Hình 2 .12 Giải pháp NGN tổng thể của Cisco
Hình 2.13 Sơ đồ kết nối mạng lõi của VNPT
2.3.4 Quá trình triển khai mạng NGN của VNPT.
Sau gần 3 năm định hƣớng và lựa chọn, đến tháng 12/2003 VNPT (Công ty Viễn thông Liên tỉnh VTN) đã lắp đặt xong giai đoạn 1 mạng NGN, sử dụng giải pháp SURPASS của Siemens, đã đi vào vận hành thành công. Đây là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói đƣợc VNPT lựa chọn để thay thế cho mạng chuyển mạch kênh truyền thống. Với ƣu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng rộng rãi các giao diện mở API để kiến tạo dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và khai thác mạng, công nghệ NGN đã đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới là dịch vụ đa dạng, giá thành thấp, đầu tƣ hiệu quả và tạo đƣợc nguồn doanh thu mới. Đây là mạng sử dụng công nghệ chuyển gói với đặc tính linh hoạt, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ truyền dẫn quang băng thông rộng nên tích hợp đƣợc dịch vụ thoại và dịch vụ truyền số liệu.
Để nâng cao hơn nữa năng lực của mạng lƣới, VNPT quyết định đầu tƣ xây dựng tiếp giai đoạn 2, và đến ngày 15/08/2004 đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Mạng có 4 lớp là: lớp truy nhập, lớp chuyển tải, lớp điều khiển và lớp ứng dụng.
- Lớp truy nhập: đƣợc triển khai gồm một Media Gateway kết nối với
mạng PSTN phục vụ cho dịch vụ VoIP và bộ BRAS kết nối trực tiếp với thiết bị DSLAM-HUB với khả năng chuyển mạch 10Gb/s, sử dụng công nghệ xDSL, có thể hỗ trợ các kết nối ADSL, SHDSL. Với hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng Mega VNN tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nƣớc. Ƣớc tính đến cuối năm 2005, cả nƣớc đã có khoảng 180.000 cổng xDSL.
- Lớp chuyển tải: gồm 3 nút trục quốc gia đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng và 11 nút vùng đặt tại các tỉnh/thành phố trọng điểm khác với băng thông các tuyến trục và vùng là (STM-1) 155Mb/s dựa trên truyền dẫn SDH. Hiện tại băng thông tuyến trục đã nâng cấp lên STM-16 (2.5 Gb/s) dựa trên Ring 20Gb/s/WDM mới triển khai. Ba Router lõi M160 Juniper đặt tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng có khả năng chuyển mạch là 160Gb/s.
- Lớp điều khiển: gồm hai Softswitch HiQ9200 đặt ở Hà Nội và Hồ Chí
Minh. Hệ thống Softswitch bao gồm các chức năng về điều khiển hệ thống mạng, cung cấp các giao diện mở để dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng dịch vụ, hỗ trợ nhiều loại giao thức điều khiển khác nhau nhƣ MGCP, H.323, Megaco/H.248, SIP,... Hệ thống các Server ứng dụng (tuỳ theo từng loại hình dịch vụ Server ứng dụng có thể đặt tập trung hoặc phân tán). Bên cạnh đó hệ thống quản lý mạng tập trung và hệ thống tính cƣớc tập trung góp phần quan trọng trong quản lý, vận hành và điều hành mạng.
- Lớp dịch vụ/ứng dụng: VNPT cung cấp một loạt các dịch vụ nhƣ: dịch vụ
thẻ trả trƣớc 1719, dịch vụ 1800, 1900, và nhiều dịch vụ gia tăng khác.
2.3.5 Một số khó khăn của VNPT khi phát triển mạng NGN.
Khó khăn trƣớc tiên mà một nhà cung cấp dịch vụ truyền thống nhƣ VNPT gặp phải trong quá trình triển khai mạng NGN là việc mạng của họ chỉ tập trung cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng hay thoại. Vì vậy, việc tích hợp những bộ phận của mạng lƣới này trong mạng NGN gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, những nhà khai thác mới khi xây dựng NGN ngay từ đầu có thể tiết kiệm đƣợc chi phí, đồng thời có thể đến đích trƣớc VNPT. Bên cạnh đó, mạng NGN sẽ làm thay đổi
cách thức tổ chức con ngƣời và mô hình kinh doanh. Điều này bắt buộc VNPT phải chuyển đổi mô hình kinh doanh để phù hợp với tính năng của mạng NGN.
