Mô hình kết nối mạng dùng riêng của Bộ Ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp NGN cho mạng dùng riêng Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 2.07.00 (Trang 87 - 90)

Giải pháp di trú trong giai đoạn đầu là sử dụng thiết bị của Nortel với dòng sản phẩm Passport 15000VSS và Passport 7440. Trong đó Passport 15000 dùng cho mạng lõi và Passport 7440 dùng cho mạng truy nhập, Communication server 2000 là thiết bị Softswitch và Universal Signaling Point làm cổng chuyển tiếp báo hiệu. Một số tính năng cơ bản trong giải pháp nhƣ sau:

a- Passport 15000 là thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ, hiệu suất cao và dung lƣợng lớn (40Gb/s), sử dụng cho lớp Core và có thể hoạt động với các hãng truyền thông khác. Trong giải pháp này Passport 15000 sẽ dần thay thế

Tandem/transit. Hệ thống Tandem/transit sẽ đƣợc sử dụng làm hệ thống dự phòng và chia sẻ tải thoại. Giải pháp này đảm bảo QoS trong trƣờng hợp mạng bị quá tải hoặc bị tắc nghẽn, với cơ chế điều khiển và chống tắc nghẽn trong công nghệ ATM. Passport 15000 có khả năng mềm dẻo, có thể tích hợp với các công nghệ khác nhƣ IP, Framerelay, MPLS, TDM, Thoại, video, xDSL, Wireless, SONET/SDH chỉ thêm các Module hỗ trợ này vào Passport. Đây chính là một giải pháp tin cậy và hiệu quả cho ứng dụng thoại qua gói (VoP). Hỗ trợ dịch vụ VPN lớp 2 và lớp 3. Đối với Data dựa vào sự phân loại gói tin, thiết lập CoS, khi tắc nghẽn sẽ ƣu tiên cho các gói tin có mức độ ƣu tiên cao hơn [12][13].

b. Passport 7440 là thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ, đƣợc thiết kế cho các nhà cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp. Passport 7440 thƣờng đƣợc sử dụng làm thiết bị chuyển mạch lớp biên. Sử dụng công nghệ chuyển mạch ATM và hỗ trợ các công nghệ chuyển mạch khác nhƣ IP, Framerelay, MPLS, TDM,…hỗ trợ VPN lớp 2 và lớp 3. Trong giải pháp này Passport 7440 đóng vai trò là một Media Gateway để kết nối với mạng PSTN. Passport 7440 cho phép kết nối mạng PSTN trực tiếp tới mạng gói. Khi lƣu lƣợng từ mạng IP vào mạng ATM, việc thiết lập kết nối giữa 2 mạng này sử dụng công nghệ IP over ATM dựa trên các Router ảo trên PassPort. Passport 7440 đƣợc thiết kế dƣới dạng Module và hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại và số liệu với QoS đảm bảo. Hỗ trợ các loại giao diện kết nối nhƣ Ethernet, Optical, ATM, và các luồng DS1/E1 đến OC-3/STM-1 dễ dàng nâng cấp khi cần[12][13].

c. Communication server 2000 là thiết bị Softswitch, nó bao gồm đặc tính lớp 4 và lớp 5. Communication server 2000 đƣợc xây dựng trên cơ sở phần cứng và phần mềm mở. Hỗ trợ tất cả các giao thức VoP nhƣ H.248, H.323, MGCP, SIP, BICC. Hỗ trợ các loại kết nối có dây và không dây [14].

d. Universal Signaling Point (USP) là cổng chuyển tiếp báo hiệu giữa mạng chuyển mạch kênh và mạng chuyển mạch gói. USP chuyển đổi một cách phù hợp với chuẩn giao thức báo hiệu Internet (IPS7) và cung cấp một cách trong suốt đến Softswitch [14].

Với giải pháp trên đảm bảo:

- Duy trì các kết nối giữa các tandem nhƣ hiện nay, cấu hình cho thoại có đi qua PassPort làm đƣờng dự phòng, hoặc cho chủ yếu qua PassPort, đƣờng nối các tandem chỉ là dự phòng.

