Cấu trúc phần cứng của thiết bị SoftX

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch trong mạng NGN với giải pháp U-SYS của Huawei Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử viễn thông 60 52 70 (Trang 69 - 71)

Thiết bị SoftX cung cấp các giao diện mở và chuẩn.

Nó hỗ trợ nhiều giao thức như : MGCP, H.248, SIP, H.323, SIGTRAN, cũng như các loại báo hiệu của mạng PSTN: SS7, SS5, R2, DSS1 và V5. Do đó SoftX có các kiểu mạng như:

 Sử dụng cả 2 giao thức MGCP và H.248 như giao thức điều khiển các media gateway để kết nối với các IAD, UA, TMG và UMG, và cũng có thể nối trực tiếp với hệ thống thoại MGCP và H.248.

 Sử dụng SIP và SIP-T để làm việc với các softswitch khác và các máy chủ ứng dụng SIP cũng có thể kết nối trực tiếp với hệ thống thoại SIP.

 Sử dụng giao thức H.323 để kết nối với các VoIP gateway và thiết bị điều khiển đa điểm (MCU), và cũng có thể kết nối trực tiếp với hệ thông thoại H.323.

 Nó hỗ trợ V5.2, DSS1 và R2. Khi làm việc cùng thiết bị UMG, SoftX có thể kết nối với các PBX, NAS, các thiết bị truy nhập và BSC.

 Nó sử dụng MTP, TUP, ISUP để nối với các SP và STP trong mạng SS7. Khi làm việc với TMG và UMG, SoftX có thể cung cấp các luồng thoại kèm báo hiệu No. 7 để làm việc với tổng đài PSTN.

 Sử dụng báo hiệu lớp SCCP, TCAP, INAP, MAP to để cung cấp chức năng chuyển mạch(SSF) vì thế SoftX cũng có thể dùng như một SSP trong mạng IN truyền thống hay mạng thông minh mới.

 Nó sử dụng các bản tin chuyển vận lớp 2 (M2UA) để nối với một TMG hay UMG để đóng vai trò gateway báo hiệu.

 Nó vận chuyển bản tin trên lớp UDP qua mạng chuyển đổi địa chỉ (STUN) để truy nhập mạng doanh nhiệp thông qua thiết bị NAT.

 Sử dụng giao thức SNMP và giao diện ngôn ngữ MML để truy nhập vào thiết bị NMS.

 Sử dụng giao thức FTP, giao thức truy nhập vàquản lý truyền file (FTAM) để giao tiếp với trung tâm tính cước.

SoftX Dung lƣợng lớn và khả năng tích hợp

Phiên bản SoftX3000 có cấu trúc phần cứng module, khả năng xử lý dung lượng lớn và dung lượng lớn trong các phân cấp:

Mỗi module xử lý dịch vụ (FCCU) có khả năng:

 Dung lượng xử lý lớn nhất trong giờ cao điểm (BHCA) là 400.000/1 module

 9000 luồng thoại TDM tương ứng với 50000 thuê bao Với cấu hình đầy đủ, SoftX3000 hỗ trợ:

 40 module xử lý

 BHCA là 16.000.000

 360,000 luồng thoại TDM tương ứng với 2.000.000 thuê bao Đặc tính tích hợp của SoftX3000 thể hiện ở:

 Trong cấu hình đầy đủ, chỉ cần có 5 tủ.

 Tổng điện năng tiêu thụ nhỏ hơn 12 kW.

3.1.1.4. Lớp quản lý dịch vụ

Lớp quản lý dịch vụ cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và hỗ trợ hoạt động. Thành phần . iManager-N2000 của lớp quản lý dịch vụ, được phát triển trên nền tảng quản lý thống nhất của công ty Huawei, nó bao gồm gồm:

 iOSS (làm nhiệm vụ hệ thống hoạt động tích hợp): nó gồm hệ thống quản trị mạng (NMS) làm nhiệm vụ chỉ huy quản lý tập trung các thành phần của NGN, và hệ thống tính cước tích hợp.

 Policy server: quản lý các chính sách của thuê bao như danh sách truy nhập (ACL), băng thông, lưu lượng và QoS.

 Location server: quản lý định tuyến giữa 2 chuyển mạch mềm. Nó chỉ ra khả năng đến của các đích cuộc gọi và đảm bảo hiệu quả của định tuyến cuộc gọi. Nó chống khả năng vượt cỡ và không thực tế của bảng định tuyến, cũng như làm đơn giản hóa định tuyến

 Media resource server (MRS6000): tạo ra các luồn phương tiện trong dịch vụ cơ bản và dịch vụ nâng cao. Dưới sự điều khiển của thiết bị SoftX3000, MSR6000 cung cấp nguồn tài nguyên ở mức trung bình cho mạng chuyển mạch gói.

MRS600 dùng công nghệ gói và loại bỏ quá trình mã hóa/ giải mã từ TDM tới IP, tạo ra dòng dữ liệu trung bình chất lượng cao trên mạng IP

 Video server: Đặt lịch và quản lý các hội họp hình ảnh và cung cấp các cuộc họp hình ảnh tới các người dung trên mạng NGN

Thành phần IN (TELLIN Intelligent Network System) cung cấp các thành phần:  Máy chủ ứng dụng: tạo ra và quản lý các logic của các dịch vụ gia tăng và dịch

vụ mạng thông minh(IN), cung cấp một nền tảng cho bên thứ 3 phát triển dịch vụ thông giao diện APIs mở. Máy chủ ứng dụng là kết quả của việc tách biệt dịch vụ từ điều khiển cuộc gọi. Nó mở rộng khả năng phát triển các dịch vụ phụ trợ.  Service control point (SCP): là thành phần lõi của IN truyền thống, nơi mà được

sử dụng để lưu trữ dư liệu thuê bao và logic của dịch vụ. SCP khởi tạo một logic cơ bản trên báo cáo cuộc gọi từ chuyển mạch dịch vụ (SSP), truy vấn cơ sở dữ liệu của dịch vụ và thuê bao để khởi tạo logic của dịch vụ. Nó gửi các hướng dẫn khởi tạo cuộc gọi cần thiết tới SSP trong hành động tiếp theo do đó tạo ra nhiều cuộc gọi thông minh.

3.2. Cấu trúc phần mềm

Hệ thống phần mềm của U-SYS bao gồm hệ điều hành và một loạt các dòng tác vụ (task),

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch trong mạng NGN với giải pháp U-SYS của Huawei Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử viễn thông 60 52 70 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)