2.3.6 Hướng phát triển mở rộng mạng NGN của VNPT
Trong những năm sắp tới, VNPT đƣa ra định hƣớng phát triển mạng NGN của mình nhƣ sau:
- Mở rộng mạng NGN 61 tỉnh và thành phố, tăng cƣờng năng lực mạng trục, các đƣờng truyền nối router lõi với nhau, router lõi với router vùng sẽ đƣợc tăng tới STM-4 và STM-16, tăng cƣờng năng lực các hệ thống ở lớp điều khiển, các dịch vụ ở lớp ứng dụng và đặc biệt là mở rộng hạ tầng xDSL cho tất cả các tỉnh còn lại với phạm vi vƣơn tới mọi huyện thị.
- Thực hiện thử nghiệm và thay thế các tổng đài lớp 5 bởi các Gateway của NGN.
- Cung cấp nhiều dịch vụ hơn nhƣ IP Centrex, hội nghị Web ...
- Ngoài ra, trong chiến lƣợc hình thành tập đoàn với các Tổng công ty vùng, VNPT sẽ triển khai các mạng NGN nội hạt tại các đô thị lớn nhƣ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Mạng NGN nội hạt không chỉ kết nối liên mạng với NGN toàn quốc mà còn khai thác chung hạ tầng IP/MPLS với mạng Metro Internet cũng sẽ đƣợc xây dựng đồng thời.
2.4 Kết luận
Từ các giải pháp trên ta thấy có nhiều hƣớng để chuyển dịch mạng hiện tại sang mạng NGN. Để có một giải pháp di trú lên NGN còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng hiện tại của mạng đó cũng nhƣ định hƣớng phát triển mạng (các loại hình dịch vụ) trong thời gian tới, và điều không kém phần quan trọng là mức tài chính đƣợc đầu tƣ, cơ chế chính sách của nhà nƣớc có tạo điều kiện cho triển khai NGN để tăng cƣờng các dịch vụ mới,…Tuy nhiên, chỉ có một điều mà chúng ta đều nhận thức đƣợc đó là mạng NGN sẽ là cơ hội vàng và là xu hƣớng tất yếu của mạng viễn thông trong thời gian tới để chúng ta vƣơn tới.
Các giải pháp xây dựng mạng thế hệ sau do các hãng, các nhà cung cấp dịch vụ đƣa ra đều dựa trên nguyên tắc là xây dựng một mạng đa dịch vụ dựa trên duy nhất một cơ sở hạ tầng mạng. Các hãng truyền thông đã giới thiệu nhiều mô hình cấu trúc NGN cùng với các giải pháp mạng, và ứng với từng giải pháp kèm theo các sản phẩm thiết bị mới do họ cung cấp. Việc áp dụng theo mô hình, giải pháp nào là tùy thuộc vào mạng cụ thể và đặc điểm khai thác, mở rộng các dịch vụ mới của các hãng truyền thông và các nhà cung cấp dịch vụ.
Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC
MẠNG NGN CHO MẠNG VIỄN THÔNG DÙNG RIÊNG CẤP BỘ 3.1 Hiện trạng và mục tiêu xây dựng hệ thống
3.1.1 Mục tiêu xây dựng hệ thống
Hiện nay các Bộ Ban Ngành đã xây dựng một mạng thoại đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc thông thƣờng qua các luồng E1 và một mạng dữ liệu kết nối qua các luồng E1 giữa ba trung tâm vùng Hà Nội - Đà Nẵng - TP.Hồ Chí Minh; với các tỉnh/thành phố chủ yếu qua các đƣờng tốc độ thấp hơn. Một số Bộ-Ngành thì không có mạng thoại nhƣng có mạng dữ liệu. Hai hệ thống mạng trên bƣớc đầu đáp ứng đƣợc các yêu cầu về thoại và truyền số liệu nghiệp vụ trong Bộ -Ngành nhƣng về cơ bản vẫn hoạt động độc lập nên chƣa khai thác đƣợc tốt hạ tầng truyền dẫn hiện có. Trong khi đó nhu cầu khai thác mạng dữ liệu Bộ-Ngành ngày càng phát triển và có các nhu cầu sử dụng các dịch vụ mới trong tƣơng lai (video hội nghị, thoại qua mạng dữ liệu,…). Vì vậy cần trang bị mới và tổ chức lại hệ thống để có Mạng tích hợp Đa dịch vụ (từ đây gọi là mạng tích hợp) đảm bảo kết nối cho thoại, truyền dữ liệu, Video hội nghị, .. với khả năng cấp phát và quản lý băng thông động cho các dịch vụ, khai thác tốt hạ tầng truyền dẫn, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ (QoS) từ đầu cuối đến đầu cuối, ƣu tiên các dịch vụ theo thời gian thực. Các dịch vụ này phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu công tác nghiệp vụ của Bộ Ban Ngành và hƣớng tới từng bƣớc di trú sang NGN.
3.1.2 Hiện trạng mạng của các Bộ Ban Ngành hiện nay
3.1.2.1 Hạ tầng truyền dẫn
a. Hạ tầng truyền dẫn của các Bộ Ban Ngành hiện tại
Hạ tầng truyền dẫn của Bộ Ban Ngành gồm các luồng truyền dẫn E1 làm tuyến trục (giữa 3 trung tâm vùng Hà Nội, Đà Nẵng và Tp HCM) và E1 tuyến nhánh (từ trung tâm vùng về Ban Ngành địa phƣơng). Một số Bộ Ban Ngành có mạng thoại riêng hiện đang kết nối 3 tổng đài chuyển tiếp vùng (TĐ Tranzit) của Bộ Ban Ngành tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM và kết nối giữa TĐ tranzit với tổng đài Ban Ngành (TĐBN) địa phƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
- Giữa Hà Nội – TP.HCM: có các E1 đang kết nối TĐ tranzit HN và TP.HCM và các luồn E1 kết nối dữ liệu. Các đƣờng kết nối giữa Hà Nội và Đà Nẵng, Đà Nẵng và TP.HCM cũng tƣơng đƣơng nhƣ vậy.
- Từ trung tâm vùng (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM) đến các Ban Ngành của các địa phƣơng miền Bắc (chi tiết tại sơ đồ 1) thƣờng có 01 E1 kết nối TĐ tranzit với TĐBN địa phƣơng miền Bắc và 01 E1 kết nối dữ liệu.
b. Dung lƣợng truyền dẫn có thể phát triển ngay hiện nay
Theo dự án sử dụng đƣờng viễn thông quốc gia phục vụ mạng viễn thông - tin học Bộ Ban Ngành thì các tuyến trục chính sẽ đƣợc nâng lên khoảng 5 đến 6 lần so với hiện tại. Nhƣng hiện nay chƣa thể thực hiện đƣợc dự án này do giá thuê các đƣờng E1 này còn rất cao.
c. Hạ tầng truyền dẫn ngành Ban Ngành trong giai đoạn tới
Trong tƣơng lai một số Bộ Ban Ngành sẽ xây dựng mạng cáp quang riêng của ngành hoặc thuê những luồng STM-1, STM-4
Phạm vi dự án này là tổ chức truyền dẫn từ Bộ Ban Ngành đến tất cả Ban Ngành các tỉnh, TP trong cả nƣớc (ngoài ra còn đến một số quận, huyện địa bàn trọng điểm).
Dung lƣợng truyền dẫn khi triển khai dự án mạng cáp quang riêng ngành Ban Ngành dự kiến: Tuyến trục 2,5 Gb/s. Các tuyến nhánh từ trung tâm vùng về các địa phƣơng là 1 STM-1.
