DiffServ trên nền MPLS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp NGN cho mạng dùng riêng Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 2.07.00 (Trang 44 - 49)

Chúng ta biết rằng MPLS không kiểm tra tiêu đề IP, mà trong tiêu đề IP chứa thông tin về QoS (mã 4 bit DSCP). Vì thế thông tin về QoS từ tiêu đề IP sẽ đƣợc đƣa vào nhãn MPLS, khi các gói tin đến LSR nó sẽ căn cứ vào trƣờng EXP để phân biệt đối xử với gói tin đó [15].

Ngoài RSVP, MPLS còn hỗ trợ giao thức định tuyến cƣỡng bức CR-LDP cũng hỗ trợ QoS trong việc tính toán tìm ra đƣờng tối ƣu theo những tiêu chí, những dàng buộc (số nút nhỏ nhất hay đƣờng đi ngắn nhất). Cả hai bộ giao thức này đều cung cấp khả năng điều khiển các node trong đƣờng dẫn chuyển mạch nhãn. Và đây cũng là lý do quan trọng nhất để MPLS có thể phát triển, với phƣơng pháp định tuyến cƣỡng bức (CR-LDP) sẽ giúp cho quá trình điều khiển lƣu lƣợng mạng đạt hiệu quả cao [15].

MPLS là một công nghệ chuyển mạch IP có nhiều triển vọng. Với tính chất của cơ cấu định tuyến của mình, MPLS có khả năng nâng cao chất lƣợng dịch vụ của mạng IP truyền thống. Bên cạnh đó, thông lƣợng của mạng sẽ đƣợc

cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên, độ tin cậy là một vấn đề thực tiễn có thể khiến việc triển khai MPLS trên mạng Internet bị chậm lại [15].

Có thể nói tóm tắt một số ƣu điểm MPLS là:

 MPLS đã giải quyết vấn đề về tốc độ và độ trễ một cách hiệu quả, nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

 Tích hợp các chức năng định tuyến, đánh địa chỉ, điều khiển, ….

 Có thể giải quyết vấn đề độ phức tạp và nâng cao khả năng mở rộng đáng kể.

 Có thể thực hiện rất nhiều chức năng định tuyến mà các công nghệ trƣớc đây không có khả năng, nhƣ định tuyến hiện, điều khiển lặp, v.v.. Khi định tuyến thay đổi dẫn đến khoá một đƣờng nào đó, MPLS có thể dễ dàng chuyển mạch luồng dữ liệu sang một đƣờng mới. Điều này không thể thực hiện đƣợc trong IPOA truyền thống.

 Sự kết hợp giữa IP và ATM cho phép tận dụng tối đa thiết bị, tăng hiệu quả đầu tƣ.

Tuy nhiên MPLS vẫn còn tồn tại một số nhƣợc điểm sau:

 Việc hỗ trợ đa giao thức sẽ dẫn đến các vấn đề phức tạp trong kết nối.  Khó thực hiện hỗ trợ QoS xuyên suốt trƣớc khi thiết bị đầu cuối ngƣời

sử dụng thích hợp xuất hiện trên thị trƣờng.

 Việc hợp nhất các kênh ảo đang còn tiếp tục nghiên cứu. Giải quyết việc chèn tế bào sẽ chiếm nhiều tài nguyên bộ đệm hơn. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến phải đầu tƣ vào công việc nâng cấp phần cứng cho các thiết bị ATM hiện tại.

1.4 Kết luận

Từ những phân tích trong phần trên, ta thấy NGN đƣợc đặc trƣng bởi các khía cạnh sau:

- Công nghệ truyền dẫn trên cơ sở công nghệ gói. Mạng NGN đƣợc xây dựng trên cơ sở gói hoá, sử dụng hai công nghệ chuyển mạch nền tảng là ATM và IP. Song, mạng NGN đã có một bƣớc đột phá về công nghệ chuyển mạch nền tảng là MPLS và sự ra đời của MPLS chính là sự kết hợp hoàn hảo nhất của hai công nghệ chuyển mạch nền tảng là ATM và IP. Đây chính là yếu tố then chốt giúp NGN ngày càng đƣợc quan tâm phát triển và cũng là mục tiêu của các hãng truyền thông vƣơn tới.

