Năm Tổng số khách Số khách phải xếp hàng % Số khách phải xếp hàng/Tổng số khách Số khách thuộc diện ưu tiên Số khách phải kiểm tra thêm Số khách không đủ điều kiện XNC Hệ số sử dụng bục 2016 677 0 0% 8 43 2 0,376 2017 849 0 0% 8 77 4 0,565 2018 972 0 0% 13 79 2 0,666 2019 1.029 3 0,29% 13 115 4 0,745 2020 1.258 94 7,47% 15 116 3 0,784 2021 1.424 126 8,85% 10 110 3 0,852 2022 1.660 348 20,96% 24 123 8 0,911 2023 1.958 594 30,34% 26 125 0 0,955 2024 2.179 1.005 46,12% 19 138 7 0,963 2025 2.569 1.478 57,53% 36 152 5 0,968 2026 2.936 1.517 51,67% 30 129 6 0,973 2027 3.274 1.819 55,56% 35 125 5 0,980 2028 3.762 2.397 63,71% 44 130 7 0,986 2029 4.287 2.878 67,13% 53 126 4 0,990 2030 5.103 3.744 73,37% 63 135 2 0,990
Như vậy, với 96 bục làm thủ tục kiểm soát XNC hiện tại và yêu cầu là tối đa có 50% số khách phải xếp hàng để đợi được làm thủ tục XNC, sân bay quốc tế Nội Bài có thể đáp ứng yêu cầu đến năm 2034, sau đó phải thực hiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng thêm số bục kiểm soát XNC, đồng nghĩa với việc bổ sung thêm nhân sự để đáp ứng yêu cầu công tác.
4.6. Đánh giá kết quả mô phỏng
Chương trình mô phỏng cho ta các thông số chi tiết mà ta không tính toán được theo lý thuyết toán học thông thường như số lượng khách hàng phải xếp hàng để đợi được làm thủ tục, số khách hàng phải kiểm tra thêm, số khách hàng không đủ điều kiện XNC, hệ số sử dụng bục, hệ số sử dụng hàng đợi,... Các thông số này giúp ta hình dung hoạt động của hệ thống kiểm soát XNC tại sân bay quốc tế Nội Bài gần với thực tế và trực quan hơn.
Căn cứ trên kết quả thống kê, ta thấy cần bố trí ít nhất 23 cán bộ tại thời điểm có lưu lượng khách trung bình và ít nhất 36 cán bộ tại thời điểm có lưu lượng khách đông để đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra. Theo đó, Ban Chỉ huy Công an cửa khẩu Nội Bài có thể tính toán bố trí số lượng cán bộ đi làm hợp lý theo từng ca và từng thời điểm.
Ngoài ra, có thể sử dụng chương trình để mô phỏng hoạt động của sân bay quốc tế Nội Bài với số lượng khách hàng tăng trưởng theo thống kê là 15%/năm để dự báo tăng trưởng, giúp Ban Chỉ huy Công an cửa khẩu Nội Bài có thể lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị bổ sung thiết bị cũng như bổ sung nhân lực để đáp ứng yêu cầu công tác trong tương lai.
Chương 5 KẾT LUẬN
Đối với các hệ thống hàng đợi hay còn gọi là hệ thống phục vụ đám đông thì điều mà chúng ta cần quan tâm nhất đó là đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống, cũng như dự báo được sự phát triển của hệ thống để có được các hoạch định cũng như các chiến lược đầu tư phát triển phù hợp. Lý thuyết hàng đợi sẽ cho chúng ta câu trả lời cho các băn khoăn đó. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các công cụ mô phỏng chuyên dụng thì công việc này càng trở nên đơn giản hơn nhiều.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết hàng đợi (lý thuyết phục vụ đám đông) và các công cụ mô phỏng đến tiến hành thực nghiệm trên bài toán thực tế với các đầu vào khác nhau, cuối cùng dựa vào các kết quả đạt được đưa ra các đánh giá và bài học cụ thể. Luận văn đã làm rõ được các nội dung sau:
- Đưa ra cở sở lý thuyết về hệ thống hàng đợi: mô hình, tham số, các quy luật liên quan đến trạng thái của hệ thống hàng đợi, một số phân phối xác suất quan trọng, một số mô hình hàng đợi cơ bản, hướng tiếp cận các công cụ mô phỏng áp dụng vào những bài toán cụ thể trong thực tế.