3.1.2.2 Mạng thoại Bộ Ban Ngành
Hệ thống mạng thoại cố định của một số Bộ Ngành bao gồm 3 tổng đài tranzit trung tâm vùng, tổng đài cơ quan Bộ và các tổng đài Ban Ngành địa phƣơng (TĐBN) đƣợc tổ chức kết nối hoà mạng theo mô tả tại sơ đồ sau.
ne1 ne1 TOLL fo LOCAL ne1 Đà Nẵng TOLL Host BÐ Bộ Ban Ngành e1 fo L O CA
L Tổng ®ài Bộ Ban Ngành, B-u ®iện
Truyền dẫn cáp quang của Bộ Ban Ngành
fo
e1
fo
TP HCM Hà Nội
Luồng E1 dành riêng cho Bộ Ban Ngành trên mạng truyền dẫn Quốc gia
e1 e1 fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo TOLL fo LOCAL e1 VTN tỉnh, TP fo e1 fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo
Trung tâm truyền dẫn của b-u ®iÖn
Ghi chú:
fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo fo
e1
e1
e1
SƠ ÐỒ KẾT NỐI MẠNG ÐIỆN THOẠI DÙNG RIÊNG
fo fo fo fo fo Bộ Ban Ngành Bộ Ban Ngành VTN tỉnh, TP VTN tỉnh, TP Host BÐ Host BÐ TP HCM Đà Nă ng
- Trung kế kết nối giữa 3 TĐ tranzit Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với nhau là trung kế PCM, báo hiệu C7 (R2 dự phòng).
- Trung kế kết nối giữa 3 TĐ tranzit Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với mạng Quốc gia thông qua kết nối, hoà mạng với tổng đài Bƣu điện Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM cũng là trung kế PCM, báo hiệu C7 (R2 dự phòng).
- Trung kế kết nối giữa TĐ tranzit Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với các TĐBN địa phƣơng là trung kế PCM, báo hiệu R2 (do tổng đài Ban Ngành địa phƣơng là tổng đài PBX, không có khả năng cung cấp báo hiệu C7).
- Mỗi TĐBN địa phƣơng (dung lƣợng mỗi tổng đài trong toàn quốc khoảng 300 đến 500 số, giao diện kết nối E1, G703) ngoài hƣớng kết nối về TĐ tranzit bằng trung kế PCM/R2 còn kết nối hoà mạng quốc gia thông qua tuyến kết nối với TĐ Bƣu điện địa phƣơng cũng bằng trung kế PCM/ báo hiệu R2.
Với tổ chức nhƣ hiện nay mạng điện thoại đang hoạt động tốt, đảm bảo thông tin thoại giữa các máy nội bộ của mỗi Ban Ngành địa phƣơng với nhau và với máy nội bộ của TĐ Ban Ngành địa phƣơng khác cũng nhƣ các máy điện thoại (cố định, di động) trên mạng Quốc gia tốt.
Một số Bộ Ban Ngành đã có kế hoạch trong các dự án tới để tổ chức cấp đồng bộ cho các trung tâm vùng và Ban Ngành địa phƣơng theo mô hình nhƣ hệ thống đồng bộ quốc gia Việt Nam.
3.1.2.3 Mạng dữ liệu của Bộ Ban Ngành
Hệ thống mạng máy tính ngành Ban Ngành đƣợc hình thành trên cơ sở kết nối mạng diện rộng (WAN) từ các mạng LAN và LAN mở rộng của Ban Ngành các địa phƣơng. Sơ đồ hệ thống mạng dữ liệu hiện tại đƣợc mô tả nhƣ hình 3.2.
Trung tâm điều khiển mạng vùng, gồm 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Thiết bị kết nối mạng trục thƣờng là thiết bị định tuyến của Cisco (Router 7507) kết nối theo tuyến truyền dẫn E1. Hệ thống Router này có hỗ trợ Voice IP, cho phép kết nối tổng đài tranzit chuyển tải cuộc gọi giữa thoại IP và thoại truyền thống với tín báo hiệu PCM/R2. Hệ thống này chƣa có khả năng cấp phát băng thông động cũng nhƣ quản lý kiểm soát lƣu thông trên mạng và khống chế băng thông linh hoạt cho các dịch vụ.