- Khả năng tƣơng tác với các mạng truyền thống thông qua các giao diện mở. Để có thể liên kết đƣợc các mạng đang tồn tại thành một mạng tích hợp, NGN phải xây dựng các giao thức để cung cấp khả năng thông tin giữa các mạng này với nhau. Sự tƣơng tác liên mạng giữa NGN với các mạng đang tồn tại nhƣ PSTN, ISDN, và GSM thông qua một phƣơng tiện chuẩn hoá đa chức năng, đó chính là Media Gateway. Vì NGN có khẳ năng liên kết với các mạng đang tồn tại, nên NGN cung cấp khả năng tƣơng thích với các thiết bị đầu cuối đang tồn tại và các thiết bị mới của NGN. Do đó, các đầu cuối kết nối đến NGN sẽ bao hàm tập các thoại tƣơng tự, các thiết bị đầu cuối ISDN, các thiết bị thoại di động công nghệ tế bào, các thiết bị đầu cuối SIP, Ethernet phone qua PC,… - Dịch vụ hoàn toàn độc lập với phần mạng, cho phép chúng ta có thể độc

lập phát triển các dịch vụ mới mà không cần quan tâm đến phần mạng. Chính vì vậy mà NGN cho phép cung cấp các dịch vụ mới và các dịch vụ đang tồn tại với nhiều cách thức truy nhập đƣợc sử dụng. NGN cung cấp đa dạng các dịch vụ, bao gồm các dịch vụ thời gian thực, và các dịch vụ đa phƣơng tiện khác.

- NGN có sự tách biệt giữa chức năng điều khiển trong vô số các dịch vụ mạng. Với sự tách biệt độc lập này làm cho NGN trở nên mềm dẻo hơn trong việc phát triển những dịch vụ mới.

- Đảm bảo QoS trong suốt từ đầu cuối đến đầu cuối, đặc biệt với các dịch vụ băng rộng. Với công nghệ chuyển mạch gói hỗ trợ QoS nhƣ ATM, IP/MPLS đã đƣa chất lƣợng của NGN vƣợt xa hơn so với mạng gói IP truyền thống.

- NGN luôn đƣợc tăng cƣờng khả năng kiểm soát, tính bảo mật, và độ tin cậy trong khi giảm thiểu các chi phí vận hành.

Công nghệ NGN chính là chiếc chìa khoá để giải mã các công nghệ tƣơng lai, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kinh doanh, cũng nhƣ nhu cầu cung cấp dịch vụ mới của khách hàng. NGN với kiến trúc phân lớp và giao diện mở làm cho NGN trở nên mềm dẻo, vì thế mà nó không phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp thiết bị và các nhà cung cấp mạng.

Chương 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DI TRÚ LÊN NGN

Để có đƣợc một giải pháp phát triển nhịp nhàng từ mạng hiện tại sang kiến trúc mạng NGN là rất quan trọng nhằm giảm thiểu yêu cầu đầu tƣ trong giai đoạn chuyển tiếp, trong khi sớm tận dụng đƣợc những phẩm chất của mạng NGN. Tuy nhiên, bất kỳ bƣớc đi nào trong tiến trình chuyển tiếp này cũng cần phải cân nhắc sao cho dễ dàng hơn trong việc di trú sang NGN dựa trên chuyển mạch gói.

Trong quá trình di trú lên NGN, yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp là phải quan tâm giải quyết đến 3 vấn đề sau:

 Chất lƣợng dịch vụ (QoS) trong mạng NGN.  An ninh an toàn dữ liệu.

 Hiệu quả trong đầu tƣ.

Để có đƣợc một giải pháp hợp lý, cần phải nghiên cứu những giải pháp di trú mà một số hãng viễn thông hàng đầu thế giới đã đƣa ra. Trên cơ sở đó rút ra đƣợc những nguyên tắc cần thiết để xây dựng một giải pháp di trú lên NGN riêng cho từng quốc gia, đơn vị sao cho phù hợp với đều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, đơn vị đó.

