Công nghệ VoIP - truyền thoại trên mạng IP - phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các chuẩn và mô hình báo hiệu khác nhau trong mạng VoIP lần lượt được sử dụng bắt đầu từ H323 đến SIP và MGCP. Mạng NGN kế thừa, tiếp tục sử dụng các chuẩn này. Trong mạng NGN các cuộc gọi thoại đều là các cuộc gọi VoIP. Các ứng dụng liên quan tới Video cũng có thể sử dụng các chuẩn này.
2.2.2.1. Báo hiệu theo giao thức H.323
a, Giới thiệu chung
Khi đề cập đến thoại IP, tiêu chuẩn Quốc tế thường được nhắc tới là H.323. Được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996, khuyến nghị này hiện đang là một bản chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản cho các sản phẩm thoại qua IP. Tuy vậy, khuyến nghị H.323 được đưa ra một cách rất chung chung, vì thế nó ít được coi là tiêu chuẩn cụ thể. Khuyến nghị này chỉ đưa ra yêu cầu về “giao diện mạng gói” tại các thiết bị đầu cuối.
Theo định nghĩa của ITU-T cho H.323: “Hệ thống truyền thông đa phương tiện dựa trên công nghệ gói”. Người ta hy vọng rằng các mô hình truyền thông đa phương tiện này có thể hỗ trợ cho ngành viễn thông trong các ứng dụng video như teleconferencing và data-conferencing hoặc truyền file. Mặc dù H.323 có nhiều công dụng, nhưng mối quan tâm chính của mọi người đối với khuyến nghị này là khả năng Audio để thực hiện thoại IP. Đặc tính đa phương tiện toàn diện của H.323 hầu như chỉ được sử dụng vào một trong những ứng dụng cơ bản nhất là thoại.
b, Cấu trúc H.323
VoIP chỉ sử dụng một phần cấu trúc của H.323, tuy nhiên tốt nhất ta xem xét cấu trúc H.323 một cách hoàn chỉnh trước khi tiến hành phân tích một phần H.323 sử dụng trong mạng VoIP. Cấu trúc H.323 có thể được sử dụng một cách thông dụng ở mạng
H.245 Q.931 RAS SIP MGCP RTP RTCP RTSP Audio/Video UDP TCP IP H.225 H.323
Báo hiệu và điều khiển cuộc gọi
Báo hiệu và điều khiển cổng
LAN hoặc mạng gói diện rộng. Bất kỳ một mạng gói không tin cậy (không có đảm bảo về chất lượng dịch vụ), hoặc có độ trễ cao đều có thể được sử dụng cho H.323.