- Nghiên cứu ngôn ngữ mô phỏng GPSS: nêu được cơ sở lí thuyết, định nghĩa, cấu trúc của ngôn ngữ GPSS. Đồng thời giới thiệu một trong những công cụ hỗ trợ ngôn ngữ này: GPSS World Student Version – phiên bản được cung cấp miễn phí nhằm phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.
- Áp dụng ngôn ngữ GPSS vào bài toán thực tiễn, đã phân tích và so sánh kết quả mô phỏng với kết quả tính toán trên lý thuyết, từ đó rút ra bài học.
Qua các kết quả đạt được như trên có thể đưa ra các kết luận, hạn chế và kiến nghị sau:
5.1. Kết luận
Luận văn không những đã trình bày khái quát các kiến thức cơ bản về lý thuyết hệ thống hàng đợi, mà còn giới thiệu công cụ mô phỏng rất hiệu quả là GPSS World và ngôn ngữ mô phỏng GPSS. Đồng thời, đưa ra ví dụ minh họa cho việc áp dụng công cụ này vào giải bài toán hàng đợi thực tế, đưa ra các so sánh, đánh giá và dự báo nhu cầu trong tương lai. Qua đó, có thể thấy được sự hữu ích của việc sử dụng các công cụ mô phỏng vào giải quyết các bài toán thực tế. Mặt khác, có thể vận dụng công
cụ mô phỏng đã được giới thiệu trong luận văn vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống, cũng như dự báo sự phát triển của hệ thống đang quản lý hay đang vận hành, để có thể đưa ra được các quyết định quản lý một cách hợp lý, kịp thời và đúng đắn.
5.2. Hạn chế và kiến nghị
Bên cạnh những nghiên cứu đạt được, do hạn chế về mặt thời gian, tài liệu và kiến thức, luâ ̣n văn vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Luận văn mới chỉ xây dựng được chương trình để mô phỏng hoạt động kiểm soát XNC của sân bay quốc tế Nội Bài với phân phối xác suất thông thường, chưa hoàn toàn sát với thực tế như: mật độ hành khách đến làm thủ tục kiểm soát xuất cảnh và làm thủ tục kiểm soát nhập cảnh có phân bố khác nhau, mật độ hành khách tại các thời điểm khác nhau trong năm có sự khác nhau (tăng cao vào các dịp lễ, Tết, mùa du lịch,…)
- Luận văn chưa tìm hiểu được hết tất cả các ứng dụng của ngôn ngữ mô phỏng GPSS trong các bài toán thực tiễn khác.
Để khắc phục các hạn chế đó, trong tương lai luâ ̣n văn s ẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các công cụ mô phỏng khác và áp dụng lý thuyết bài toán hàng đợi, ngôn ngữ GPSS vào những bài toán mang tính thực tiễn khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Lê Quang Minh, Phan Đăng Khoa (2010), “Công cụ GPSS cho bài toán mô phỏng các hệ thống phục vụ đám đông”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp ĐHQGHN, Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[2] Lê Quang Minh, Phan Đăng Khoa, Nguyễn Thế Tùng, Nghiêm Thị Hoa (2015), “Nghiên cứu mô phỏng các hệ thống hàng đợi” – Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia lần thứ VIII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công Nghệ thông tin (FAIR), Hà Nội 2015;
Tiếng Anh
[3] JOHN A. GUBNER (2006) “Probability and Random Processes for Electrical and Computer Engineers”, the United States of America by Cambridge University Press, New York.
[4] Robert B.Cooper (1981) “Introduction To Queueing Theory”, Elserier North Holland.
[5] Raj Jain (2008) “Introduction To Queueing Theory”, Washington University in Saint Louis.
[6] John D.C. Little and Stephen C. Graves, “Little's Law”. [7] William Stallings (2000), “Queuing Analysis”.
[8] Ivo Adan and Jacques Resing (2002), “Queueing Theory”, Department of Mathematics and Computing Science, Eindhoven University of Technology, P.O. Box 513, 5600 MB Eindhoven, The Netherlands
[9] Dr. János Sztrik, “ Basic Queueing Theory”, University of Debrecen, Faculty of Informatics University of Debrecen Faculty of Informatics.
[10] Andreas Willig (1999) “A Short Introduction to Queueing Theory”, Technical University Berlin, Telecommunication Networks Group.
[11] “GPSS World reference manual” (2000), Minuteman Software. P.O. Box 131. Holly Springs, NC 27540-0131 U.S.A.
[12] Alan Pilkington, Royal Holloway(2005), “GPSS – Getting Started”, University of London.
[13] “GPSS World Tutorial Manual” [14] http://www.minutemansoftware.com