Hiện trạng rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng phòng hộ tại huyện nghi lộc tỉnh nghệ an​ (Trang 51 - 54)

1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng.

Tổng diện tích rừng của huyện 5.292 ha, trong đó:

- Rừng phòng hộ: 4.752,1 ha, chiếm 89,8%, bao gồm: + Rừng tự nhiên: 112,87 ha, chiếm tỷ lệ 2,3%;

+ Rừng trồng: 4.639,23 ha, chiếm tỷ lệ 97,7%.

- Rừng sản xuất: 494,5 ha, chiếm 9,3%, bao gồm: + Rừng tự nhiên: 6,32 ha, chiếm tỷ lệ 1,27% + Rừng trồng: 488,18 ha, chiếm tỷ lệ 98,7%

Rừng trồng chủ yếu của Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc là rừng thông nhựa hỗn giao với một số cây bản đại, một loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị được Ban khai thác trong nhiều năm qua là sản phẩm nhựa thông. Trung bình mỗi năm đơn vị khai thác tận dụng khoảng 450 tấn nhựa thô, nhờ loại lâm sản này mà giúp Ban có nguồn doanh thu tương đối ổn định, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hơn 70 viên chức lao động trong biên chế, làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng; đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho hơn 1000 lao động nông nhàn trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

Nhìn chung cây thông nhựa là loài cây trồng chủ lực cho các diện tích rừng phòng hộ của huyện, Keo phù hợp với những diện tích ven khe suối, địa hình bằng phảng, độ dốc thấp.

Trạng thái rừng tự nhiên chủ yếu là Dẻ tái sinh chồi và hạt, do trước đây bị người dân khai thác tự do nhiều lần nên hiện nay Dẻ tái sinh chồi và tập trung thành đám, rừng chưa có trữ lượng; một số ít diện tích là các trảng cây bụi, cây gỗ nhỏ, dây leo… được khoanh nuôi bảo vệ.

2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng.

Trong đó tổng trữ lượng các loại rừng là 226.806,4 m3; bình quân 50,35 m3/ha. Rừng tự nhiên chưa có trữ lượng. Trữ lượng bình quân lớn nhất là trữ lượng rừng phòng hộ bảo vệ nguồn nước trồng mới trên đất chưa có rừng, m = 59,8 m3/ha, chủ yếu là diện tích rừng thông nhựa phòng hộ bảo vệ nguồn nước; trữ lượng bình quân thấp nhất là diện tích các khu rừng sản xuất 3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ.

Rừng trồng chủ yếu của huyện Nghi Lộc là rừng thông nhựa, một loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị được Ban và các xã khai thác trong nhiều năm qua là sản phẩm nhựa thông. Trung bình mỗi năm đơn vị khai thác tận dụng khoảng 450 tấn nhựa thô, nhờ loại lâm sản này mà giúp Ban và các xã có nguồn doanh thu tương đối ổn định, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hơn 70

viên chức lao động trong biên chế, các hộ dân trong vùng, làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng; đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho hơn 1000 lao động nông nhàn trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

Nhìn chung các loại lâm sản ngoài gỗ (trừ nhựa thông) phân bố thưa thớt dưới tán rừng, số lượng ít, thành phần không đa dạng, chưa được quan tâm quản lý và khai thác một cách hợp lý.

Bảng 4.1: Hiện trạng rừng phòng hộ huyện Nghi lộc

Đơn vị: ha

Địa danh Tổng Phòng hộ Sản xuất Đất ngoài LN

Xã Nghi Lâm 524,7 487,4 43,2 3,1 Xã Nghi Văn 635,3 570,6 61,3 3,5 Xã Nghi Kiều 345,7 334,0 8,6 3,1 Xã Nghi Đồng 499,9 497,5 10,7 4,4 Xã Nghi Hưng 594,3 557,5 34,8 1,9 Xã Nghi Mỹ 182,6 0 182,6 0 Xã Nghi Phương 248,7 107,3 140,9 0,5 Xã Nghi Yên 1.129,5 1.111,1 6,8 11,6 Xã Nghi Tiến 342,1 329,2 1,9 11,0 Xã Nghi Thiết 108,6 108,3 0 0,3 Xã Nghi Quang 0 226,6 0 5,8 Xã Nghi Xá 51,2 50,9 0 0,3 Xã Nghi Xuân 26,6 26,6 0 0 Xã Nghi Thái 22,8 22,8 0 0 Xã Phúc Thọ 19,3 19,3 0 0

Xã Nghi Công Nam 209,4 205,8 3,6 0

Xã Nghi Công Bắc 109,0 106,3 0 0,5

Trên địa bàn huyện có nhiều loại hình rừng phòng hộ, từ phòng hộ môi trường, phòng hộ chắn cát ven biển đến rừng phòng hộ ngập mặn,... hệ thống rừng phòng hộ đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, điều tiết nước và dòng chảy ở các lưu vực, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai như gió bão, lũ lụt, hạn hán,... Trong những năm tới cần thực hiện tốt giải pháp bảo vệ rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng, trồng mới rừng, hạn chế việc tổ chức khai thác gỗ từ rừng phòng hộ nhằm phát huy tối đa vai trò của rừng phòng hộ.

Một số Chương trình, dự án có quy mô lớn đầu tư cho rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Lộc như:

+ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (1999 - 2010): Đã đầu tư trồng và chăm sóc rừng phòng hộ tập trung được 1.120 ha, khoán bảo vệ rừng phòng hộ 45.396 ha/lượt/năm.

+ Dự án KFW4 trồng rừng phòng hộ môi trường do ngân hàng tái thiết đức tài trợ không hoàn lại (2003 – 2013) đã đàu tư trồng 450 ha rừng sản xuất.

+ Dự án WB3 (2014 – 2017) trồng rừng sản xuất do ngân hàng thế giới tài trợ.

+ Chương trình bảo vệ và phát triển rừng (2011 - 2020): Đã đầu tư trong giai đoạn năm 2011 - 2016: trồng rừng phòng hộ tập trung: 96 ha, bảo vệ rừng phòng hộ: 4.700 ha, chăm sóc rừng trồng: 200 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng phòng hộ tại huyện nghi lộc tỉnh nghệ an​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)