2.1 Một số giải pháp di trú từ mạng PSTN sang NGN

Với quá trình phát triển rất nhanh của công nghệ và nhu cầu của thị trƣờng đòi hỏi, các hãng đều đƣa ra những giải pháp của mình đối với thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ trong mạng tƣơng lai. Trong các giải pháp di trú lên NGN thƣờng đƣợc chia làm hai hƣớng: di trú từ mạng dữ liệu lên NGN và di trú từ mạng thoại lên mạng NGN.

2.1.1 Các bước di trú từ mạng PSTN sang NGN của Alcatel

Mục đích của phần này là đƣa ra các bƣớc di trú từ mạng PSTN trên cơ sở kỹ thuật ghép kênh TDM theo hƣớng mạng thế hệ tiếp theo NGN trên chuyển mạch gói. Từ góc độ kinh tế với những tiện lợi trong việc thiết lập và hội tụ mạng hiện tại để di trú đến mạng thế hệ mới NGN. Với góc độ công nghệ, phần này tập trung vào vai trò của cuộc gọi/giao thức báo hiệu phiên, và thời cơ để triển khai các dịch vụ và các ứng dụng qua giao diện mở.

Quan điểm của Alcatel với NGN là:

- Làm rõ sự ngăn cách giữa lớp truy nhập, truyền dẫn, điều khiển và dịch vụ.

- Thao tác giữa các phần, giữa các lớp và tất cả các mạng khác thông qua giao diện mở.

- Điều khiển trong suốt với nhiều công nghệ truyền dẫn (ATM, IP, TDM, FR, …).

- Sử dụng các thành phần của mạng theo chuẩn (Gateways, Softswitches, Application Servers, vv.)

Mạng NGN đang nắm giữ một vai trò quan trọng và đầy hứa hẹn trong việc cung cấp hàng loạt các dịch vụ dữ liệu, dịch vụ đa phƣơng tiện mới mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới và lợi nhuận mới.

Các bước di trú đến NGN về mặt công nghệ:

- Hợp nhất - Consolidation: Tối ƣu hoá mạng PSTN giảm chi phí hoạt động (OPEX). Sự hợp nhất có thể kết hợp với sự lựa chọn những sản phẩm tin cậy cho tƣơng lai để chuẩn bị hƣớng tới NGN (nhƣ Node truy nhập đa dịch vụ với sự tiến hoá của Gateway truy nhập).

- Sự di trú - Migration: Tận dụng và sử dụng lại cơ sở hạ tầng và dịch vụ của mạng PSTN cho việc di trú và quá trình chuyển đổi sang NGN. - Sự thay thế - Replacement: thay thế các thành phần của PSTN với các

thành phần tƣơng ứng với NGN.

Các bƣớc di trú trên còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình của thị trƣờng, mạng thực tế đang tồn tại. Vì vậy kế hoạch cải tiến các mạng có thể đƣợc áp dụng không thể giống nhau [16].

Alcatel đƣa ra giải pháp tổng thể gồm 6 bƣớc phát triển từ mạng viễn thông hiện tại tiến tới mạng NGN nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Mạng PSTN cho thoại và truy nhập Internet. - Bƣớc 2 : Hợp nhất PSTN và hội tụ dữ liệu.

- Bƣớc 3 : Thoại trên công nghệ gói đối với các dịch vụ đƣờng dài.

- Bƣớc 4 : Thoại trên công nghệ gói đối với các dịch vụ truy nhập nội hạt. - Bƣớc 5 : Các dịch vụ đa phƣơng tiện đƣợc triển khai.

- Bƣớc 6 : Mạng viễn thông thế hệ mới NGN hoạt động với đầy đủ các tính năng.

Bước 1: Mạng PSTN cho thoại và truy nhập Internet.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp NGN cho mạng dùng riêng Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 2.07.00 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)