- Đáp ứng đầy đủ để triển khai các dịch vụ DNS, E.mail, Web, FTP, Telnet,…

- Có cơ chế xác thực ngƣời dùng, đáp ứng tốt việc kiểm soát UserID, Password và IP Address invalid. Có cơ chế kiểm soát lƣu lƣợng IP nhƣ cảnh báo và ngăn chặn lƣu lƣợng IP lớn đến đột biến hoặc những địa chỉ không có thực đáng ngờ, ngăn chặn tấn công theo kiểu từ chối dịch vụ DoS, DDoS.

- Có khả năng ƣu tiên xử lý theo dịch vụ và ứng dụng, khả năng tổ chức VPN: dựa trên khả năng phân loại lớp 3/lớp 4, khả năng lọc IP, hỗ trợ 2 loại hình IP VPN dựa trên RFC2764 (tối ƣu với mạng lõi ATM) và RFC2547 (tối ƣu với mạng lõi MPLS)

- Có hệ quản trị mạng giúp cho việc vận hành đơn giản, hiệu quả, có thể quản lý từ xa và cấu hình điều khiển từ xa.

- Sử dụng hiệu quả hơn các thiết bị đang tồn tại trong mạng. Các Router lớp lõi cũ đƣợc sử dụng là Router kết nối với mạng LAN Campus.

3.4.2 Giải pháp di trú lên NGN với Công nghệ chuyển mạch MPLS

Hiện nay giải pháp di trú lên NGN với công nghệ chuyển mạch MPLS đang đƣợc quan tâm chú ý bởi chất lƣợng dịch vụ trên nền IP và đây là xu hƣớng tất yếu của hệ thống viễn thông toàn cầu. Song công nghệ này đã không có ƣu thế trong những mạng băng hẹp. Theo một số khuyến cáo thì MPLS chỉ nên áp dụng trong mạng với băng thông tối thiểu tƣơng ứng 01 luồng STM-1 thì mới đảm bảo QoS cho các dịch vụ thời gian thực.

Đối với một số Bộ Ngành mà nhu cầu về dịch vụ thời gian thực không lớn (nhƣ Bộ tài chính, Hệ thống ngân hàng) thì chúng ta có di trú lên NGN theo hƣớng chuyển mạch nền tảng là MPLS. Bởi vì hiện nay giá thuê các luồng STM-1 là rất cao và khó có Bộ Ngành nào có đủ tài chính duy trì những luồng này. Trong thời gian tới cƣớc thuê các đƣờng STM-1 sẽ giảm (Theo nhận định của các nhà cung cấp đƣờng truyền ở Việt Nam). Giải pháp với công nghệ nền tảng MPLS này cũng đƣợc thực hiện với các giai đoạn nhƣ sau:

- Giai đoạn 1: Xây dựng mạng lõi, thay thế Tandem/ Transit bằng chuyển mạch đa dịch vụ. Các tổng đài Tandem sẽ đƣợc sử dụng để làm hệ thống dự phòng, hoặc phân một phần tải thoại sang Tandem. Trong giai đoạn này từng bƣớc xây dựng mạng liên tỉnh (Edge network) kết nối với trung tâm vùng trên cơ sở gói hoá.

- Giai đoạn 2: Từng bƣớc gói hoá mạng truy nhập (Access network), giảm tải cho các tổng đài nội hạt bằng các thiết bị tích hợp và chuyển mạch đa dịch vụ cho các dịch vụ băng rộng. Nâng cấp đƣờng truyền trong mạng lõi và đƣờng truyền từ các tỉnh về trung tâm vùng là đƣờng STM-1, đƣờng truyền từ tỉnh về các địa phƣơng đƣợc nâng cấp lên các luồng E1.

- Giai đoạn 3: Thay thế các tổng đài nội hạt bằng thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ. Gói hoá hoàn toàn mạng truy nhập đến mạng đƣờng trục. Các thiết bị đầu cuối sẽ là các thiết bị sử dụng công nghệ IP hoàn toàn. Đây chính là mục tiêu cuối cùng để hoàn thiện sang NGN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp NGN cho mạng dùng riêng Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 2.07.00 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)