ lượng nước không đảm bảo đủ thiết kế.
3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng.
Theo kết quả điều tra lập địa khu vực Ban QLRPH Nghi Lộc có các loại đất chính sau:
Ban quản lý. Phần lớn các diện tích đều còn rừng che phủ. Đặc trưng của loại đất này là quá trình tích lũy mùn tăng, quá trình Feralít giảm.
- Đất Feralít bị rửa trôi, bào mòn với cường độ mạnh trơ sỏi đá. Thành phần cơ giới trung bình, tầng đất mỏng, tỷ lệ đá lẫn cao.
- Đất Feralít đỏ vàng hình thành từ đá mẹ phiến thạch sét và đá sa thạch, độ dày tầng đất từ 0,5 – 1,5m. Có độ dốc bình quân 25 – 350, tỷ lệ đá nổi 20 – 25% và tỷ lệ đá lẫn 25 – 30%.
- Đất bồi tụ ở chân đồi và các khe thung lung hẹp. - Đất cát ven biển.
- Đất mùn ngập mặn. * Nhận xét chung:
- Thuận lợi: Vị trí địa lý của huyện Nghi Lộc gần trung tâm hành chính của tỉnh, gần cảng biển, sân bay, đường Quốc lộ, gần khu công nghiệp nên việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi. Trong tương lai, công tác quản lý bảo vệ rừng có thể kết hợp với du lịch sinh thái, đây là một hướng phù hợp cho quản lý rừng bền vững.
- Khó khăn: Địa hình đa dạng, bị chia cắt mạnh, nhiều đồi núi cao, dốc, nhiều khe suối, đất bị xói mòn và rửa trôi mạnh do đó đất xấu, nhiều sỏi và đá lẫn. Thời tiết phân mùa rõ rệt, tương đối khắc nghiệt, hạn hán và nhiều Bão. Những đặc điểm đó đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